Các chất kìm hãm (Inhibitor)

Một phần của tài liệu Tách chiết, tinh chế ribonuclease từ trứng động vật lưỡng cư (amphibia) và xác định một số tính chất của enzym (Trang 25)

RNase có mặt trong mọi cơ thể sống kể cả ở người và đóng vai trò quan trọng trong rất nhiều quá trình nền tảng của tế bào do đó hoạt tính của nó được kiểm soát chặt chẽ bởi một hệ thống điều hoà tinh vi, đó là các chất kìm hãm có bản chất protein do chính tế bào sản sinh ra. Các protein kìm hãm ribonuclease (RI) có nhiều trong dịch bào của động vật có vú, phân bố ở nhiều mô và giữ vai trò bảo vệ tế bào khỏi độc tính của các RNase.

RI có khối lượng phân tử khoảng 50 000 Da, chiếm 0,01-0,1% tổng số protein trong bào tương. Riêng ở nhau thai và não tỉ lệ này lớn hơn, tương ứng là 0,1% và 0,08% [18, 37, 39].

Phân tử RI có ái lực mạnh với RNase, chúng tạo phức với nhiều thành viên thuộc siêu họ RNase A theo tỉ lệ 1:1. Mỗi phân tử RI chứa từ 30-32 gốc Cys dạng khử nên môi trường khử như dịch bào rất phù hợp để duy trì hoạt tính RI. Việc oxy hoá một gốc Cys sẽ kéo theo sự oxy hoá các gốc còn lại. Khi bị oxy hoá, RI mất khả năng liên kết với RNase và nhanh chóng bị thuỷ phân bởi protease trong tế bào [1].

Tuy nhiên, khả năng bảo vệ tế bào của RI cũng bị hạn chế bởi một số enzym. Chẳng hạn, BS-RNase có cấu trúc bậc 4 dạng dimer có thể thoát khỏi sự kiểm soát của RI nên độc với tế bào. Chỉ khi hai cầu nối disunfide bị khử, dạng dimer này chuyển thành hai tiểu đơn vị BS-RNase monomer bị RI kìm hãm nên mất hoàn toàn hoạt tính. Hầu hết các thành viên thuộc siêu họ RNase A có cấu trúc monomer đều bị kìm hãm bởi RI có trong dịch bào, ngoại trừ ONC và Amph. Chúng nằm ngoài vùng kiểm soát của RI nhờ những đặc trưng về mặt cấu trúc với vòng ngoài của phân tử protein bị cắt ngắn, đa số

các gốc của phân tử RNase A tiếp xúc với RI được thay thế bởi các gốc không đồng dạng ở ONC, Amph. Do vậy, các enzym này có cơ hội biểu hiện hoạt tính cytotoxicity.

Một số chất kìm hãm khác cũng có mặt trong tế bào như các polimer mang điện âm, một số chất ức chế lấy từ tế bào gan chuột, nhân tế bào sao

biển, trứng của loài Chaetopterusp, từ lá cây tử đinh hương…các ion kim loại

nhất là các ion kim loại hoá trị 2 cũng có khả năng ức chế RNase.

Một phần của tài liệu Tách chiết, tinh chế ribonuclease từ trứng động vật lưỡng cư (amphibia) và xác định một số tính chất của enzym (Trang 25)