Gia - Thu Bồn theo chỉ số dễ bị tổn thương
Trên cơ sở kết quả tính toán bộ chỉ số, phân tích các tiêu chí và đánh giá mức độ dễ bị tổn thương do lũ lụt đối với các tiểu lưu vực ở trên, công tác quản lý lũ lớn,
134
quy hoạch phòng chống và giảm nhẹ thiên tai đối với lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn cần lưu ý:
+ Tiểu lưu vực VG-1, VG-2, VG-3: Ngoại trừ một vài xã phía Đông của huyện Đại Lộc, Hòa Phú huyện Hòa Vang có mức độ dễ bị tổn thương lớn thì các xã còn lại là tổn thương không đáng kể do không phải chịu ảnh hưởng bởi nguy cơ lũ lụt. Vì vậy, có thể quy hoạch các xã phía Tây huyện Đại Lộc như Đại Đồng, Đại Chánh, Đại Lãnh,.. là nơi sơ tán lũ cho các xã có tính dễ bị tổn thương cao ở tiểu lưu vực VG-4 như Đại Cường, Đại Thắng,...
- Ở vùng này hiện nay có nhiều công trình thủy lợi đặc biệt là hệ thống thủy điện bậc thang như Sông Bung 2, sông Bung 4, A Vương,.. thì việc vận hành có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong công tác quy hoạch phòng lũ vùng hạ du. Ngoài ra, việc lựa chọn địa điểm sơ tán lũ cần xem xét đến khả năng ảnh hưởng cục bộ của các công trình thủy điện trên.
- Một phần diện tích xã Đại Phong huyện Đại Lộc thuộc tiểu lưu vực VG-3 có mức độ dễ bị tổn thương rất lớn do có nguy cơ ngập lụt cao và tính nhạy lớn thì cần quy hoạch các công trình phòng lũ, ngăn lũ phía thượng lưu hiệu quả. Hơn nữa, cần phát triển công tác tuyên truyền phòng tránh lũ, nâng cao nhận thức của người dân, tạo điều kiện và hỗ trợ người dân trong công tác phòng chống lũ lụt. Ở địa phương cần xây dựng các phương án phòng tránh lũ trong trường hợp khẩn cấp. Ngoài ra, cần giảm tỷ lệ sản xuất nông nghiệp ở địa phương bằng việc tăng tỷ lệ các ngành công nghiệp, dịch vụ hay nghề phụ…để giảm khả năng tổn thương trước những nguy cơ lũ. Đối với ngành giao thông cần xem xét cao trình các công trình như đường, cầu…để đảm bảo không là “đê” ngăn cản việc thoát lũ ở địa phương.
+ Tiểu lưu vực TB-1, TB-2: là vùng thượng và trung lưu của nhánh sông Thu Bồn, mức độ dễ bị tổn thương ở đây chủ yếu là không đáng kể và vừa phải. Mức độ dễ bị tổn thương tăng dần từ thượng lưu (phía Tây) xuống trung lưu (phía Đông), các xã ở Duy Xuyên, Thăng Bình đã chịu ảnh hưởng bởi ngập lụt nên có mức độ dễ bị tổn thương tương đối lớn và lớn. Ngoài ra một phần diện tích hai xã Đại Minh và Điện Phong phía hạ lưu có mức độ dễ bị tổn thương rất lớn. Còn lại ở khu vực này,
135
phần lớn không bị ngập, trị số tính nhạy không cao là yếu tố chính giúp cho mức độ dễ bị tổn thương ở mức thấp, vì vậy quy hoạch phòng chống giảm nhẹ thiên tai để không làm tăng tính dễ bị tổn thương của vùng này cần lưu ý:
- Trên thượng lưu của sông Thu Bồn hiện có hai nhà máy thủy điện đang hoạt động là thủy điện Sông Tranh 2 và thủy điện Đắk Mi 4 vì vậy để tránh gây lũ lụt cục bộ làm trị số nguy cơ lũ lụt tăng lên ở vùng này thì cần thiết phải có quy trình vận hành phù hợp và hiệu quả, đặc biệt trong mùa mưa lũ.
- Yếu tố mặt đệm (rừng) ở đây là rất quan trọng đối với quá trình hình thành dòng chảy lũ, trong khi người dân ở vùng cao vẫn sống du canh, du cư rất nhiều sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến việc giữ gìn và bảo vệ rừng hiện có. Vì vậy, cần có cơ chế, chính sách và quy hoạch kết cấu hạ tầng, y tế… đối với vấn đề dân sinh, xã hội ở từng vùng cụ thể để đảm bảo không làm tăng tính nhạy trước các nguy cơ lũ lụt của người dân trong vùng.
