Cơ cấu kinh tế trên lưu vực

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xác lập cơ sở khoa học đánh giá tính dễ bị tổn thương do lũ lụt lưu vực sông Vu Gia Thu Bồn phục vụ quy hoạch phòng chống thiên tai (Trang 81)

a. Tỉnh Quảng Nam

Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) năm 2012 ước tính đạt 11376 tỷ đồng. Cụ thể: khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản (NLTS) đạt 1754 tỷ đồng; công nghiệp và xây dựng (CN-XD) đạt 5.181 tỷ đồng; khu vực dịch vụ đạt 4.441 tỷ đồng. Tỷ trọng khu vực CN-XD chiếm 40,91% (trong đó khu vực công nghiệp chiếm 34,84%); khu vực dịch vụ chiếm 38,92%; khu vực NLTS chiếm 20,17%[10].

78

nghìn ha. Trong đó: cây lương thực đạt 101,9 nghìn ha (chiếm 6 4,2% tổng diện tích gieo trồng); cây chất bột có củ đạt 20,5 nghìn ha (chiếm 12,9%); cây rau đậu, hoa cây cảnh đạt 20,5 nghìn ha (chiếm 12, 9%); cây có hạt chứa dầu đạt 12,3 nghìn ha (chiếm 7,7%); cây lấy sợi đạt 360 ha (chiếm 0,2%);... Tổng diện tích cây lâu năm 2012 đạt 21045 ha chủ yếu là cây cao su.

+ Về chăn nuôi: Đàn trâu cả tỉnh có 70,3 nghìn con; đàn bò có 148,2 nhìn con,

(trong đó: Bò lai 62,5 nghìn con,tăng 12,3%); đàn lợn có 519,7 nghìn con; đàn gia cầm có 5,3 triệu con; đàn gà có 3,9 triệu con.

+ Về lâm nghiệp: Diện tích trồng rừng tập trung đạt 11400 ha, trong đó: Dự án

WB3 là 2000 ha; trồng rừng tập trung trong nhân dân là 8000 ha. Số lượng cây trồng phân tán trong nhân dân đạt 11,5 triệu cây.

+ Về thủy sản: Tổng sản lượng thuỷ sản đạt 82,3 nghìn tấn, trong đó: sản lượng khai thác thuỷ sản đạt 63,4 nghìn tấn, trong đó khai thác biển đạt 61,1 nghìn tấn, chiếm 96,3% sản lượng khai thác; sản lượng thuỷ sản nuôi trồng đạt 18,8 nghìn tấn. Diện tích nuôi trồng thuỷ sản năm 2012 ước đạt 7000 ha. Diện tích cá nước ngọt toàn tỉnh thả nuôi trên 4769 ha. Sản lượng cá nuôi nước ngọt ước đạt 5769 tấn.

+ Về sản xuất công nghiệp và hoạt động của doanh nghiệp: Giá trị sản xuất

công nghiệp thực hiện được 14764,97 tỷ đồng. Trong đó: khu vực kinh tế nhà nước thực hiện 1287,41 tỷ đồng; Kinh tế ngoài nhà nước thực hiện 10162,76 tỷ đồng; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện 3314,79 tỷ đồng.

+ Hoạt động du lịch: Tổng lượt khách tham quan và lưu trú trên ñịa bàn năm

2012 ước đạt 2,8 triệu lượt (khách quốc tế 1,47 triệu lượt). Trong đó khách tham quan ñạt 1,9 triệu lượt đạt 102,34%; khách lưu trú đạt 872 nghìn lượt đạt 101,44%. Doanh thu hoạt động khách sạn nhà hàng đạt 5410 tỷ đồng, trong đó doanh thu khách sạn đạt 1344 tỷ đồng, du lịch lữ hành đạt 88,91 tỷ đồng.

b. Thành phố Đà Nẵng

Trong hơn 10 năm qua (2000-2011), công nghiệp – xây dựng và dịch vụ, thuế nhập khẩu là 2 nhóm ngành chiếm tỷ trọng cao trong tổng GDP kinh tế của thành

79

phố. Năm 2005, nhóm ngành công nghiệp- xây dựng chiếm hơn 50 % cơ cấu GDP, đến năm 2011 nhóm ngành dịch vụ, thuế, nhập khẩu lại chiếm hơn 50% cơ cấu GDP thành phố.

Đối với nhóm ngành nông lâm thủy sản có sự chuyển dịch cơ cấu GDP sang các nhóm ngành khác. Từ chỗ chiếm 7.86% tổng số GDP thành phố vào năm 2000, đến năm 2010 nhóm ngành nông lâm thủy sản còn chiếm 3% GDP thành phố. Điều này thể hiện xu hướng phát triển theo hướng dịch vụ, du lịch đưa Đà Nẵng trở thành thành phố dịch vụ, du lịch, sự kiện.

Từ những thế mạnh và hiện trạng phát triển kinh tế của Đà Nẵng trong những năm qua, có thể nhận thấy lĩnh vực dịch vụ sẽ trở thành lĩnh vực then chốt trong nền kinh tế của thành phố, Thành phố đang tập trung phát triển công nghiệp có chọn lọc, tập trung vào những ngành hàng và sản phẩm sử dụng công nghệ hiện đại, kỹ thuật tiên tiến, hàm lượng chất xám cao. Các ngành kinh tế mũi nhọn của Đà Nẵng xác định là Du lịch, Dịch vụ (thương mại, nhà hàng, khách sạn, vận tải kho bãi, giáo dục), công nghiệp (xuất khẩu công nghệ cao, công nghệ phụ trợ, công nghệ chế biến) và hợp tác đầu tư. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Đà Nẵng đến năm 2020 đặt ra mục tiêu phát triển tổng quát là “Xây dựng thành phố Đà Nẵng trở thành một trong những đô thị lớn của cả nước, là trung tâm kinh tế - xã hội của miền Trung với vai trò là trung tâm dịch vụ; là thành phố cảng biển, đầu mối giao thông quan trọng về vận tải và trung chuyển hàng hóa trong nước và quốc tế; trung tâm bưu chính viễn thông và tài chính - ngân hàng; một trong những trung tâm y tế, văn hóa - thể thao, giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ cao của miền Trung; là địa bàn giữ vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng, an ninh của khu vực miền Trung và cả nước”.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xác lập cơ sở khoa học đánh giá tính dễ bị tổn thương do lũ lụt lưu vực sông Vu Gia Thu Bồn phục vụ quy hoạch phòng chống thiên tai (Trang 81)