Phác đồ điều
trị
THA độ 1 THA độ 2 THA độ 3 Toàn NC
n % n % n % n %
Đơn độc 23 71,88 13 37,14 0 0 36 42,35 Phối hợp 09 28,12 22 62,86 18 100 49 57,65
Tổng 32 100 35 100 18 100 85 100
Nhận xét:
Trong mẫu nghiên cứu, các liệu pháp điều trị đơn độc chiếm 42,35%; phác đồ phối hợp chiếm 57,65%.
Với các bệnh nhân THA độ 1, chủ yếu sử dụng phác đồ điều trị đơn độc chiếm 71,88%; chỉ có 9 bệnh nhân THA độ 1 sử dụng phác đồ phối hợp.
Việc phối hợp thuốc trong điều trị THA được khuyến khích để tránh các biến chứng tim mạch, đặc biệt là ở bệnh nhân THA độ 2 và độ 3. Trong mẫu nghiên cứu, tỷ lệ bệnh nhân THA độ 2 và THA độ 3 được điều trị bằng phác đồ phối hợp từ 2 thuốc trở lên chiếm 57,65%; chỉ có 13 trường hợp THA độ 2 sử dụng phác đồ đơn độc.
3.2.4. Liên quan giữa tỷ lệ bệnh nhân đạt HAMT và sự thay đổi phác đồ điều trị trị
Dựa vào đáp ứng của bệnh nhân trong quá trình điều trị để có sự lựa chọn phác đồ điều trị thích hợp. Trong mẫu nghiên cứu, ghi nhận được có 31 bệnh nhân phải thay đổi phác đồ điều trị. Sau khi thay đổi phác điều trị, tỷ lệ bệnh nhân đạt được HAMT được thể hiện trong bảng 3.7
44
Bảng 3. 7 Tỷ lệ bệnh nhân đạt HAMT sau khi thay đổi phác đồ điều trị Thay đổi phác đồ HA Trước thay đổi Sau khi thay đổi n % N % Đạt HAMT 54 63,53 71 83,53 Không đạt HAMT 31 36,47 14 16,47 Tổng 85 100 85 100 2=8,734; p=0,003 < 0,05 Nhận xét:
Trước khi thay đổi phác đồ điều trị, tỷ lệ bệnh nhân đạt HAMT là 63,53%. Sau khi thay đổi, tỷ lệ bệnh nhân đạt HAMT cao hơn so với ban đầu, chiếm 83,53%. Sự khác biệt này có ý nghĩa với mức p< 0,05; đồng thời chứng tỏ hiệu quả của việc thay đổi liệu pháp điều trị.