- Quy hoạch đường xá, giao thông cần cân nhắc đến đa mục tiêu, vừa phòng ngừa lũ lên nhanh gây lũ cục bộ và vừa là hạ tầng vững trắc phục vụ đi lại của người dân mỗi khi có lũ.
- Một số xã ở trung du cần quy hoạch vùng trồng, diện tích gieo trồng phù hợp và cần giảm tỷ trọng này trong tương lai để tránh sự phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên đối với sinh kế của người dân.
- Có thể quy hoạch các khu tránh lũ ở khu vực này cho người dân ở vùng hạ lưu (TB-3) có mức độ dễ bị tổn thương cao để thuận tiện cho việc sơ tán và đảm bảo cuộc sống cũng như bảo vệ tài sản của người dân khi lũ lụt xảy ra.
+ Tiểu lưu vực VG-4: là vùng bao gồm gần như hoàn toàn thành phố Đà Nẵng – là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của cả vùng miền Trung, vì vậy quy hoạch phòng tránh lũ lụt và giảm nhẹ thiên tai do lũ lụt gây ra là rất quan trọng. Đây là vùng hạ lưu của nhánh sông Vu Gia, thường xuyên phải hứng chịu lũ lụt và mức độ ngập khá cao gây ra mức độ dễ bị tổn thương ở mức lớn và rất lớn, đặc biệt là một số xã của huyện Hòa Vang và huyện Đại Lộc. Vì vậy quy hoạch phát triển kinh tế
136 xã hội vùng này cần lưu ý:
- Quy hoạch giao thông cần cân nhắc đến cao trình đường để tránh việc đường trở thành đê ngăn cản sự tiêu thoát lũ vùng hạ du.
- Giảm tỷ trọng các ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp, dịch vụ, thương mại… để tránh bị ảnh hưởng nặng nề bởi lũ lụt.
- Tăng cường các biện pháp, công trình chống lũ cho người dân cũng như hỗ trợ hiệu quả cho người dân chống lũ.
- Quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng trong quá trình đô thị hóa, hiện đại hóa cũng cần cân nhắc đến vấn đề tiêu thoát lũ, phòng lũ và quản lý lũ lớn ở địa phương.
+ Tiểu lưu vực TB-3: là vùng bao gồm các địa phương có điều kiện kinh tế
phát triển, là trung tâm kinh tế, văn hóa của vùng như thành phố Hội An. Do ở hạ lưu nên mức độ ảnh hưởng bởi lũ lụt là rất lớn vì thế mức độ dễ bị tổn thương cũng ở mức cao. Đặc biệt sự phát triển ở đây luôn gắn liền với quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng là quá trình luôn gây ra những tổn thương nhất định trước nguy cơ lũ lụt. Vì vậy quy hoạch ở đây cũng cần chú trọng:
- Phát triển các ngành nghề dịch vụ, thương mại và đặc biệt là nghề phụ thay thế dần các ngành trồng trọt, chăn nuôi.
- Chú trọng đến các đặc trưng tính nhạy (dân sinh, kết cấu hạ tầng, y tế, giáo dục..) làm giảm tính tổn thương trước nguy cơ lũ lụt của người dân và cộng đồng.
- Phát triển cơ sở hạ tầng (giao thông) có thể là tác nhân gây khó khăn trong việc thoát lũ và gây ngập úng cục bộ, vì vậy cần xem xét đến yếu tố lũ lụt trong quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở vùng này.
* *
137
Như vậy, với kết quả đã tính toán, phân tích và đánh giá cho thấy bộ tiêu chí đánh giá tính dễ bị tổn thương do lũ đã thiết lập là phù hợp với điều kiện lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn.
Bộ bản đồ gồm: bản đồ nguy cơ ngập lụt, độ phơi nhiễm, tính nhạy, khả năng chống chịu và bản đồ mức độ dễ bị tổn thương đã được xây dựng dựa trên bộ tiêu chí và chỉ số cho thấy khả năng ứng dụng tốt trong công tác quy hoạch và phòng chống thiên tai lũ lụt.
Qua việc khai thác bộ chỉ số và bản đồ đã đề xuất các giải pháp phục vụ quy hoạch và quản lý thiên tai lũ lụt trên lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn.
138
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ
KẾT LUẬN
Luận án đã giải quyết bài toán “Xác lập và xây dựng cơ sở khoa học đánh giá tính dễ bị tổn thương phục vụ quy hoạch phòng chống thiên tai lũ lụt lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn” đã rút ra được một số kết luận sau:
(1) Qua tổng quan các phương pháp đánh giá tính dễ bị tổn thương trên thế giới và Việt Nam, thấy rằng đối với lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn việc lựa chọn phương pháp xây dựng bộ chỉ số dễ bị tổn thương để đánh giá tính dễ bị tổn thương lũ lụt là phù hợp nhất.
