Xử lý nhiệt là một phương pháp biến tính chọn lọc để loại bỏ những protein tạp kém bền nhiệt và giữ lại các protein bền nhiệt hơn bằng cách ly tâm. Đây là một trong những phương pháp làm sạch nhanh enzym rất hiệu quả trong trường hợp các enzym bền nhiệt, vì vậy nghiên cứu tính bền nhiệt của enzym không chỉ cho phép đánh giá khả năng sử dụng xử lý nhiệt để làm
sạch enzym, mà còn giúp cho việc thao tác với enzym trong quá trình thực nghiệm được thuận tiện.
Quá trình xử lý nhiệt được tiến hành như sau: Chuẩn bị 07 ống eppendorf 0,5ml chứa cùng một lượng thể tích 200 µl dịch chiết mô. Đem xử lý nhiệt các mẫu trên bằng cách sử dụng máy PCR để gia nhiệt trong 5 phút ở các giá trị nhiệt độ khác nhau: 400C, 500C, 600C, 700C, 800C, 900C và 1000C. Sau đó các mẫu dịch được làm lạnh ngay bằng nước đá đang tan rồi ly tâm ở
tốc độ 12.000 vòng/phút trong 10 phút ở 40C. Loại bỏ cặn, thu dịch ly tâm và
mang đi kiểm tra hoạt tính RNase còn lại bằng các phương pháp: - Định tính hoạt tính bằng phương pháp đục lỗ trên gel agarose
- Định lượng hoạt tính bằng đo OD260
Từ kết quả ta chọn được ống có hoạt tính tối ưu nhất (loại được nhiều protein tạp nhất nhưng vẫn giữ được hoạt tính).
Mẫu enzym ở 250C (t0 phòng) được dùng làm mẫu đối chứng để so sánh, hoạt tính của mẫu này được coi là 100%.
Từ các kết quả xử lý nhiệt có thể kết luận được tính bền với nhiệt của dịch chiết RNase trong acid và trong đệm PBS. Từ đó chọn được điều kiện nhiệt độ tối ưu để xử lý protein tạp đối với từng loại dịch chiết.