Đánh giá tính dễ bị tổn thương

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xác lập cơ sở khoa học đánh giá tính dễ bị tổn thương do lũ lụt lưu vực sông Vu Gia Thu Bồn phục vụ quy hoạch phòng chống thiên tai (Trang 124)

Tổng hợp giá trị và mức độ dễ bị tổn thương trên toàn lưu vực nghiên cứu được minh họa trong bảng 3.32, hình 3.21 và bảng giá trị chi tiết ở Phụ lục 6.

Bảng 3.32: Tổng hợp chỉ số dễ bị tổn thương trên lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn

Stt Số xã Tỷ lệ (%) Mức độ dễ bị tổn thương

1 67 31,8 Tổn thương không đáng kể

2 65 30,8 Tổn thương trung bình

3 51 24,2 Tổn thương tương đối lớn

4 23 10,9 Tổn thương lớn

5 5 2,4 Tổn thương rất lớn

Tổng 211 100

Kết quả tính toán trên toàn lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn cho thấy giá trị chỉ số dễ bị tổn thương lớn nhất đạt V = 0,63; giá trị nhỏ nhất = 0,15 và giá trị trung bình = 0,35.

Hình 3.22: Biểu đồ phân bố mức độ dễ bị tổn thương theo xã

Nhìn chung, theo bản đồ mức độ dễ bị tổn thương (Hình 3.21) cho thấy, phần lớn các xã thuộc các lưu vực bộ phận ở thượng lưu và trung lưu (miền núi) có chỉ số dễ bị tổn thương thấp tương ứng mức độ dễ bị tổn thương không đáng kể hoặc trung

bình. Theo giá trị và bản đồ các tiêu chí dễ bị tổn thương có thể đánh giá, phân tích

121

- Theo bản đồ chỉ số tiêu chí nguy cơ lũ lụt (Hình 3.18) thì ở vùng này ít bị ảnh hưởng, ở đây theo mô phỏng trận lũ thực năm 2009 thì vùng này không bị ngập. Vì thế, giá trị tiêu chí này ở hầu hết các điểm nút tính là bằng 0.

- Theo bản đồ chỉ số tiêu chí độ phơi nhiễm (Hình 3.19), ở vùng thượng lưu và trung lưu phần lớn diện tích là đồi núi, hiện trạng đất sử dụng đa số là đất rừng, đất trồng cây công nghiệp, đất trống… còn phần không nhiều là đất nông nghiệp của số ít người dân vùng núi cao. Vì thế giá trị độ phơi nhiễm của các điểm nút tính toán cho vùng này là thấp.

- Theo bản đồ chỉ số tiêu chí tính nhạy (Hình 3.19), ở đây người dân có thu nhập bình quân thấp, sống phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, tỷ lệ người nghèo cao, vv… nên chỉ số tính nhạy là tương đối thấp.

- Xét khả năng chống chịu của cộng đồng theo bản đồ chỉ số tiêu chí khả năng chống chịu (Hình 3.20) ở khu vục thượng lưu và trung lưu cũng dễ dàng thấy rằng: ở đây rất ít xảy ra lũ lụt nên kinh nghiệm chống lũ cũng như điều kiện, phương tiện chống lũ là ít. Hơn nữa, do không thường xuyên phải đối phó với lũ lụt nên việc quan tâm, tuyên truyền của chính quyền về các biện pháp đối phó và phòng tránh lũ hầu như không có. Vì vậy, giá trị chỉ số khả năng chống chịu cũng ở mức thấp.

Ngược lại với vùng thượng lưu và trung lưu thì vùng hạ lưu phải chịu mức độ dễ bị tổn thương lớn hơn, các xã chủ yếu là tổn thương từ mức tương đối lớn đến tổn thương rất lớn. Vùng này thường xuyên chịu ngập lụt mỗi khi lũ xuất hiện. Phần lớn đây lại là vùng đô thị, nơi có sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế, văn hóa và xã hội nên hiện trạng sử dụng đất trên bề mặt là những nhóm đất có mức độ tổn thương lớn mỗi khi có ngập lụt như: đất quốc phòng – an ninh, đất ở đô thị và sản xuất kinh doanh hay đất xây dựng công trình công cộng… Tuy là vùng có điều kiện chống lũ và kinh nghiệm chống lũ cao nhưng chỉ đảm bảo giảm bớt nguy cơ gây tổn thương nhất định.

