Những kết quả nghiên cứu về môi trường nhân nuôi vi khuẩn

Một phần của tài liệu khảo sát ảnh hưởng của môi trường nhân nuôi trên mật số và sức sống của chủng vi khuẩn bacillus amyloliquefaciens (Trang 35)

Những nghiên cứu về nhân nuôi vi khuẩn bắt đầu từ rất sớm, King et al,(1954) đã sử dụng môi trường King’s B để nhân nuôi vi khuẩn P. fluorescens trong glycerol 30% và trữ ở -800C. Khi tiến hành nhân nuôi vi khuẩn P. fluorescens trong King’s B lỏng trên máy lắc Infors AG với tần số lắc 150 vòng/phút ở nhiệt độ phòng sau 48 giờ mật số vi khuẩn đạt được khoảng 9 x 108 CFU/ml, vi khuẩn sẽ tăng trưởng tốt khi có bổ sung thêm rifampicin (190 μgml), penicilin (100 μgml) và streptomicin (30 μgml) mà ở nồng độ này sẽ ức chế vi sinh vật khác phát triển (Vidhyasekaran et al,1997).

Theo Bharathi et al.(2004) thì dịch trích từ hạt cây neem và hợp chất chitin (dưới dạng colloidal chitin) có tác dụng làm tăng mật số 2 chủng PGPR

trong môi trường nuôi cấy. Neem và chitin sau khi pha chế được cho vào môi trường nuôi cấy trước khi thanh trùng theo tỉ lệ 1% (V/V).

Nguyễn Thị Thu Nga (2003) đã thử nghiệm dịch trích đậu nành với các liều lượng khác nhau trong chất nền có chứa saccharose, kết quả ghi nhận được ở môi trường dịch trích đậu nành với liều lượng 150 g/lít cho hiệu quả cao hơn các nghiệm thức khác và khi chọn môi trường này cũng với liều lượng

22

150 g/lít và thử nghiệm bổ sung sucrose với các liều lượng khác nhau thì tác giả đi đến kết luận việc bổ sung sucrose không có hiệu quả làm gia tăng mật số vi khuẩn trên máy lắc ngang. Cũng nghiên cứu về vi khuẩn TG17 thì Nguyễn Đắc Khoa và ctv., (2002) đã sử dụng dịch trích đậu nành với liều lượng 150 g/lít để sản xuất vi khuẩn bằng nồi lên men tự chế, sau 72 giờ thì thu được 7 lít huyền phù vi khuẩn có mật số là 6 x 109 CFU/ml. Tuy nhiên, cách nhân nuôi này lại gặp nhược điểm lớn là môi trường đậu nành dễ bị trào ra trong quá trình nhân nuôi do đó rất dễ bị nhiễm, để khắc phục hiện tượng này cũng nhân nuôi bằng nồi lên men tự chế nhưng Nguyễn Thị Thu Nga (2003) đã sử dụng môi trường cám với các liều lượng khác nhau để thử nghiệm, kết quả ghi nhận được môi trường cám với liều lượng 40 g/lít cho mật số vi khuẩn cao nhất và không bị trào ra trong quá trình nhân nuôi do đó không bị nhiễm. Nhân nuôi bằng các loại môi trường trên chưa cho được mật số vi khuẩn cao nên Dương Thị Nguyễn Quyên (2004) tiến hành nhân nuôi vi khuẩn TG17 với 3 loại môi trường: dịch trích cám (40 g/lít), dịch trích đậu nành (150 g/lít), cùng với môi trường kết hợp (cám hòa với đậu nành theo tỉ lệ 9:1), kết quả ghi nhận được môi trường kết hợp là tốt nhất để nhân nuôi vi khuẩn TG17 trên máy lắc ngang (tần số 150 lần/phút ở điều kiện nhiệt độ phòng), vi khuẩn đạt mật số cao trong khoảng từ 48 – 96 giờ sau khi nhân nuôi, lúc 72 giờ đạt mật số cao nhất là 2,3 x 1010 CFU/ml. Dương Thị Nguyễn Quyên (2007) đã thử nghiệm bổ sung thêm PVP vào môi trường nhân nuôi, kết quả là bổ sung PVP ở nồng ðộ 2% có thể nhân mật số ðạt 1,2 x 1010 và rút ngắn thời gian nhân nuôi xuống còn 60 giờ.

Một phần của tài liệu khảo sát ảnh hưởng của môi trường nhân nuôi trên mật số và sức sống của chủng vi khuẩn bacillus amyloliquefaciens (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)