* Bán kính vành khăn vùng ức chế
Kết quả ở bảng 4.5, cho thấy bán kính ức chế nấm F. oxysporum của các nghiệm thức gần như không giảm theo thời gian tồn trữ, tuy nhiên các nghiệm thức có tỷ lệ nội bào tử cao cho hiệu quả kéo dài hơn.
Thời điểm 1 tháng sau tồn trữ
Vi khuẩn trong các chế phẩm đã thể hiện tác động ức chế, ngay từ thời điểm 1 NSTN, sau đó giảm dần theo thời gian khảo sát. Trong cùng thời điểm khảo sát, chế phẩm có tỷ lệ nội bào tử cao (100%) duy trì được hiệu quả ức chế tốt hơn và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức có tỷ lệ nội bào tử thấp được ghi nhận từ 5-7 ngày sau khi thử nghiệm.
Ở thời điểm 5 NSTN, bán kính ức chế nấm bệnh cao nhất là nghiệm thức 100% (9,00 mm) khác biệt so với nghiệm thức 5% và 50% nội bào tử, xu thế nầy tiếp tục duy trì đến thời điểm 7 NSTN, bán kính vành khăn vô khuẩn của nghiệm thức 100% NBT là 7,50 mm, khác biệt với 2 nghiệm thức còn lại.
Như vậy, sau 1 tháng tồn trữ, nghiệm thức 100% nội bào tử cho hiệu quả ức chế nấm bệnh cao nhất.
Thời điểm 2 tháng sau tồn trữ
Vi khuẩn trong các chế phẩm vẫn thể hiện tác động ức chế, ngay từ thời điểm 1 NSTN, sau đó giảm dần theo thời gian khảo sát.
Hình 3.5: Máy phối trộn chếphẩm. Hình 3.4: Chế phẩm sau thời gian
43
Ở các thời điểm 1 NSTN, 3 NSTN và 5 NSTN, bán kính vô khuẩn của nghiệm thức 100% nội bào tử vẫn cao nhưng không khác biệt ý nghĩa. Đến thời điểm 7 NSTN, bán kính vành khăn vô khuẩn tiếp tục giảm, nhưng nghiệm thức 100% nội bào tử vẫn duy trì tốt hơn với bán kính vành khăn vô khuẩn là 7,75 mm, khác biệt so với nghiệm thức 5% và 50% ở mức ý nghĩa 1%.
Như vậy, sau 2 tháng tồn trữ nghiệm thức 100% cho hiệu quả ức chế nấm bệnh cao nhất, còn 2 nghiệm thức còn lại không có sự khác biệt.
Thời điểm 3 tháng sau tồn trữ
Vi khuẩn trong các chế phẩm vẫn thể hiện tác động ức chế ngay từ thời điểm 1 NSTN, sau đó cũng giảm dần theo thời gian khảo sát.
Về hiệu quả đối kháng, ngay thời điểm 1 NSTN đã có sự khác biết ý nghĩa 5%, nghiệm thức 100% NBT cho bán kính vô khuẩn đạt 13,00 mm, không khác biệt ý nghĩa so với nghiệm thức 50% (11,50 mm), nhưng khác biệt ý nghĩa so với nghiệm thức 5% (11,00 mm), tuy nhiên sự khác biệt không biểu hiện ở thời điểm 3 và 5 NSTN. Đến thời điểm 7 NSTN, nghiệm thức 100% cho bán kính vô khuẩn cao (8,75 mm), khác biệt ý nghĩa với nghiệm thức 50% nhưng không khác biệt với nghiệm thức 5%.
Bảng 3.5 Bán kính nấm Fusarium oxysporum bị ức chế bởi bởi các chế phẩm chứa tỷ lệ nội bào tử khác nhau theo thời gian tồn trữ
Tháng sau tồn trữ Ngày sau thí nghiệm Bán kính ức chế nấm gây bệnh ( mm) CV (%) Ý nghĩa F tính Nghiệm thức với tỷ lệ NBT 5 % 50 % 100 % 1 1 11,25 11,25 11,25 5,93 ns 3 9,75 9,75 10,50 8,50 ns 5 7,25 b 7,00 b 9,00a 11,17 * 7 5,75 b 5,50 b 7,50a 8,84 * 2 1 12,25 12,50 13,00 15,84 ns 3 10,00 10,75 11,25 12,30 ns 5 8,250 9,50 9,75 10,60 ns 7 6,000 b 6,75 b 7,75a 5,97 ** 3 1 11,00 b 11,50ab 13,00a 8,45 * 3 9,50 9,75 11,50 14,08 ns 5 7,25 7,25 9,00 25,35 ns 7 6,25 ab 5,75 b 8,75 a 25,61 *
Ghi chú: - Các trung bình trong cùng một hàng được theo sau bởi một hay những chữ cái giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê trong phép thử Duncan’s.