Để đánh giá chi tiết mức độ dễ bị tổn thương phục vụ quy hoạch, phòng chống và giảm nhẹ thiên tai lũ lụt trên toàn lưu vực thì cần xem xét từng tiêu chí, từng

122

thành phần của từng lưu vực bộ phận cụ thể sẽ đảm bảo công tác quản lý và quy hoạch hiệu quả. Dưới đây sẽ đánh giá mức độ dễ bị tổn thương theo các lưu vực bộ phận.

Lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn được chia thành các tiểu lưu vực theo hai nhánh sông Vu Gia và Thu Bồn. Nhánh sông Vu Gia được phân thành 4 tiểu lưu vực được đánh số từ VG-1 đến VG-4 và nhánh sông Thu Bồn được chia thành 3 tiểu lưu vực được đánh số từ TB-1 đến TB-3 (Phụ lục 7).

* Nhánh sông Vu Gia

Sông Vu Gia bao gồm 4 tiểu lưu vực là VG-1, VG-2, VG-3 và VG-4

+ Tiểu lưu vực VG-1 bao gồm 17 xã thuộc các huyện Phước Sơn, Nông Sơn và Nam Giang có chỉ số dễ bị tổn thương dao động từ 0,15-0,32 tương ứng mức độ dễ bị tổn thương là không đáng kể và tổn thương trung bình. Ở tiểu lưu vực này có thị trấn Thạnh Mỹ và xã Tà Bhinh có chỉ số dễ bị tổn thương cao nhất (Tà Bhinh = 0,32). Xét cụ thể các tiêu chí: (i) nguy cơ ngập lụt -Đây là khu vực miền núi thượng lưu sông có đặc trưng địa hình đồi núi cao nên nguy cơ ngập lụt là không xảy ra; (ii)

độ phơi nhiễm - hiện trạng sử dụng đất trên bề mặt tiểu lưu vực phần lớn diện tích là

đất rừng nguyên sinh, rừng trồng, đất trống… có mức độ dễ bị tổn thương là thấp, giá trị độ phơi nhiễm cao nhất là ở thị trấn Thạnh Mỹ - nơi mà có tỷ lệ diện tích đất ở và sản xuất kinh doanh cao hơn các xã khác trong vùng; (iii) tính nhạy - tiểu lưu

vực VG-1 thuộc vùng núi, nơi có đời sống xã hội rất khó khăn, mức sống của người dân, dân trí, tương đối thấp nên giá trị tính nhạy cũng ở mức thấp, cao nhất vẫn là ở thị trấn Thạnh Mỹ; (iv) khả năng chống chịu – là vùng không phải hứng chịu lũ lụt, đời sống kinh tế, thu nhập thấp…nên các điều kiện và kinh nghiệm chống lũ cũng có giá trị thấp.

+ Tiểu lưu vực VG-2 thuộc nhánh sông Bung và sông A Vương đổ vào dòng Vu Gia bao gồm 26 xã phần lớn thuộc các huyện Đông Giang và Tây Giang và 2 xã của huyện Đại Lộc. Cũng giống như ở tiểu lưu vực VG-1, ở đây mức độ dễ bị tổn thương cũng ở mức không đáng kể và trung bình. Là vùng núi, không bị ảnh hưởng

123 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

bởi ngập lụt nên tiêu chí nguy cơ nhận giá trị 0. Phần lớn diện tích đất là đất rừng nguyên sinh hoặc rừng trồng nên giá trị tiêu chí độ phơi nhiễm thấp. Đời sống xã hội, thu nhập của người dân phần lớn phụ thuộc vào tự nhiên nên tính nhạy của xã hội đối với nguy cơ lũ lụt cũng ở mức thấp.

