Các nguồn số liệu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xác lập cơ sở khoa học đánh giá tính dễ bị tổn thương do lũ lụt lưu vực sông Vu Gia Thu Bồn phục vụ quy hoạch phòng chống thiên tai (Trang 89)

Các loại số liệu cần điều tra và thu thập trong nghiên cứu này gồm [53]:

* Số liệu về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội được thu thập để tổng quan

khu vực nghiên cứu, phân tích, đánh giá các đặc điểm tự nhiên là tác nhân gây ra lũ lụt hoặc thường xuyên bị ảnh hưởng bởi lũ lụt. Ngoài ra, thu thập các đặc điểm tình hình phát triển kinh tế - xã hội, cơ cấu ngành nghề của các địa phương, vv.. để hỗ trợ cho việc thiết lập các tiêu chí khi xây dựng bộ chỉ số dễ bị tổn thương do lũ phù hợp với lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn.

+ Dữ liệu điều kiện tự nhiên được thu thập từ các nguồn: (1) từ các công trình nghiên cứu trước đây về các vấn đề có liên quan trên lưu vực. (2) từ phương tiện thông tin đại chúng (chính thống) như báo, trang web của tỉnh Quảng Nam, thành phố Đà Nẵng hay của chính phủ. (3) tổ chức tham quan thực địa để nắm bắt thực tế và xác minh, tổng hợp thông tin từ đó định hướng các phương án tổ chức thực hiện việc lấy phiếu điều tra.

* Các bản đồ chuyên đề như: bản đồ nền (hành chính tỉnh, huyện, xã, giao

thông, mạng lưới sông suối, sử dụng đất), bản đồ địa hình và bản đồ hiện trạng sử dụng đất nhằm truy xuất dữ liệu phục vụ mô phỏng lũ, tính toán các thành phần thuộc tiêu chí độ phơi nhiễm. Ngoài ra còn sử dụng để xây dựng các bản đồ tính dễ bị tổn thương trên lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn.

86

+ Bản đồ nền được thu thập từ bộ Atlas Việt Nam, xuất bản năm 2005 làm cơ sở nền để xây dựng các bản đồ sau khi đã tính toán được các giá trị của các tiêu chí và chỉ số dễ bị tổn thương.

+ Bản đồ số độ cao DEM 30x30m được thu thập từ internet kết hợp với dữ liệu độ cao trong bản đồ địa hình tỷ lệ 1:10.000 để nội suy và hiệu chỉnh cao độ trên lưu vực cho phù hợp. Bản đồ DEM được sử dụng trong xây dựng mô hình mô phỏng lũ lụt và xác định các đặc trưng lũ lụt trên lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn.

+ Bản đồ sử dụng đất hiện trạng năm 2010, tỷ lệ 1:100.000 được cung cấp bởi Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng. Các dữ liệu (đất quốc phòng, đất ở, đất nông nghiệp, đất công nghiệp, dịch vụ, vv..) trên bề mặt lưu vực trong bản đồ được truy xuất ra các loại đất ứng với các điểm nút phục vụ tính toán tiêu chí độ phơi nhiễm.

* Tài liệu khí tượng, thủy văn bao gồm các tài liệu về các trận lũ được sử dụng

để mô phỏng, tính toán các biến đặc trưng lũ lụt để tính toán tiêu chí độ phơi nhiễm. Số liệu bao gồm mưa, mực nước, lưu lượng, điều tra vết lũ. Các trận lũ được sử dụng để hiệu chỉnh và kiểm định: trận lũ từ 5 - 10/XI/2011 và trận lũ từ 28/9 đến 5/10/2009.

- Số liệu mưa được thu thập cùng thời gian với các trận lũ tại các trạm đo mưa trên lưu vực gồm: Trà My, Hiệp Đức, Tiên Phước, Nông Sơn, Giao Thủy, Câu Lâu, Hội An (sông Thu Bồn); Khâm Đức, Thạnh Mỹ, Hiên, Hội Khách, Ái Nghĩa (sông Vu Gia). Dữ liệu này làm đầu vào cho mô hình thủy văn nhằm xác định lượng mưa sinh lũ trên lưu vực.

- Số liệu lưu lượng trích lũ trên hai trạm Nông Sơn (Thu Bồn) và Thạnh Mỹ (Vu Gia) là biên đầu vào trong xây dựng mô hình mô phỏng lũ.

- Số liệu mực nước cùng thời gian lũ tại các trạm: cửa Đại, cửa Hội, cửa Lở (biên dưới); Câu Lâu, Ái Nghĩa (hiệu chỉnh, kiểm định bộ thông số mô hình).

- Sơ đồ mạng sông, hệ thống mặt cắt, miền tính toán mô hình 2 chiều được kế thừa từ [1].

87

Các dữ liệu về khí tượng thủy văn được thu thập từ Trung tâm Tư liệu Khí tượng-Thủy văn và khai thác trong quá trình thực hiện đề tài cấp nhà nước BĐKH- 19.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xác lập cơ sở khoa học đánh giá tính dễ bị tổn thương do lũ lụt lưu vực sông Vu Gia Thu Bồn phục vụ quy hoạch phòng chống thiên tai (Trang 89)