Áp dụng phương pháp FTP đối với hoạt động kinh doanh

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƯƠNG TÍN.PDF (Trang 52)

a. Đối với hoạt động huy động – cho vay truyền thống.

(i) Phương pháp FTP: Phương pháp khớp kỳ hạn theo giao dịch. (ii) Tính lãi bán vốn với hội sở.

Tiền lãi/lỗ bán vốn với hội sở được tính hàng tháng dựa trên tích số số dư huy động vốn và giá bán vốn mà hội sở ban hành trong từng thời kỳ sau khi trừ (-) tổng thực chi chi phí lãi tiền gửi của đơn vị.

Công thức:

LBV = HĐKKH x [GBVKKH – LSKKH] + HĐ(kỳ hạn X) x [GBV(kỳ hạn X) – LS(kỳ hạn X)] (iii) Tính thu lãi sử dụng vốn.

Tiền lãi sử dụng vốn được tính hàng tháng dựa vào tổng lãi thu của đơn vị trừ (-) tích số dư nợ vay và giá mua vốn và chi phí thanh khoản tiền mặt.

Công thức tổng quát:

PMV = ƩCVy × (LSCVy – GMV(kỳ hạn Y)) + ƩCVut × (LSCVut – GMVut) – CPMVTK + GMVNPL × Số dư sau dự phòng

Chi phí mua vốn thanh khoản được tính theo nguyên tắc sau:

CPMVTK = TKTĐM × CPMVTKĐM + (TKTT – TKĐM) × CPMVTKNĐM + TKKH × CPMVTKKH

Các khoản huy động tiền gửi thanh toán/không kỳ hạn, tiền mặt phục vụ hoạt động kinh doanh ngoại hối sẽ được loại trừ trước khi xác định thanh khoản chi trả kiều hối.

(iv) Giá bán vốn đối với các khoản huy động có kỳ hạn không truyền thống.

Khoản huy động có kỳ hạn không truyền thống là khoản tiền gửi có kỳ hạn không quy định trong bảng lãi suất huy động công bố của ngân hàng (ví dụ như kỳ hạn gửi là 56 ngày, hay 2 tháng 2 tuần).

Giá bán vốn được xác định như sau:

Số ngày gửi Kỳ hạn áp dụng giá bán vốn

0 < Số ngày gửi <= 9 1 tuần 9 < Số ngày gửi <= 16 2 tuần 16 < Số ngày gửi <= 29 3 tuần 29 < Số ngày gửi <= 45 1 tháng 45 < Số ngày gửi <= 75 2 tháng 75 < Số ngày gửi <= 105 3 tháng

… …

Ví dụ: Với khoản tiền có kỳ hạn gửi 56 ngày, giá bán vốn của khoản tiền gửi này là giá bán vốn của kỳ hạn 2 tháng.

(v) Giá bán vốn đối với các giao dịch tiền gửi đến hạn và tái tục.

Đối với các giao dịch tiền gửi đến hạn và được hệ thống tự động tái tục: giá bán vốn được áp dụng bằng giá bán vốn của kỳ hạn tương ứng tại thời điểm giao dịch tiền gửi được tái tục.

Đối với các giao dịch tiền gửi đến hạn và không được tự động tái tục: giá bán vốn được tính bằng giá bán vốn tiền gửi không kỳ hạn tại thời điểm đáo hạn.

b. Đối với hoạt động huy động vốn từ Định chế tài chính.

(i) Phương pháp FTP: Phương pháp khớp kỳ hạn theo giao dịch. (ii)Giá bán vốn từ Định chế tài chính.

Trong đó:

- GBVFI: Giá bán vốn nguồn vốn ủy thác, tài trợ thương mại.

- µ: Biên độ điều chỉnh của ALCO khuyến khích nhận và sử dụng nguồn vốn này nhanh chóng hoặc ngược lại.

(iii) Giá mua vốn cho vay sử dụng nguồn vốn từ Định chế tài chính GMVFI = GBVFI + Ω(nếu có)

Trong đó:

Ω: Chi phí xử lý rủi ro lãi suất và độ lệch thanh khoản (nếu có).

c. Đối với hoạt động kinh doanh vốn.

Cơ chế định giá điều hòa vốn nội bộ đối với hoạt động kinh doanh vốn hướng đến các giao dịch phục vụ mục đích thanh khoản.

(i) Phương pháp FTP: Phương pháp khớp nhiều kỳ hạn theo số dư.

(ii)Giá bán vốn của hoạt động kinh doanh vốn (liên ngân hàng). GBVKDV = LS vay/nhận vốn liên ngân hàng + MarginKDV

Áp dụng trong trường hợp Sacombank thiếu thanh khoản, tăng cường thanh khoản.

(iii) Giá mua vốn cho hoạt động kinh doanh vốn (liên ngân hàng) GMVKDV = LS vay/nhận vốn liên ngân hàng - MarginKDV

Áp dụng trong trường hợp Sacombank thừa thanh khoản, chuyển đơn vị kinh doanh vốn trên thị trường liên ngân hàng.

(iv) Giá mua vốn cho hoạt động tự doanh liên ngân hàng.