+ Tiểu lưu vực VG-3 thộc nhánh sông Côn đổ vào sông Vu Gia bao gồm 15 xã thuộc các huyện Đông Giang và một phần huyện Đại Lộc. Toàn bộ các xã ở tiểu lưu vực này có chỉ số dễ bị tổn thương dao động từ 0,18 đến 0,31 tương ứng mức độ dễ bị tổn thương là không đáng kể. Tiểu lưu vực này thuộc vùng núi nên không bị ảnh hưởng bởi nguy cơ ngập lụt nên nhận giá trị H = 0. Ngoài ra, đặc trưng đời sống kinh tế, xã hội còn khó khăn, hiện trạng sử dụng đất là rừng nguyên sinh chiếm tỷ lệ lớn nên giá trị các tiêu chí độ phơi nhiễm, tính nhạy và khả năng chống chịu cũng ở mức thấp. Đối với các xã phía Đông tiểu lưu vực thuộc huyện Đại Lộc có mức độ dễ bị tổn thương vừa phải do ở đây có điều kiện kinh tế tốt hơn, đời sống xã hội ở mức cao hơn nên tính nhạy với lũ lụt cũng cao hơn vùng phía Tây.

124

Hình 3.23c. Bản đồ tính nhạy Hình 3.23d. Bản đồ khả năng chống chịu

Hình 3.23e. Bản đồ mức độ dễ bị tổn thương

Hình 3.23: Bộ (5) bản đồ tính dễ bị tổn thương các tiểu lưu vực (VG-1, VG-2, VG-3) nhánh Vu Gia trên lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn

125

+ Tiểu lưu vực VG-4 là vùng hạ lưu sông Vu Gia bao gồm 60 xã thuộc các huyện Đại Lộc, Điện Bàn (Quảng Nam), Hòa Vang, Hải Châu, Thanh Khê, Ngũ Hành Sơn, Sơn Trà, Liên Chiều (Đà Nẵng). (Hình 3.24). Chỉ số dễ bị tổn thương dao động từ 0,15 đến 0,63 tương ứng mức độ tổn thương từ tổn thương không đáng

kể đến tổn thương rất lớn. Trong đó:

- 4 xã có mức độ dễ bị tổn thương không đáng kế là Hòa Hiệp, Khuê Trung

(quận Sơn Trà), Hòa Minh, Hòa Khánh (quận Liên Chiều) và một phần xã Đại Đồng, Đại Chánh (huyện Đại Lộc).

- 9 xã có mức độ dễ bị tổn thương trung bình thuộc các quận Hải Châu, Ngũ

Hành Sơn, Sơn Trà, Thanh Khê và xã Đại Hồng của huyện Đại Lộc. Các xã tổn thương không đáng kể và tổn thương trung bình là các xã thuộc vùng cao không

thường xuyên chịu tác động của nguy cơ lũ lụt và tính nhạy của xã hội, sinh kế, dân sinh và môi trường cũng không bị tác động nhiều. Trong khi đó tuy chỉ số độ phơi nhiễm ở mức cao do hiện trạng sử dụng đất phần diện tích đất ở, đất công cộng và an ninh quốc phòng…có giá trị tổn thương cao chiếm tỷ lệ lớn và điều kiện chống lũ, khả năng tự phục hồi ở mức cao, nhưng trọng số của hai tiêu chí này thấp nên không quyết định nhiều đến chỉ số dễ bị tổn thương tổng hợp;

- 32 xã có mức dễ bị tổn thương tương đối lớn là các xã thuộc huyện Đại Lộc, Điện Bàn, Hòa Vang, Hải Châu, Ngũ Hành Sơn, Sơn Trà, tuy giá trị nguy cơ lũ lụt ở mức thấp nhưng giá trị tính nhạy tương đối cao nên giá trị chỉ số dễ bị tổn thương ở các xã này dao động trong khoảng 0,36 đến 0,45.

