Phương pháp tích hợp bản đồ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xác lập cơ sở khoa học đánh giá tính dễ bị tổn thương do lũ lụt lưu vực sông Vu Gia Thu Bồn phục vụ quy hoạch phòng chống thiên tai (Trang 45)

Bản đồ được hiểu như là một lớp thông tin đã được chuẩn hóa, phản ánh tính phân bố theo không gian các lớp thông tin được nhận từ bản đồ chủ yếu là các thông tin về điều kiện tự nhiên. Trong các bản đồ sử dụng để đánh giá tính dễ bị tổn thương thì bản đồ hiện trạng sử dụng đất được coi trọng hơn cả, bởi vì: (1) nó chính là kết quả tác động tương hỗ giữa các hợp phần tự nhiên khác, (2) nó là yếu tố biến động lớn nhất theo chuỗi thời gian.

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, phương pháp hệ thống thông tin địa lý (GIS) ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong việc thành lập và tích hợp các bản đồ số, nhanh chóng mang lại những kết quả khách quan và chính xác.

Tính dễ bị tổn thương trong [71] được xác định thông qua các tiêu chí như: độ phơi nhiễm, tính nhạy, khả năng chống chịu phản ánh các đặc tính tự nhiên, kinh tế - xã hội hoặc chi tiết đến các yếu tố phản ánh tính trạng tổn thương trong các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, thủy sản,… [44].

Tính tổn thương được đánh giá dựa trên các tiêu chí, các nhóm yếu tố đã được lựa chọn, là sự tích hợp các bản đồ được thành lập riêng cho từng tiêu chí: nguy cơ ngập lụt, độ phơi nhiễm, tính nhạy và khả năng chống chịu. Các giá trị tích hợp là tổng đại số của các tiêu chí trên từng điểm đại diện cho từng ô lưới, tùy theo tỷ lệ bản đồ được thành lập (Hình 2.1).

Cơ sở dữ liệu các hợp phần tự nhiên được thể hiện dưới dạng bản đồ là những đặc trưng có tính ổn định theo thời gian, sự tích hợp chúng là bức tranh đầy đủ nhất về tính dễ bị tổn thương của lưu vực, đặc biệt xét theo tiêu chí độ phơi nhiễm và tính nhạy. Với ưu điểm mang tính khái quát cao, phương pháp tích hợp bản đồ đã bổ sung một cách có hiệu quả khi kết hợp với các thông tin thu thập từ phiếu điều tra xã hội học. Nếu như các thông tin từ phiếu điều tra là phản ánh thực tế tại một

42

điểm điều tra cụ thể thì với sự hiện diện của các thông tin trên bản đồ sẽ cho phép nhân rộng các đặc tính đó từ điểm thành diện, có nghĩa chúng ta có thể khoanh vùng các khu vực đồng nhất tương đối về mức độ dễ bị tổn thương.

Hình 2.1: Hình ảnh minh họa phương pháp tích hợp bản đồ theo sơ đồ khối đánh giá tính dễ bị tổn thương lũ lụt

Ưu điểm của phương pháp là thu thập được nhiều thông tin (đặc biệt là tự nhiên), tuy nhiên các thông tin này không đồng nhất (phương pháp, tỷ lệ, khác nhau…) do đó, nên áp dụng phương pháp cũng chỉ để bổ sung số liệu. Kết quả của bản đồ thành phần tự nhiên là tồn tại khách quan ngoài ý muốn của con người, tuy nhiên tính dễ bị tổn thương lại phụ thuộc vào chính bản thân đối tượng nghiên cứu. Do vậy, chỉ sử dụng phương pháp này để đánh giá tính dễ bị tổn thương cho một lưu vực cụ thể là chưa trọn vẹn, vì thiếu sự tác động của yếu tố kinh tế - xã hội lên hệ thống.

Do đó, đối với bài toán luận án đang xét thì hai phương pháp trên chủ yếu phục vụ để thu thập thông tin, số liệu phục vụ cho việc đánh giá tính dễ bị tổn thương. Hơn nữa do việc thu thập thông tin để xác định 4 tiêu chí thường không đồng nhất (quy mô, thứ nguyên, vv..) cho nên các nhà nghiên cứu đã đề xuất tính toán tính dễ bị tổn thương thông qua chỉ số.

43

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xác lập cơ sở khoa học đánh giá tính dễ bị tổn thương do lũ lụt lưu vực sông Vu Gia Thu Bồn phục vụ quy hoạch phòng chống thiên tai (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(183 trang)