Một số trận lũ lớn trên lưu vực sông Vu Gia-Thu Bồn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xác lập cơ sở khoa học đánh giá tính dễ bị tổn thương do lũ lụt lưu vực sông Vu Gia Thu Bồn phục vụ quy hoạch phòng chống thiên tai (Trang 77)

- Trận lũ lịch sử từ 4-10/XI/1964 do 2 cơn bão đổ bộ vào liên tiếp trong ngày 4/XI (Iris vào Qui Nhơn) và ngày 8/XI (Joan vào Tuy Hòa), kết hợp với không khí lạnh đã gây ra mưa lớn trên lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn.

Theo số liệu quan trắc, trận lũ XI/1964 là trận lũ lớn nhất ở hạ lưu sông Thu Bồn - Vu Gia và nhiều sông ở Trung Trung Bộ. Mực nước đỉnh lũ sông Vu Gia tại Ái Nghĩa đạt tới 10,56m, trên báo động III (BĐIII) là 1,76m; tại Cẩm Lệ: 4,40m, trên BĐIII: 2,70m; trên sông Thu Bồn tại Câu Lâu đạt tới 5,48m, trên BĐIII là 1,78m; tại Hội An: 3,40m, trên BĐIII: 1,70m. Đây là trận mưa lũ rất lớn về cường độ lũ, thời gian lũ lớn kéo dài và lại xảy ra trên diện rộng nhiều tỉnh, từ Thừa Thiên

74

Huế đến Ninh Thuận. Trên các hệ thống sông Vu Gia, Thu Bồn, Tam Kỳ tỉnh Quảng Nam, xuất hiện lũ lịch sử lớn nhất ở hạ lưu từ khi có quan trắc đến nay. Trận lũ này đã gây ngập lụt nghiêm trọng, ngập sâu toàn bộ đồng bằng ven biển Vu Gia - Thu Bồn. Diện ngập trên 35000 ha. Độ sâu ngập lụt trung bình 1,5m, nhiều nơi ngập sâu trên 3m, ngay trên các đường quốc lộ 1A và đường sắt Bắc Nam cũng có nơi ngập sâu gần 1m, thành phố Đà Nẵng, hầu như bị ngập trong nước.

- Trận lũ từ 10-13/XI/1990 do ảnh ưởng cơn bão số 9 vào Nha Trang - Tuy Hòa kết hợp với không khí lạnh, gây mưa lớn ở trung thượng lưu Thu Bồn. Lượng mưa từ 10 - 13/XI/1990 khoảng 500 - 600mm ở miền núi và 250 - 300mm ở đồng bằng. Đỉnh lũ tại Câu Lâu đạt 4,37 m, thời gian duy trì trên BĐIII tại Câu Lâu trong 32 giờ, tại Giao Thủy: 21 giờ, tại Ái Nghĩa: 31 giờ. Trận lũ năm này có tần suất khoảng 10% nhưng ngập lụt nhiều ngày do 2 đợt lũ lớn, từ 13-16/X và từ 11-13/XI, lũ lên trùng với kỳ triều cường nên vùng ngập có diện tích lớn. Diện ngập lụt tháng X, XI/1990 rộng trên 20 nghìn ha, bao trùm toàn bộ đồng bằng sông Vu Gia - Thu Bồn với mức ngập trung bình 2 - 2,5m và sâu nhất 3 – 4m, nhưng diện ngập ở mức tương đương…Thời gian ngập ở các vùng dân cư thường từ 6h đến 48h, ở đồng ruộng có thể kéo dài 2 - 3 ngày, còn ở vùng ven biển xấp xỉ 1 ngày.

- Trận lũ 18-22/XI/1998 do một đợt mưa lớn trên diện rộng từ Thừa Thiên Huế đến Bình Thuận và cao nguyên Nam Trung Bộ đã làm cho hầu hết các sông trong khu vực xuất hiện lũ từ BĐII đến trên BĐIII. Trên hệ thống sông Vu Gia 0 Thu Bồn đã xuất hiện đợt lũ đặc biệt lớn theo kết quả điều tra, khảo sát cho thấy tình hình ngập lụt của năm 1998 là hết sức nặng nề, với độ sâu ngập trung bình từ 1 – 4 m tùy từng khu vực nhưng nơi sâu nhất ngập tới 4.7m (Đàn Thượng - Tiên Lập). Khu vực ngập chủ yếu là vùng kẹp giữa hai sông Thu Bồn và Vu Gia phần dưới Giao Thuỷ (sông Thu Bồn) và ngã ba sông Cà Răng - Vu Gia. Diện tích vùng ngập trên 2km kéo dài và mở rộng về phía hạ lưu đến các cồn cát ven biển thuộc huyện Điện Bàn, Duy Xuyên, Hoà Vang.

