Một số nghiên cứu sử dụng Cefuroxim làm kháng sinh dự phòng trong

Một phần của tài liệu Bước đầu đánh giá hiệu quả của kháng sinh dự phòng cefuroxim trong phẫu thuật cột sống tại khoa ngoại (Trang 35)

phòng trong phẫu thuật

Năm 1996, một nghiên cứu tiềm năng, đa trung tâm đƣợc tiến hành tại Mỹ để đánh giá hiệu quả và tính an toàn của Cefuroxim làm KSDP trong phẫu thuật thần kinh sạch. Cefuroxim 1.5g tiêm tĩnh mạch từ 25 đến 60 phút trƣớc khi rạch da.Vì quá trình phẫu thuật kéo dài hơn 3 giờ nên một liều Cefuroxim 750mg tiêm tĩnh mạch đƣợc bổ sung cách liều đầu tiên 8 giờ. Tổng cộng có 956 BN tham gia nghiên cứu. Các quy trình phẫu thuật phổ

26

biến nhất là cắt bỏ lá đốt sống (41.3%) và thủ thuật mở hộp sọ (24.3%). NKVM xảy ra ở 2 (0.3%) trong số 592 BN đƣợc đánh giá tại thời điểm xuất viện và 1 BN vào 8 tuần sau phẫu thuật. Các tác dụng phụ liên quan đến thuốc xuất hiện ở 5 (0.5%) trong số 956 BN. Những kết quả này cho thấy thuốc đƣợc dung nạp tốt ở những BN trải qua phẫu thuật thần kinh sạch và việc sử dụng Cefuroxim làm KSDP có liên quan tới tỷ lệ thấp của NKVM sau phẫu thuật [48].

Tại Thổ Nhĩ Kỳ, một nghiên cứu so sánh hiệu quả của Cefuroxim và Cefepin dự phòng nhiễm khuẩn trên 102 BN trải qua phẫu thuật lồng ngực đƣợc thực hiện vào năm 2003. Mƣời hai chủng vi khuẩn đã đƣợc phân lập trong nhóm nhận Cefepin, trong đó chỉ có 05 chủng gây bệnh đƣợc phân lập trong nhóm dùng Cefuroxim (p<0.04). Có hai trƣờng hợp viêm mủ màng phổi đƣợc ghi nhận trong nhóm dự phòng bằng Cefepin. Tỷ lệ nhiễm toàn bộ (viêm phổi, viêm phổi phế quản và viêm mủ màng phổi) là 14.0% và 26.7% tƣơng ứng với việc dùng Cefuroxim và Cefepim (p = 0.12). Tác giả kết luận việc sử dụng Cefuroxim mang lại hiệu quả hơn trong dự phòng phẫu thuật lồng ngực [67].

Từ năm 2006 đến năm 2007, một nghiên cứu đánh giá hiệu quả dự phòng nhiễm khuẩn bằng Cefuroxim trong vòng 24 giờ đã đƣợc tiến hành trên 210 BN . Tất cả các BN nhỏ hơn 18 tuổi, đã trải qua phẫu thuật tim mạch. Chỉ định KSDP ban đầu bằng Cefuroxim là giống nhau giữa hai nhóm. Nhóm I đƣợc kéo dài dùng Cefuroxim, nhóm II dùng dự phòng thuốc trong vòng 24 giờ. Số lƣợng BN cần bổ sung kháng sinh khi có nghi ngờ nhiễm khuẩn trên lâm sàng không khác biệt giữa hai nhóm (tƣơng ứng là 18.6% và 26.9%, p > 0.05). Không có tỷ lệ nhiễm trùng nào đƣợc ghi nhận (nhiễm khuẩn huyết, viêm nội tâm mạc, nhiễm khuẩn đƣờng tiết niệu). Dấu hiệu lâm sàng và các xét nghiệm nhiễm trùng hậu phẫu giữa hai nhóm là tƣơng tự nhau. Kết luận

27

đƣợc đƣa ra là việc dùng Cefuroxim dự phòng trong vòng 24 giờ không làm tăng tỷ lệ nhiễm trùng trên những BN này [61].

Ở Việt Nam, vào năm 2012, một nghiên cứu về thí điểm chƣơng trình KSDP trong phẫu thuật cắt túi mật nội soi đã đƣợc thực hiện tại bệnh viện đại học Y Hà Nội. Nghiên cứu phân nhóm ngẫu nhiên, nhóm I sử dụng Cefuroxim làm KSDP, BN đƣợc tiêm 01 liều Cefuroxim 1.5g trƣớc lúc rạch da 30 phút, sau đó đƣợc nhắc lại 1.5g Cefuroxim vào thời điểm 8h và 16h sau khi mổ. Nhóm II BN đƣợc sử dụng kháng sinh bình thƣờng theo kinh nghiệm của bác sĩ. Kết quả thu đƣợc là sử dụng Cefuroxim làm KSDP đạt đƣợc hiệu quả trên lâm sàng tƣơng đƣơng so với khi sử dụng kháng sinh điều trị thƣờng quy [77].

28

Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Bước đầu đánh giá hiệu quả của kháng sinh dự phòng cefuroxim trong phẫu thuật cột sống tại khoa ngoại (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)