- 13 xã có mức độ dễ bị tổn thương lớn là Đại Cường, Đại Hòa, Đại Minh, Đại Nghĩa, Đại Tân (huyện Đại Lộc), Điện Hồng, Điện Thọ, Điện Thắng (huyện Điện Bàn). Hòa Cường, Hải Châu, Khuê Trung, Thạch Thắng (quận Hải Châu) và xã An Hải Đông (quận Sơn Trà). Phần lớn các xã này có giá trị nguy cơ lũ lụt tương đối cao, trong đó có xã Đại Cường (H = 0,70). Tiêu chí tính nhạy cũng ở mức độ tương đối cao như Điện Thọ (S =0,52). Ngoài ra khả năng chống chịu các xã này dao động trong khoảng A = 0,5. Chính trị số các tiêu chí này chứng tỏ các xã này có mức độ dễ bị tổn thương ở mức lớn. Ngoài yếu tố tự nhiên mang tính khách quan thì nguyên

126

nhân chính gây ra tính nhạy cao ở tiểu lưu vực này là do sinh kế của người dân chủ yếu là nông nghiệp, thu nhập đầu người không cao, kết cấu hạ tầng còn ở mức thấp và yếu tố môi trường còn chưa được quan tâm.

- Đặc biệt ở tiểu lưu vực này có 4 xã trong tổng số 5 xã có mức độ dễ bị tổn

thương rất lớn là Đại Quang (V = 0,56), Đại Phong (V = 0,55), Đại Thắng (V =

0,61) và thị trấn Ái Nghĩa (0,63) đều thuộc huyện Đại Lộc. Theo bản đồ nguy cơ lũ cho thấy đây là các xã nằm trong khu vực sông Quảng Huế (sông nối giữa sông Vu Gia và Thu Bồn) và chịu tác động ngập lụt từ hai dòng chính này nên thời gian ngập lụt, mức độ ngập thường xuyên ở mức cao. Là các xã phải chịu mức độ ngập lụt lớn nhất tương ứng là trị số nguy cơ lũ lụt cao, đó là các xã thuộc huyện Đại Lộc là xã Đại Quang (H = 0,71), Ái Nghĩa (H = 0,69), Đại Thắng (H =0,82), Đại Phong (H = 0,81). Ngoài yếu tố nguy cơ ngập lụt cao như vậy, thì phần lớn diện tích đất là đất nông nghiệp, sinh kế của người dân chủ yếu từ sản xuất nông nghiệp và thu nhập bình quân thấp, kết cấu hạ tầng, y tế và công trình phòng chống lũ còn rất hạn chế làm cho chỉ số tính nhạy S đều ở mức rất cao. Hơn nữa, do điều kiện kinh tế, xã hội, dân sinh làm cho khả năng chống chịu, hỗ trợ và phục hồi ở đây còn thấp cũng là yếu tố quyết định đến chỉ số dễ bị tổn thương của xã ở mức tổn thương rất lớn.

127

Hình 3.24c. Bản đồ tính nhạy Hình 3.24d. Bản đồ khả năng chống chịu

Hình 3.24e. Bản đồ mức độ dễ bị tổn thương

128

* Nhánh sông Thu Bồn

Nhánh sông Thu Bồn được chia thành 3 tiểu lưu vực, được ký hiệu là TB-1, TB-2 và TB-3 (Hình 3.25).

+ Tiểu lưu vực TB-1 thuộc vùng núi thượng lưu của sông Thu Bồn bao gồm 40 xã của các huyện Nam Trà My, Bắc Trà My, Tiên Phước và Hiệp Đức. Cũng giống như vùng thượng lưu của nhánh sông Vu Gia, toàn bộ tiểu lưu vực không bị ảnh hưởng bởi nguy cơ ngập lụt, hiện trạng sử dụng đất cũng phần lớn là đất rừng và tiêu chí tính nhạy (các đặc trưng kinh tế, xã hội, dân sinh, sinh kế, môi trường) ở mức thấp nên mức độ dễ bị tổn thương cũng ở mức không đáng kể và trung bình.

