Giáo dục, y tế, văn hóa

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xác lập cơ sở khoa học đánh giá tính dễ bị tổn thương do lũ lụt lưu vực sông Vu Gia Thu Bồn phục vụ quy hoạch phòng chống thiên tai (Trang 83)

a. Tỉnh Quảng Nam

Năm 2012 toàn tỉnh có 229 trường mẫu giáo và mầm non, 272 trường tiểu học, 193 trường trung học cơ sở, 21 trường phổ thông cấp 1-2, 02 trường phổ thông cấp

80

2-3, 50 trường phổ thông trung học. Trong năm học này, toàn tỉnh có 10783 lớp học với 321138 học sinh. Đội ngũ giáo viên, toàn tỉnh, có 23085 cán bộ, giáo viên, nhân viên; trong đó, 16962 giáo viên (mầm non: 2573, tiểu học: 6535, trung học cơ sở: 6039, trung học phổ thông: 2650, giáo dục thường xuyên: 115); trong đó có 539 giáo viên người dân tộc thiểu số. Toàn tỉnh có 100% xã, phường, thị trấn đã chuẩn về phổ cập tiểu học và chống mù chữ; 18/18 huyện phổ cập THCS, có 243/244 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn về phổ cập THCS.

Năm 2012 toàn tỉnh có 285 cơ sở y tế với 4245 giường bệnh và 3825 cán bộ y tế (trong đó ngành y 3435 người), với hệ thống bệnh viện rộng khắp và đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm, tận tình trong công việc nên công tác chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân trong tỉnh được thực hiện tương đối tốt, kế hoạch hoá gia đình.

Công tác bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hoá dân tộc ñược các địa phương thực hiện thường xuyên và hiệu quả. Trong năm 2012 có 02 di tích được xếp hạng Quốc gia: “Nhà lưu niệm Võ Chí Công” và di tích Lịch sử “Chiến thắng Cấm Dơi”. Ngành văn hóa đã lập 07 hồ sơ di sản văn hóa phi vật thoá tiêu biểu của tỉnh trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia như: Tục bài chòi mùa xuân của người Quảng Nam, Hát bả trạo trong lễ hội cầu ngư của cư dân miền biển Quảng Nam, Lễ hội Rước Cộ Bà Chợ Được, Nghệ thuật múa Tung tung - Ya yá của người Cơ-tu, Hát lý của người Cơ-tu, Nghề dệt của người Cơ-tu, Hát đấu của người Cor.

b. Thành phố Đà Nẵng

Đà Nẵng là một trong những trung tâm giáo dục và đào tạo lớn nhất của khu vực miền Trung - Tây Nguyên và cả nước. Hiện nay trên địa bàn thành phố có 15 trường đại học, học viện; 18 trường cao đẳng; 50 trường trung học chuyên nghiệp, trung tâm dạy nghề; 175 trường học ở cấp phổ trong đó có Trung học phổ thông có 19 trường, Trung học cơ sở có 54 trường,Tiểu học có 100 trường, hai trường Phổ thông cơ sở, bên cạnh đó còn có 136 trường mẫu giáo với 1249 lớp học, 2422 giáo viên và 37,8 nghìn học sinh. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp phổ thông năm học 2010- 2011 là 96,7%. Chất lượng giáo dục có sự chênh lệch giữa khu vực trung tâm và

81

ngoại ô đã khiến cho các trường trong trung tâm trở nên quá tải. Năm 2011, Đà Nẵng có 59755 sinh viên, trong đó sinh viên công lập là 55528 chiếm 92.9%. Trong những năm gần đây, tỷ lệ học sinh của Đà Nẵng đỗ tốt nghiệp THPT luôn duy trì ở mức trên 95% và có nhiều học sinh đạt giải cao trong các kỳ thi quốc tế.

Hệ thống y tế của thành phố ngày càng hiện đại, hoàn chỉnh và đồng bộ từ tuyến thành phố đến quận, huyện và xã, phường. Theo con số của Tổng cục Thống kê (Việt Nam) thì vào năm 2011, thành phố Đà Nẵng có 69 cơ sở khám chữa bệnh trực thuộc sở Y tế thành phố, trong đó có 12 bệnh viện, 1 Bệnh viện điều dưỡng và phục hồi chức năng và 56 trạm y tế. Số giường bệnh trực thuộc sở Y tế Đà Nẵng là 3.442 giường. Tính đến đầu năm 2010, Đà Nẵng Cũng theo thống kê năm 2011, Đà Nẵng có 746 bác sĩ, 342 y sĩ, 756 y tá và 275 nữ hộ sinh với tỷ lệ 12,3 bác sỹ/10000 dân, 45 giường/10000 dân. Bảo hiểm y tế toàn dân, với 91,6% dân số tham gia Bảo hiểm y tế, đi trước 2 năm so với cả nước.

Đà Nẵng là thành phố có nét văn hóa truyền thống rất riêng, rất đa dạng và rất đặc sắc.

Tóm lại, thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam thuộc lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn là khu vực kinh tế trọng điểm miền Trung, nơi có sự phát triển mạnh về kinh tế trong những năm qua. Cơ cấu kinh tế đang dịch chuyển dần từ chủ yếu là sản xuất nông nghiệp (trồng trọt và chăn nuôi) sang các ngành công nghiệp, dịch vụ, thương mại hay nuôi trồng thủy sản cho năng suất cao. Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đang diễn ra mạnh mẽ làm cho quá trình đô thị hóa cũng không ngừng phát triển. Sự phát triển này cũng là một trong những nguyên nhân trực tiếp hay gián tiếp tạo nên sự khốc liệt và khó lường trước những mùa mưa bão.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xác lập cơ sở khoa học đánh giá tính dễ bị tổn thương do lũ lụt lưu vực sông Vu Gia Thu Bồn phục vụ quy hoạch phòng chống thiên tai (Trang 83)