Nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xác lập cơ sở khoa học đánh giá tính dễ bị tổn thương do lũ lụt lưu vực sông Vu Gia Thu Bồn phục vụ quy hoạch phòng chống thiên tai (Trang 34)

Vấn đề đánh giá tính dễ bị tổn thương ở Việt Nam đã được các nhà nghiên cứu đề cập đến gần như đồng hành với các nghiên cứu về biến đổi khí hậu. Trong giai đoạn này, tiêu biểu là các công trình của Mai Trọng Nhuận khi đánh giá tính dễ bị

31

tổn thương về môi trường [34], về tài nguyên địa chất [17], của các đới ven biển [33]. Đến năm 2010 Nguyễn Kim Lợi [26] đã nghiên cứu, đánh giá tính dễ bị tổn thương do trượt lở đất ở Việt Nam. Công trình này đã sử dụng phương pháp, quy trình và tiêu chí: tổn thương xã hội theo Cutter, tổn thương địa chất theo NOAA và tổn thương môi trường theo SOPAC, tổn thương vùng ven bờ theo Sở Địa chất Hoa Kỳ và đưa ra bản đồ phần vùng dễ bị tổn thương. Ở đây các thành phần tính dễ bị tổn thương chủ yếu là các yếu tố tự nhiên của hệ thống mà chưa xét đến các yếu tố xã hội. Năm 2013, Hoàng Anh Huy [20] với việc sử dụng đã đánh giá tác động của biến đổi khí hậu, tai biến và đề xuất định hướng thích ứng tại thành phố Quy Nhơn tỉnh Bình Định và vùng phụ cận. Trong [20] mới chỉ đánh giá tai biến từ các kịch bản biến đổi khí hậu nhưng chưa xét đến ảnh hưởng của kết cấu hạ tầng. Cũng năm đó, Dư Văn Toán, Trần Thế Anh [47] đã đánh giá rủi ro do lũ lụt trong bối cảnh biến đổi khí hậu cho một đơn vị cấp xã vùng ven biển Nam Trung Bộ. Trong công trình này, tính dễ bị tổn thương được xác định thông qua yếu tố tai biến lũ (độ lớn lũ và số điểm cảnh báo lũ), tính dễ bị tổn thương được coi như là yếu tố tự nhiên. Trong khi đó, Lê Thị Kim Ngân [31] đã đánh giá tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu ở huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định bằng việc xác định yếu tố gây tổn thương như: bão, lũ, hạn hán,…tác động trực tiếp vào nhóm đối tượng dễ bị tổn thương: hệ sinh thái, các thành phần kinh tế - xã hội, coi yếu tố gây tổn thương không chịu ảnh hưởng của hoạt động công nghiệp, sinh hoạt đô thị và chỉ xét đến yếu tố sản xuất nông nghiệp là chính. Nghiên cứu này chưa sử dụng hết các yếu tố dễ bị tổn thương nên mới xác định mức độ dễ bị tổn thương theo định tính.

Đinh Thái Hưng [19] đã nghiên cứu, xây dựng chỉ số tính dễ bị tổn thương (CVI) cho vùng bờ biển Việt Nam trong các kịch bản nước biển dâng, theo hai thành phần là tính nhạy cảm và khả năng chống chịu của hệ thống bờ biển (tự nhiên) để thích ứng với những biến đổi của điều kiện môi trường. Các chỉ số này phản ánh mức độ dễ bị tổn thương của khu vực bờ biển để phục vụ công tác quản lý hiệu quả khu vực đới bờ. Trong một số công trình, Trịnh Minh Ngọc [32], Nguyễn Thanh Sơn [40] đã đánh giá khả năng dễ bị tổn thương tài nguyên nước lưu vực sông Thạch Hãn và lưu vực sông Nhuệ - Đáy, đã đưa vào các tham số:sức ép nguồn

32

nước, sức ép khai thác sử dụng, hệ số sinh thái và thông số quản lý để tính toán. Thấy rằng, phần lớn các công trình vừa nêu [17, 26, 32, 33, 34, 40] mới chú trọng đến yếu tố tự nhiên mà chưa xét đến khía cạnh kinh tế - xã hội.

Yếu tố xã hội được tham vấn nhiều hơn trong một số nghiên cứu của Thái Thành Lượm [30] khi xét tính dễ bị tổn thương của hệ thống vùng biển Hà Tiên - vịnh Cây Dương (Kiên Giang), Võ Hồng Tú [49] đã bàn về tính dễ bị tổn thương sinh kế nông hộ tại tỉnh An Giang khi có lũ. Các công trình này với bộ công cụ PRA bằng cách tiếp tham số đã cố gắng đưa ra các giải pháp ứng phó. Tuy đã đề cập đến yếu tố kinh tế - xã hội nhưng số biến được đưa vào công trình này còn hạn chế và cũng mới đề cập đến các đặc trưng lũ lụt ở quy mô tổng thể (chỉ xét đến diện ngập mà chưa xét đến thời gian ngập và tốc độ dòng chảy lũ). Đối với từng ngành cụ thể thì Tô Ngọc Thúy [44] đã nghiên cứu đánh giá tổn thương do nước biển dâng ở Thừa Thiên Huế, tập trung vào các ngành: nông nghiệp, công nghiệp, thủy sản.