(2) Qua nghiên cứu các phương pháp xây dựng chỉ số (có hay không có trọng số) thấy rằng phương pháp trọng số có ưu thế khi giải quyết các bài toán có thành phần dữ liệu đa dạng và trong trường hợp lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn việc lựa chọn sự kết hợp hai phương pháp tính trọng số AHP và Iyengar-Sudarshan là đúng đắn.
(3) Bộ tiêu chí được lựa chọn theo nhóm, thành phần có khả năng bao quát đầy đủ về các yếu tố tự nhiên, kinh tế, xã hội, môi trường là phản ánh chân thực bức tranh xã hội của cộng đồng – có nghĩa là nguồn dữ liệu tin cậy để đánh giá tính dễ bị tổn thương lũ lụt. Bộ tiêu chí và chỉ số dễ bị tổn thương do lũ lụt trên lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn được thể hiện trên bộ bản đồ được xây dựng thông qua chỉ số là công cụ hữu ích cho việc đánh giá tính dễ bị tổn thương do lũ lụt. Đối với lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn, bộ chỉ số và bản đồ cho thấy:
- Có 2,4% (5) xã có mức độ dễ bị tổn thương rất lớn nằm phần lớn ở các tiểu lưu vực TB-3 và VG-4 thuộc vùng hạ lưu. Đặc biệt các xã này thường chịu ảnh hưởng nặng nề của dòng chảy lũ bởi cả hai dòng chính là Vu Gia và Thu Bồn, đồng thời có điều kiện kinh tế phát triển chậm, phần lớn sinh kế của người dân là từ nông nghiệp vì vậy tính nhạy với lũ lụt ở mức cao.
139
bình, phần lớn là các huyện miền núi thuộc vùng thượng lưu và trung lưu của
lưu vực Vu Gia - Thu Bồn.
- Có 35,1% số xã (74 xã) có mức độ dễ bị tổn thương là tương đối lớn và lớn nằm ở trung và hạ lưu mức độ chịu ảnh hưởng bởi ngập lụt tương đối cao nhưng tính nhạy ở mức trung bình và khả năng chống chịu tốt.
(4) Bộ chỉ số và bản đồ là công cụ hữu ích phục vụ công tác quy hoạch phòng chống thiên tai lũ lụt trên lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn, cụ thể:
- Đối với các tiểu lưu vực phía thượng lưu VG-1, VG-2, TB-1 chú trọng công tác bảo vệ rừng đầu nguồn vì lẽ rừng đầu nguồn hiện hay đang bị tàn phá nặng nề. Cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức phòng tránh lũ lụt và các biện pháp phòng tránh trong trường hợp khẩn cấp.
- Đối với các tiểu lưu vực VG-3, TB-2 quy hoạch vùng tránh lũ cho các xã có tính dễ bị tổn thương cao thuộc tiểu lưu vực VG-4 và TB-3. Xây dựng một số công trình phòng lũ cho hạ du và phát triển kinh tế xã hội trên cơ sở giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp.
- Đối với các tiểu lưu vực VG-4, TB-3 thuộc vùng hạ lưu có mức dễ bị tổn thương cao: cần chú trọng phát triển các ngành thương mại, dịch vụ, công nghiệp; giáo dục, tuyên truyền và hỗ trợ nâng cao khả năng và điều kiện phòng tránh lũ cho người dân và từng hộ gia đình; phát triển xây dựng cơ sở hạ tầng (giao thông) cần chú trọng đến hành lang thoát lũ từ thượng lưu; xây dựng các công trình đa mục tiêu có mục tiêu tránh lũ tại chỗ trong điều kiện nhất định.
KIẾN NGHỊ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO
- Trên cơ sở bộ tiêu chí đã lựa chọn và thiết lập để đánh giá tính dễ bị tổn thương do lũ lụt trên lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn, cần có nghiên cứu sâu hơn để tinh giảm bộ tiêu chí sao cho khối lượng thu thập, tính toán và xử lý dữ liệu tối ưu.
140
số dễ bị tổn thương. Tuy nhiên, cần nghiên cứu chi tiết nội hàm (theo kịch bản) các biến, thành phần này để đánh giá mức độ ảnh hưởng đến chỉ số dễ bị tổn thương.
- Tiến tới việc xây dựng một hệ thống các điểm thu thập thông tin, dữ liệu đồng bộ để cập nhật, đánh giá và chỉnh sửa bộ chỉ số và bản đồ dễ bị tổn thương nhằm phục vụ tốt hơn công tác quy hoạch phòng chống thiên tai lũ lụt cho từng địa phương cụ thể.