- *:khác biệt ý nghĩa 5%;** khác biệt ở mức ý nghĩa 1% ;ns: khác biệt không ý nghĩa; NSTN: ngày sau thí nghiệm
44
Nhìn chung, hiệu quả đối kháng của các nghiệm thức đối với nấm
Fusarium oxysporum vẫn được duy trì, ở mức khá cao, phù hợp với kết quả thí nghiệm của Trần Thị Thúy Ái (2011), cho thấy thời gian tồn trử đến 3 tháng chưa làm giảm hiêụ lực ức chế của vi khuẩn, nói cách khác vi khuẩn vẫn duy trì được sức sống trong chế phẩm đến 3 tháng sau khi tồn trử ở điều kiện nhiệt độ phòng (28-32oC).
*Hiệu suất đối kháng
Sau 3 tháng tồn trữ, chế phẩm vẫn còn thể hiện sự đối kháng đối với nấm bệnh, với hiệu suất đối kháng tăng dần từ 1 đến 5 NSTN. Hầu hết đều có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê ở thời điểm 7 NSTN.
Thời điểm 1 tháng sau tồn trữ
Ở thời điểm 7 NSTN, hiệu suất đối kháng có sự khác biệt ý nghĩa thống kê ở mức 5% giữa các nghiệm thức, trong đó nghiệm thức 100% NBT đạt cao nhất (49,14%.). Không có sự khác biệt thống kê về hiệu suất đối kháng giữa chế phẩm có tỷ lệ NBT khác nhau vào các thời điểm 1, 3, 5 NSKT
Bảng 3.6 Hiệu suất đối kháng của các chế phẩm chứa tỷ lệ nội bào tử khác nhau đối với nấm Fusarium oxysporum theo thời gian tồn trữ
Tháng sau tồn trữ
Ngày sau thí nghiệm
Hiệu suất đối kháng (%)
CV (%) Ý nghĩa F tính Nghiệm thức 5 % 50 % 100 % 1 1 30,44 30,51 34,21 12,35 ns 3 31,64 31,70 34,23 19,27 ns 5 41,22 40,60 45,73 7,95 ns 7 45,19 b 44,62 b 49,14a 3,53 * 2 1 22,92 24,15 26,23 22,04 ns 3 21,54 24,46 26,43 23,49 ns 5 38,23 b 41,85a 42,50a 5,39 * 7 45,44 b 47,13ab 49,40a 3,70 * 3 1 19,14 b 21,06ab 27,43a 18,30 * 3 22,62 23,51 30,14 20,40 ns 5 38,46 38,47 43,17 15,14 ns 7 43,79 b 42,62 b 49,74 a 8,35 *
Ghi chú: - Các trung bình trong cùng một hàng được theo sau bởi một hay những chữ cái giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê trong phép thử Duncan’s.
- *:khác biệt ý nghĩa 5;ns: khác biệt không ý nghĩa; NSTN: Ngày sau thí nghiệm
Thời điểm 2 tháng sau tồn trữ
Vào 5 NSKTN, nghiệm thức có tỷ lệ NBT 50% và 100% cho hiệu suất đối kháng cao (41,85% và 42,5%, theo thứ tự), khuynh hướng tương tự cũng
45
được ghi nhận vào thời điêm 7 NSTN, nghiệm thức 100% NBT duy trì hiệu suất ở 49,40%.
Thời điểm 3 tháng sau tồn trữ
Chỉ ở thời điểm 7 NSTN, có sự khác biệt thống kê giữa các nghiệm thức có tỷ lệ NBT khác nhau, cao nhất là nghiệm thức 100% NBT.
Theo thang đánh giá của Soytong (1988) thì hiệu suất đối kháng của nghiệm thức 100% chỉ ở mức thấp và trong thí nghiệm vẫn có nhưng lần lặp lại của nghiệm thức này cho hiệu suất đối kháng ở mức trung bình, nhưng khả năng tạo bán kính vành khăn vô khuẩn của nghiệm thức 100% vẫn thể hiện sự đối kháng khá tốt với nấm Fusarium oxysporum.