1.3.1.1. Thuốc ức chế men chuyển (ACEI)
Vai trò của men chuyển Angiotensin
.
Hình 1. 2 Vai trò của men chuyển Angiotensin I [17]
Cơ chế tác dụng:
ACEI ức chế quá trình chuyển hóa AT I thành AT II do đó nồng độ AT II giảm xuống sẽ làm giãn mạch, giảm tiết Aldosteron và gây hạ HA. Các thuốc này còn ức chế con đường thoái giáng Bradykinin làm chất này ứ đọng và cũng gây ra giãn mạch làm hạ HA.
Angiotensin Kininogen Sản xuất Nitric oxid AT I (bất hoạt) AT II (co mạch) Tiết Aldosteron Giữ Na+ Men chuyển Angiotensin (+) (-) AT II (co mạch) Braikinin 1 – 7 (bất hoạt) Braikinin (hoạt động) Prostaglandin Giãn mạch Thải Na+
19
ACEI không gây rối loạn acid máu, đường máu, acid uric khi dùng kéo dài. [10]
Chỉ định:
- Suy tim xung huyết. - Hậu nhồi máu cơ tim. - Bệnh thận ĐTĐ.
- Suy chức năng thất trái. - Protein niệu. [54]
Tác dụng phụ:
Tác dụng phụ khó chịu hay gặp của ACEI là gây ho khan, nhiều khi phải ngưng thuốc vì tác dụng phụ này.
Chống chỉ định:
Vì thuốc gây giãn ưu tiên tiểu động mạch đi ở cầu thận nên có thể gây suy thận đột ngột do giảm dòng máu tới thận ở những bệnh nhân bị hẹp động mạch thận 2 bên. Do đó chống chỉ định tuyệt đối của ACEI là ở những bệnh nhân có hẹp động mạch thận 2 bên.
Ngoài ra còn chống chỉ định ACEI ở phụ nữ có thai.
Thận trọng:
Vì ACEI làm tăng Kali máu nên phải thận trọng ở những bệnh nhân suy thận, hoặc đang dùng thuốc lợi tiểu giữ Kali [10].
1.3.1.2. Thuốc ức chế thụ thể Angiotensin II (ARB)
Cơ chế tác dụng:
Thuốc ức chế trực tiếp thụ thể AT I là nơi tiếp nhận tác dụng của AT II để gây co mạch, do đó sẽ làm giãn mạch. Quá trình này không tác dụng lên quá trình thoái giáng của Bradikynin nên thuốc thường không gây ho như khi dùng ACEI.
Chỉ định:
20
- Phì đại thất trái.
- Không dung nạp ức chế men chuyển.
Tác dụng phụ:
Có thể có tác dụng phụ như phù mạch ngoại vi, dị ứng, ngứa,…
Chống chỉ định: + Phụ nữ có thai. + Tăng Kali huyết.
+ Hẹp động mạch thận 2 bên.
+ Suy thận nặng (Creatinin máu > 1,6 mg/dl). + Giảm bạch cầu đa nhân có trước. [3], [10], [22]
1.3.1.3. Các thuốc tác động lên hệ Renin – Angiotensin thường dùng
Bảng 1. 4 Các thuốc tác động lên hệ Renin – Angiotensin [22] Tên hoạt chất Tên biệt dược Liều thường
dùng (mg/ngày)
Số lần uống/ngày Các thuốc ức chế men chuyển
Captopril Capoten 25 – 100 2
Enalapril Vasotec, Lopril 5 – 40 1 – 2
Benazepril Lotensin 10 – 40 1
Fosinopril Monopril 10 – 40 1
Lisinopril Prinivil, Renitec, Ednyt, Zestril
10 – 40 1
Moexipril Univasc 7,5 – 30 1
Perindopril Aceon, Coversyl 4 – 8 1
Quinapril Accupril 10 – 80 1
Ramipril Altace 2,5 – 20 1
Trandolapril Mavik 1 – 4 1
21
Tên hoạt chất Tên biệt dược Liều thường dùng (mg/ngày)
Số lần uống/ngày
Candesartan Atacand 8 – 32 1
Eprosartan Tevelen 400 – 800 1 – 2
Irbesartan Avapro, Aprovel 150 – 300 1
Losartan Cozaar 25 – 100 1
Olmesartan Benicar 20 – 40 1
Telmisartan Telmisartan 20 – 80 1
Trên bệnh nhân THA có kèm ĐTĐ, ACEI làm hạn chế tổn thương thận. Khuyến cáo của Hội ĐTĐ và Hội Tim Mạch Châu Âu, Hội ĐTĐ Hoa Kỳ cũng khuyên dùng ACEI cho bệnh nhân ĐTĐ có kèm THA [43]. Nhiều công trình nghiên cứu đã chứng mình rằng phác đồ điều trị hạ HA gồm cả ACEI hoặc ARB có hiệu quả hơn trong việc làm chậm sự tiến triển bệnh thận mãn tính so với các phác đồ điều trị hạ áp khác [63], [50], [51], [76].