- Trận lũ 1-6/XI/1999 do ảnh hưởng của không khí lạnh có cường độ mạnh và đới gió đông đang phát triển từ tầng thấp đến trên 5000m kết hợp với hoạt động có

75

cường độ rất cao của dải hội tụ nhiệt đới có trục đi qua Nam bộ trong các ngày 1- 4/XI và của áp thấp nhiệt đới đổ bộ vào nam Trung Bộ chiều tối 5/XI. Từ ngày 1 - 6/XI ở hầu hết các nơi thuộc các tỉnh Trung bộ và Tây nguyên đã có mưa to, mưa rất to nhiều nơi có lượng mưa đặc biệt lớn (chưa từng có trong lịch sử quan trắc mưa ở nước ta) với cường suất mưa rất lớn gây nên lũ lịch sử hoặc lũ đặc biệt lớn, tương đương với lũ lịch sử ở nhiều sông trong đó có hệ thống sông Vu Gia -Thu Bồn. Đây là đợt mưa lớn hiếm thấy trong vòng 50 năm trở lại đây, lượng mưa 24h hầu hết các nơi trên lưu vực đạt 450 - 500mm, cường độ mưa nhiều nơi đạt từ 50 - 80mm/h. Chỉ tính riêng lượng mưa trong 6 ngày đã chiếm tới 70 - 80% lượng mưa trung bình cả mùa mưa.

Một số nơi ngập sâu như: Huyện Hoà Vang bị ngập sâu từ 1- 3m, sân bay quốc tế Đà Nẵng bị ngập tới 1.5m làm sân bay phải đóng cửa từ 7h/3/11 đến 6h/4/11; ở Quảng Nam hầu hết các huyện đồng bằng như Đại Lộc, Điện Bàn, Duy Xuyên, Hội An và vùng phía đông các huyện Thăng Bình, Quế Sơn độ sâu ngập từ 2 - 4m, hầu hết các tuyến giao thông trong tỉnh bị ách tắc, quốc lộ 1A nhiều đoạn ngập sâu từ 1 - 2m. Đợt lũ lớn nhất năm 1999 có những đặc điểm phức tạp và ác liệt hơn trận lũ 1998, mực nước lũ nhiều nơi cao hơn mực nước cao nhất năm 1998 nên độ sâu ngập lớn hơn và diện ngập rộng hơn.

- Trận lũ 10-13/XI/2007, trong vòng hơn 1 tháng (từ đầu tháng X đến giữa tháng XI), trên hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn đã liên tiếp xảy ra 5 đợt lũ lớn, đặc biệt lớn; lũ chồng lên lũ, gây ngập lụt nghiêm trọng và kéo dài ảnh hưởng lớn tới đời sống, sinh họat của nhân dân.

Từ ngày 10-13/XI, trên lưu vực đã có mưa to đến rất to, tổng lượng mưa trong 4 ngày ở khu vực Quảng Nam – Đà Nẵng phổ biến từ 500 - 700mm; một số nơi mưa lớn hơn 750mm, như tại Ái Nghĩa: 763mm, Hiệp Đức: 778mm, Tiên Sa: 772mm, mưa lớn tập trung trong 2 ngày: 11 – 12/XI.

- Trận lũ cuối tháng IX đầu tháng X/2009 do ảnh hưởng bởi cơn bão số 9 Ketsana đổ bộ vào Quảng Nam, Quảng Ngãi với cường độ trên cấp 10 có bán kính 200km, trên cấp 6 có bán kính 350km, bão lớn kèm theo mưa lớn trên diện rộng với

76

lượng mưa từ 400-600mm, lượng mưa tại Trà Bồng lên tới 915mm. Vùng đồng bằng sông Vu Gia - Thu Bồn còn chịu tác động đột ngột do xả lũ lớn của thủy điện A Vương. Mưa to đã làm mực nước trên các sông trên lưu vực Vu Gia - Thu Bồn có biên độ lớn: Hiệp Đức (Thu Bồn) 14,78m, Thạnh Mỹ (Vu Gia) 14,61m, đỉnh lũ trên các sông đều vượt mức BĐIII [35, 48].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xác lập cơ sở khoa học đánh giá tính dễ bị tổn thương do lũ lụt lưu vực sông Vu Gia Thu Bồn phục vụ quy hoạch phòng chống thiên tai (Trang 77)