Vấn đề tái cấu trúc hệ thống ngân hàng Việt Nam và hoạt động mua lạ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Hoạt động mua lại và sáp nhập tại các ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 31)

li và sáp nhp ngân hàng thương mi

Vào đầu năm 2012, hệ thống các ngân hàng thương mại Việt Nam đã bắt đầu quá trình tái cơ cấu theo Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 - 2015" (theo Quyết định số 254/QÐ-TTG ngày 1/3/2012 của Thủ tướng Chính phủ). Đề án đã đưa ra các mục tiêu chung đến năm 2020 và các mục tiêu cụ thểđến năm 2015, xác định rõ các quan điểm, định hướng, giải pháp và lộ trình thực hiện tái cơ cấu các tổ chức tín dụng (TCTD) Việt Nam trong giai đoạn 2011-2015. Riêng đối với các NHTM, đề án chia các ngân hàng thành 02 nhóm đối tượng : NHTM Nhà nước và NHTM cổ phần, trong đó NHTM cổ phần lại được chia thành 03 nhóm: nhóm ngân hàng lành mạnh, nhóm ngân hàng thiếu thanh khoản tạm thời và nhóm ngân hàng yếu kém. Trên cơ sở đó, đề án cũng đã đưa ra các định hướng và giải pháp tái cơ

cấu khác nhau đối với từng nhóm ngân hàng.

Có thể thấy rằng Việt Nam đang có cách tiếp cận chủ động trong tái cấu trúc hệ thống ngân hàng nhằm đảm bảo đạt được các mục tiêu một cách hiệu quả nhất trong điều kiện chưa có nguy cơ khủng hoảng hay suy thoái nghiêm trọng. Tuy nhiên, xét trên giác độ lý luận và thực tiễn, vẫn còn nhiều vấn đề có liên quan hoạt động M&A NHTM như đối tượng, biện pháp, lộ

trình, những khó khăn, thách thức và các nhân tố ảnh hưởng trong quá trình tái cấu trúc cần phải được nghiên cứu, bổ sung và cụ thể hóa.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Hoạt động mua lại và sáp nhập tại các ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)