Xây dựng, thu thập và xử lý phiếu điều tra

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xác lập cơ sở khoa học đánh giá tính dễ bị tổn thương do lũ lụt lưu vực sông Vu Gia Thu Bồn phục vụ quy hoạch phòng chống thiên tai (Trang 92)

a. Phân loại các số liệu cần thu thập

Thu thập số liệu là một quá trình tìm kiếm các thông tin được khái quát hóa để có thể áp dụng vào một nghiên cứu cụ thể. Để làm được điều này cần phải xác định được loại số liệu và nguồn có thể thu thập được. Từ đó sẽ đưa ra được những phương pháp thích hợp khi thu thập và đảm bảo số liệu đáng tin cậy [21].

Nghiên cứu này đã chia thành 2 nhóm thông tin cần thu thập đó là: nhóm thông tin định lượng và nhóm định tính. Với nhóm thông tin định lượng thì nguồn thu thập tại xã/phường đảm bảo tính tin cậy và cập nhật của số liệu, các số liệu đó chủ yếu là những thông tin về kinh tế - xã hội. Nhóm thông tin mang tính định tính chủ yếu tập trung vào tính nhạy và khả năng chống chịu lũ của người/hộ dân cũng như khả năng hỗ trợ của các cơ quan chức năng, đoàn thể đã đáp ứng được gì so với nhu cầu cần sự hỗ trợ của người dân,...

b. Phát triển và hoàn thiện bộ câu hỏi

Bộ câu hỏi có thể được coi là ”linh hồn” của các biến và các thành phần của mỗi tiêu chí. Từ ngôn ngữ khoa học của các biến được phát triển thành ngôn ngữ phổ thông có cùng ý nghĩa để cả người hỏi và người trả lời có thể hiểu và đảm bảo

89

câu trả lời đúng với tư tưởng của câu hỏi và đúng với biến cần thu thập. Vì vậy bộ câu hỏi được xây dựng và phát triển một cách đơn giản, ngắn gọn, dễ hiểu và đầy đủ ý (có xét đến ngôn ngữ địa phương). Các câu trả lời (câu hỏi định tính) được xây dựng phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương và thống nhất trong tất cả các câu hỏi để thuận tiện và hợp lý cho việc gán giá trị về định lượng khi xử lý [2].

Với các biến là định lượng thì phát triển bộ câu hỏi đơn giản và câu trả lời cần đạt được là con số chính xác, chủ yếu dành cho cán bộ xã/phường, dạng câu hỏi như: phần trăm, số lượng, tỷ lệ,...

Với các biến là định tính thì phát triển bộ câu hỏi sao cho hướng câu trả lời vào trọng tâm và đúng mục đích. Câu hỏi được xây dựng dạng trắc nghiệm đã có các phương án trả lời chủ yếu dành cho người dân/hộ dân, các câu hỏi dạng như: mức độ, như thế nào, chất lượng,...

Ngoài các câu hỏi phục vụ xác định giá trị các biến còn xây dựng một số câu hỏi nhằm lấy ý kiến của người/hộ dân, chính quyền/người quản lý để xác định trọng số (nếu cần) cho các thành phần được hỏi. Ví dụ, ”Trong các yếu tố độ sâu ngập lụt, thời gian ngập lụt và tốc độ dòng chảy lũ thì yếu tố nào là gây hậu quả nghiêm trọng nhất đối với gia đình ông/bà (câu trả lời mức độ giảm dần của yếu tố)”. Đồng thời có một số câu hỏi nhằm kiểm định kết quả tính toán chỉ số tổn thương. Ví dụ như câu hỏi xác định giá trị thiệt hại trong năm của xã/phường.

Để bộ câu hỏi được hoàn chỉnh và đảm bảo tính khoa học và thực tiễn cần tiến hành khảo sát thí điểm từ đó thay đổi, sửa chữa, bổ sung và hiệu chỉnh. Trong quá trình thu thập có những tình huống, thông tin mới xuất hiện, có những câu hỏi chưa phù hợp, câu trả lời không đúng mục đích...Ngoài ra, vai trò của người thực hiện phỏng vấn là rất quan trọng để chuyển tải nội dung các câu hỏi (dạng văn viết) thành câu chuyện (dạng văn nói), ngôn ngữ địa phương, phong tục, tập quán...cần được tập huấn và thực hành thuần thục. Nội dung mẫu phiếu điều tra được trình bày chi tiết trong phụ lục 1-2.

90

Bộ phiếu điều tra đã được hoàn chỉnh vẫn chưa đảm bảo việc thu thập được tốt nhất, để có được kết quả tốt thì phương pháp điều tra là một yếu tố không thể coi nhẹ. Lấy phiếu điều tra xã hội học không phải là lấy tất cả người/hộ dân của tất cả các địa phương mà là lấy đại diện. Vậy, có hai vấn đề chính cần quan tâm đối với cách lấy phiếu là đại diện theo không gian (nơi lấy) và đại diện theo đối tượng (người/hộ dân) sao cho kết quả thu được mang ý nghĩa thống kê cho lưu vực nghiên cứu là tốt nhất [21].

Lựa chọn vùng (xã/phường) để lấy phiếu đã được xác định từ trước dựa vào bản đồ ngập lụt đã được xây dựng, bản đồ vết lũ, thông tin kinh tế - xã hội các xã. Dựa vào các thông tin chính này tiến hành xác định những vùng (xã/phường) có thể đại diện cho các xã/phường khác có tính chất tương đồng về kinh tế - xã hội để lấy phiếu. Ngoài ra sẽ lấy phiếu tại các địa phương có mức độ ngập lớn, thường xuyên có lũ. Đối với khu vực được lựa chọn thì yêu cần là số phiếu cần phải được phân đều theo không gian.

Lựa chọn đối tượng là người/hộ dân để tiến hành phỏng vấn thì đòi hỏi điều tra viên có tầm quan sát và linh hoạt đảm bảo đối tượng được hỏi bao gồm cả hộ giàu, hộ khá giả, hộ nghèo, người làm nghề nông nghiệp, người là công nhân viên chức,...và đảm bảo người/hộ được hỏi phải sống ở địa phương lâu năm (đảm bảo đã trải qua nhiều trận lũ). Danh sách và sơ đồ lấy phiếu điều tra thể hiện ở phụ lục 3-4.

d. Xử lý dữ liệu thông tin phiếu điều tra:

Trong nội dung bộ phiếu điều tra các câu trả lời của người dân được hỏi đã được thiết kế các phương án trả lời từ mức độ tổn thương thấp đến mức độ tổn thương cao và gán giá trị từ 1-5 (5 là mức tổn thương cao nhất). Bộ câu hỏi dành cho người dân được thiết kế với 39 câu, Bộ câu hỏi dành cho cán bộ chính quyền xã được thiết kế gồm 15 câu. Các câu trả lời không chỉ được sử dụng làm giá trị của các chỉ số mà còn dùng để xác định trọng số và làm giá trị kiểm nghiệm giá trị tính dễ bị tổn thương.

91

trả lời của người dân. Từng phiếu được nhập và xử lý sau đó tính trung bình cho toàn xã.

Sau khi các số liệu đã được thu thập đầy đủ sẽ tiến hành xử lý mẫu phiếu và xác định giá trị các biến:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xác lập cơ sở khoa học đánh giá tính dễ bị tổn thương do lũ lụt lưu vực sông Vu Gia Thu Bồn phục vụ quy hoạch phòng chống thiên tai (Trang 92)