+ Tiểu lưu vực TB-2 thuộc vùng trung lưu của nhánh sông Thu Bồn bao gồm 56 xã thuộc các huyện Đại Lộc, Duy Xuyên, Thăng Bình, Quế Sơn và Hiệp Đức của tỉnh Quảng Nam. Trong đó: 31 xã có mức độ dễ bị tổn thương không đáng kể và

trung bình, là các xã không chịu tác động bởi nguy lũ lụt vì vậy giá trị nguy cơ lũ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

lụt xấp xỉ bằng 0. Phần lớn các xã này cũng thuộc vùng núi, trung du nên hiện trạng sử dụng đất thuộc các nhóm đất có giá trị bị ảnh hưởng bởi lũ lụt ở mức thấp, giá trị độ phơi nhiễm dao động trong khoảng từ 0,17 đến 0,52. Yếu tố quyết định đến mức độ dễ bị tổn thương là không đáng kể hay vừa phải là do giá trị tính nhạy. Các xã ở vùng thấp như ở Duy Xuyên, Thăng Bình hay các thị trấn ở vùng núi có mức độ tính nhạy cao hơn sẽ có mức độ dễ bị tổn thương là trung bình còn các xã vùng cao như Quế Sơn hay Hiệp Đức sẽ có mức độ dễ bị tổn thương là không đáng kể; có 9 xã chịu mức dễ bị tổn thương tương đối lớn và lớn thuộc huyện Duy Xuyên (Duy Hòa, Duy Trung, Duy Tân, Nam Phước), Thăng Bình (Bình Giang) và Quế Sơn (Quế Châu, Quế Long, Quế Phong, Quế Xuân). Chỉ số dễ bị tổn thương các xã này dao động trong khoảng V = 0,38 đến V = 0,51. Đặc biệt, tiểu lưu vực này có 1 phần xã Điện Phong (huyện Điện Bàn) có mức độ dễ bị tổn thương rất lớn với V = 0,62 là vì xã chịu ảnh hưởng bởi cả hai dòng chính sông Vu Gia và Thu Bồn nên thường xuyên hứng chịu tác động bởi nguy cơ lũ lụt. Trị số nguy cơ lũ ở đây đạt (H=0,70) và tính nhạy ở mức cao (S = 0,58), độ phơi nhiễm (E = 0,50), ngược lại thì khả năng chống chịu ở trung bình. Ngoài ra có 7 xã (nằm trên nhiều tiểu lưu vực) có mức độ

129

dễ bị tổn thương lớn là Đại Hòa, (huyện Đại Lộc), Điện Phương, Điện Quang (huyện Điện Bàn) và xã Duy Hòa, Duy Tân và Nam Phước (huyện Duy Xuyên) có chỉ số dễ bị tổn thương dao động trong khoảng V = 0,45 đến V = 0,52. Các xã này cũng thuộc các xã thường xuyên chịu ảnh hưởng nặng nề bởi lũ lụt, yếu tố quyết định đến mức độ dễ bị tổn thương ở đây là trị số nguy cơ lũ lụt, ở Đại Hòa (H = 0,71), Điện Phương (H = 0,66),.. trong khi trị số tính nhạy của Điện Phương (S = 0,49), còn các xã khác cũng có S > 0,45. Mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề bởi yếu tố nguy cơ lũ nhưng do điều kiện và khả năng chống chịu của các xã này ở mức trung bình đến tương đối thấp (A = 0,4 đến 0,5) nên dẫn đến mức độ dễ bị tổn thương cao như vậy.

130

Hình 3.25c. Bản đồ nhạy Hình 3.25d. Bản đồ khả năng chống chịu

Hình 3.25e. Bản đồ mức độ dễ bị tổn thương (TB-1 và TB-2)

131

+ Tiểu lưu vực TB-3 (Hình 3.26) là tiểu lưu vực thuộc hạ lưu sông Thu Bồn bao gồm 33 xã/phường thuộc các huyện Điện Bàn, Duy Xuyên, Ngũ Hành Sơn và toàn bộ diện tích thành phố Hội An. Mức độ dễ bị tổn thương trong tiểu lưu vực này

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xác lập cơ sở khoa học đánh giá tính dễ bị tổn thương do lũ lụt lưu vực sông Vu Gia Thu Bồn phục vụ quy hoạch phòng chống thiên tai (Trang 124)