Trong nhiều nghiên cứu đã khẳng định biến đổi khí hậu làm gia tăng các tính chất cực đoan của tai biến thiên nhiên và lũ lụt không phải là ngoại lệ. Vì lẽ đó, đánh giá tính dễ bị tổn thương do các tai biến thiên nhiên trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang được quan tâm nghiên cứu. Ngô Thị Vân Anh [2] đã đánh giá tính dễ bị tổn thương trong bối cảnh biến đổi khí hậu của thành phố Cần Thơ, đã xem xét các thành phần là: độ phơi nhiễm, độ nhạy và khả năng chống chịu. Tuy nhiên, các biến được xác lập cho các thành phần: dân cư, nông nghiệp, công nghiệp, vệ sinh môi trường và cơ sở hạ tầng được xác định bằng phương pháp tích hợp bản đồ. Vì thế tiêu chí độ phơi nhiễm, tính nhạy và khả năng chống chịu chưa được thể hiện rõ nét trong việc tính chỉ số dễ bị tổn thương đã nêu.

Cũng bàn về vấn đề này, Hà Hải Dương [14] sử dụng 3 tiêu chí là độ phơi nhiễm, tính nhạy và khả năng chống chịu khi đánh giá tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu. Chi tiết hơn, Trần Thục [43] đã xây dựng quy trình đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu đối với nông nghiệp, với các thành phần được xem xét độ phơi nhiễm, tính nhạy và khả năng thích ứng. Phần lớn các nghiên cứu trên có các biến thuộc thành phần tính nhạy là các yếu tố trong lĩnh vực nông

33

nghiệp chứ chưa bàn đến tính nhạy từ cộng đồng và kết cấu của xã hội. Và hạn chế của những công trình này là chưa tính được các tiêu chí về khả năng chống chịu ở mức toàn diện.

Cụ thể hơn đối với lũ lụt vào năm 2010, Viet Trinh [112] đã đánh giá rủi ro do lũ trên lưu vực sông Thạch Hãn tỉnh Quảng Trị bằng cách lập bản đồ tai biến do lũ và bản đồ tính dễ bị tổn thương, có xét đến tình hình sử dụng đất và mật độ dân số nhưng chưa xét đến khả năng chống chịu của cộng đồng. Tương tự, Phạm Thị Hiền Thương [45] đã đánh giá rủi ro do tác động của biến đổi khí hậu đến các lĩnh vực kinh tế - xã hội chính của tỉnh Bình Định, không sử dụng các thành phần tai biến (tính dễ bị tổn thương và độ phơi nhiễm) mà tính hệ số rủi ro từ ý kiến chuyên gia và giá trị sản lượng, năng suất,…

Nguyen Mai Dang năm [94, 95] đã nghiên cứu xây dựng chỉ số rủi ro lũ ở vùng ngập lụt sông Đáy, đồng bằng sông Hồng. Khái niệm tính dễ bị tổn thương đã được tác giả mở rộng và khái quát: mật độ dân số, nhận thức của cộng đồng, các công trình phòng lũ, sự ô nhiễm, sự xói mòn và nhiều yếu tố khác. Tuy nhiên, các tham số được đưa vào tính toán chỉ số dễ bị tổn thương còn hạn chế, chưa bao trùm và phản ánh hết các yếu tố xã hội, đặc biệt đặc trưng quan trọng nhất là tình hình sử dụng đất đã không được xem xét. Nguyen Mai Dang đã sử dụng thuật toán phân tích hệ thống phân cấp (AHP) để xác định trọng số của các tham số trong từng chỉ số. Phân tích cặp trong AHP để xác định trọng số được lấy theo ý kiến chuyên gia. Các giá trị như tai biến lũ được lấy từ kết quả mô phỏng lũ lịch sử năm 1971 còn số liệu về kinh tế xã hội trong tham số tổn thương và môi trường được thu thập được từ Niên giám thống kê để từ đó xây dựng bản đồ rủi ro lũ cho khu vực nghiên cứu. Nghiên cứu này đã mang tính tổng hợp, tuy nhiên vẫn thiên về yếu tố tự nhiên của hệ thống. Ở đây các tham số được sử dụng là rất hạn chế, yếu tố kinh tế chỉ có 04 tham số, yếu tố xã hội chỉ có 04 tham số. Lượng thông tin này thực sự chưa thể hiện hết được bức tranh kinh tế - xã hội vùng nghiên cứu. Cũng trong công trình này, ngoài hiện trạng sử dụng đất thì các tham số thể hiện khả năng chống chịu của người dân chưa được quan tâm đúng mức. Theo hướng đó, Dang Dinh Kha [71] đã

34

áp dụng để xây dựng bộ chỉ số và bản đồ tổn thương do lũ cho lưu vực sông Thạch Hãn tỉnh Quảng Trị, đồng thời đề cập đến độ phơi nhiễm, tính nhạy và khả năng chống chịu.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xác lập cơ sở khoa học đánh giá tính dễ bị tổn thương do lũ lụt lưu vực sông Vu Gia Thu Bồn phục vụ quy hoạch phòng chống thiên tai (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(183 trang)