141
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
[1]. Nguyễn Thanh Sơn, Cấn Thu Văn (2012), “Các phương pháp đánh giá tính dễ bị tổn thương - Lý luận và thực tiễn. Phần 1. Khả năng ứng dụng trong đánh giá tính dễ bị tổn thương lũ lụt ở Miền Trung Việt Nam”, Tạp chí khoa học Đại học
Quốc gia Hà Nội. Khoa học Tự nhiên và Công nghệ 28(3S), tr. 115-122.
[2]. Cấn Thu Văn, Nguyễn Thanh Sơn (2013), “Các chỉ số đánh giá tính dễ bị tổn thương lũ lụt và phương pháp tính toán”, Tuyển tập báo cáo Hội thảo Khoa học
Quốc gia về khí tượng thủy văn, môi trường và biến đổi khí hậu lần thứ XVI Tập II. Thủy văn - Tài nguyên nước, Biển, Môi trường 27-29 tháng 6, Thành
phố Hồ Chí Minh, tr. 203-211
[3]. Nguyễn Văn Hiếu, Cấn Thu Văn, Nguyễn Thanh Sơn (2013), “Ứng dụng mô hình MIKE FLOOD tính toán ngập lụt và mô phỏng phương án xây dựng đê cho lưu vực sông Lại Giang”, Tạp chí khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội. Khoa học Tự nhiên và Công nghệ 29(1S), tr. 64-71.
[4]. Cấn Thu Văn, Nguyễn Thanh Sơn, Trần Ngọc Anh, Đặng Đình Khá (2013),
“Các phương pháp đánh giá tính dễ bị tổn thương - Lý luận và thực tiễn Phần 2. Áp dụng thử nghiệm tính toán chỉ số dễ bị tổn thương do lũ thuộc lưu vực sông Lam - tỉnh Nghệ An”, Tạp chí khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội. Khoa học
Tự nhiên và Công nghệ 29(2S), tr. 223- 232.
[5]. Cấn Thu Văn, Nguyễn Thanh Sơn, Trần Ngọc Anh và Ngô Chí Tuấn (2014), “Xây dựng chỉ số dễ bị tổn thương lũ lụt sử dụng phương pháp phân tích hệ thống phân cấp (AHP) - Thử nghiệm cho vài đơn vị cấp xã tỉnh Quảng Nam thuộc vùng hạ lưu sông Thu Bồn”, Tạp chí Khí tượng Thủy văn (643), tr. 10-18. [6]. Cấn Thu Văn, Nguyễn Thanh Sơn, Ngô Chí Tuấn và Nguyễn Xuân Tiến
(2014), “Đánh giá ảnh hưởng của sử dụng đất đến kết quả tính toán chỉ số dễ bị tổn thương do lũ – Áp dụng tính cho huyện Điện Bàn tỉnh Quảng Nam thuộc hạ du lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn”, Tạp chí Khí tượng Thủy văn (643), tr. 40- 44.
[7]. Nguyễn Thanh Sơn, Cấn Thu Văn (2014), “Các phương pháp đánh giá tính dễ bị tổn thương - Lý luận và thực tiễn. Phần 3: Tính toán chỉ số dễ bị tổn thương do lũ bằng phương pháp trọng số - Thử nghiệm cho đơn vị cấp xã vùng hạ lưu sông Thu Bồn”, Tạp chí khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội. Khoa học Tự nhiên và Công nghệ 30(4S), tr. 150-158.
[8]. Cấn Thu Văn, Nguyễn Thanh Sơn (2015), "Xây dựng phương pháp tính trọng số để đánh giá tính dễ bị tổn thương trên lũ lụt lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn", Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Tự nhiên và Công nghệ 31(1S), tr. 93-102.
142
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Ngô Lê An, Nguyễn Ngọc Hoa (2013), "Nghiên cứu dự báo dòng chảy lũ lưu vực sông Vu Gia-Thu Bồn". Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Thủy lợi và Môi trường 43 (12/2013) tr. 118-124
[2] Ngô Thị Vân Anh, Nguyễn Thanh Tường, Lê Hà Phương (2013), "Đánh giá tính dễ bị tổn thương đối với biến đổi khí hậu của thành phố Cần Thơ", Kỷ yếu hội thảo khoa học, Viện khí tượng thủy văn và môi trường 6/2013, tr.
184-194
[3] Đào Đình Bắc, Đặng Văn Bào, Vũ Văn Phái, Nguyễn Hiệu (2001), "Nghiên cứu các dấu vết của lũ lụt trong địa hình phục vụ cảnh báo tai biến vùng hạ