Thí nghiệm 2.1: Đánh giá ảnh hưởng của thời gian tồn trữ trên

Một phần của tài liệu khảo sát ảnh hưởng của môi trường nhân nuôi trên mật số và sức sống của chủng vi khuẩn bacillus amyloliquefaciens (Trang 42)

* Mục tiêu: Đánh giá thời gian lưu tồn của vi khuẩn vùng rễ trong chế

phẩm dạng bột được nhân mật số bằng môi trường đã được chọn ở thí nghiệm 1.

2.2.2.1.1 Chuẩn bị

- Chuẩn bị hỗn hợp bột làm chế phẩm.

- Môi trường nuôi nhân vi khuẩn (chọn từ TN1). - Môi trường King’s B agar để lấy chỉ tiêu.

2.2.2.1.2 Tiến hành

Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 nghiệm thức (3 loại chế phẩm với các tỷ lệ nội bào tử khác nhau), 4 lần lặp lại.

- Làm chế phẩm:

+2000 ml huyền phù PGPR1.

+ 2 kg bột talc (khử trùng ở 105oC trong 12 giờ). + 15 g calcium carbonate (để đạt pH trung tính).

Hình 2.2: Máy lắc nuôi vi khuẩn ở 150 vòng/phút với các nghiệm thức khác nhau.

29

+ 10 g carboxymethyl cellulose (CMC) (chất bám dính).

Huyền phù vi khuẩn được trộn đều với hổn hợp bột (chuẩn bị trước) bằng máy trộn tự chế, trong điều kiện vô trùng, theo phương pháp được mô tả bởi Vidhyasekaran and Muthuamilan (1995); Bharathi et al, (2004) với chất nền là bột talc vi khuẩn được nhân trong môi trường đã chọn.

Các chế phẩm chuẩn bị xong cho vào các bọc polime, buộc kính miệng để tránh nhiễm các vi sinh vật khác.

2.2.2.1.3 Chỉ tiêu theo dõi

- Mật số vi khuẩn sống trong chế phẩm theo thời gian (1 tháng/ lần) cho đến 3 tháng sau thí nghiệm (STN).

- Cách xác định: Sử dụng phương pháp pha loãng huyền phù vi khuẩn. Hòa 0,1 gam chế phẩm vào 10 ml nước cất vô trùng trong ống nghiệm, lắc đều, hút 10 μl chà lên đĩa petri chứa môi trường King’s B, 1 đĩa / lặp lại, rồi ủ trong tủ định ôn, sau 48 giờ, đếm số khuẩn lạc, tính ra mật số vi khuẩn

2.2.2.2 Thí nghiệm 2.2: Khảo sát hiệu quả đối kháng của chế phẩm đối với nấm F. oxysporum, nấm S. rolfsii và vi khuẩn R. solanacearum.

Một phần của tài liệu khảo sát ảnh hưởng của môi trường nhân nuôi trên mật số và sức sống của chủng vi khuẩn bacillus amyloliquefaciens (Trang 42)