Đối với hoạt động tự doanh liên ngân hàng, giá mua vốn sẽ thực hiện theo cơ chế riêng được quy định trong từng thời kỳ.

d. Đối với hoạt động phát hành và đầu tư giấy tờ có giá.

(i) Phát hành giấy tờ có giá.

GBVKDV = LS phát hành + MarginKDV

(ii) Đầu tư/mua giấy tờ có giá cho sổ Ngân hàng.

Đầu tư giấy tờ có giá có tính thanh khoản cao, dễ chuyển đổi thành tiền mặt (trái phiếu chính phủ, trái phiếu chính phủ bảo lãnh, trái phiếu chính quyền đô thị…):

GMVCKN = GBVKKH

Đầu tư giấy tờ có giá có tính thanh khoản thấp (trái phiếu doanh nghiệp…):

GMVCKN = GBV6tháng

(iii) Đầu tư/mua giấy tờ có giá cho sổ kinh doanh.

Đối với hoạt động đầu tư/mua chứng khoán nợ cho sổ kinh doanh giá mua vốn sẽ được xác định trên cơ sở:

- Căn cứ trên chi phí cơ hội giữa cho vay liên ngân hàng và cơ hội đầu cơ kinh doanh và ưu tiên an toàn thanh khoản.

- Giá mua vốn được xác lập dựa vào VNIBOR Fixings kỳ hạn tương ứng.

- Căn cứ trên nguồn vốn và sử dụng vốn của Sacombank tại thời điểm phát sinh tính giá.

- Việc xác định giá sẽ được xác lập hàng ngày, kỳ hạn mua vốn linh hoạt.

e. Đối với hoạt động kinh doanh ngoại hối.

(i) Phương pháp FTP:

- Đối với các giao dịch thông thường: Phương pháp FTP khớp kỳ hạn theo số dư. - Đối với các giao dịch đặc biệt: Phương pháp FTP khớp nhiều kỳ hạn theo số dư. - Đường cong FTP xác lập dựa vào lãi suất giao dịch trên thị trường liên ngân hàng,

có tham chiếu thị trường huy động cá nhân và tổ chức.

(ii) Xác định lãi mua và bán vốn.

Áp dụng theo số dư bình quân của từng loại tiền tệ phát sinh thực tế dòng tiền ra và vào (thông thường nghiệp vụ giao ngay và hoán đổi)

STT Nội dung Dữ liệu

Khoản bán vốn với TTĐHV

1 Bán vốn ngoại tệ giao ngay dương

Ngoại tệ XX: Số dư Có tài khoản 4711XX VND: Số dư Có tài khoản 471200

2 Bán vốn ngoại tệ hoán đổi dương

Ngoại tệ XX: Số dư Có tài khoản 4861XX VND: Số dư Có tài khoản 486100

Khoản mua vốn với TTĐHV

1 Mua vốn ngoại tệ giao ngay âm Ngoại tệ XX: Số dư Nợ tài khoản 4711XX VND: Số dư Nợ tài khoản 471200

2 Mua vốn ngoại tệ hoán đổi âm Ngoại tệ XX: Số dư nợ tài khoản 4861XX VND: Số dư Nợ tài khoản 486100

f. Đối với các hoạt động kinh doanh khác.

Tùy theo đặc điểm và chiến lược của từng hoạt động kinh doanh khác, TTĐHV sẽ trình ALCO giải pháp điều hòa vốn phù hợp nhất trên cơ sở công bằng và hợp lý.

(i) Đối với hoạt động thanh khoản phục vụ kiều hối.

Chi phí thanh khoản dành cho kiều hối dựa trên tổng chi phí mà Sacombank phải bỏ ra để có đủ nguồn tiền mặt ngoại tệ đáp ứng nhu cầu chi trả kiều hối, bao gồm: giá mua vốn từ huy động hoặc đi vay trên thị trường liên ngân hàng để duy trì nguồn ngoại tệ mặt tại quỹ, chi phí hoán đổi ngoại tệ (nếu có), phí nhập ngoại tệ mặt (nếu có) và chi phí khác.

(ii) Trường hợp cho vay góp vốn lãi chia đều.

Giá mua vốn cho những khoản cho vay góp vốn lãi chia đều được cố định cho hết thời gian khoản vay và xác định theo nguyên tắc.

GBVGĐ = [GMV12tháng x (n+1)]/2n

Trong đó:

- GMV12tháng: Giá mua vốn cho vay trung hạn có kỳ điều chỉnh 12 tháng/lần. - n: Kỳ hạn cho vay tính theo tháng.

(iii) Trường hợp cho vay lãi suất cố định hoặc không có kỳ hạn điều chỉnh lãi suất.

Đối với khoản cho vay ngắn hạn:

- Thời gian cho vay đúng bằng kỳ điều chỉnh lãi suất cho vay thì áp dụng GMV của kỳ điều chỉnh cho vay tương ứng và được cố định đến cuối kỳ vay.

- Thời gian cho vay khác: GMV được xác định bằng GMV của kỳ điều chỉnh lãi suất cho vay lớn hơn gần nhất và được cố định đến cuối kỳ vay.

Đối với những khoản cho vay trung dài hạn: GMV được xác định bằng GMV của kỳ điều chỉnh lãi suất cho vay 12 tháng trung dài hạn và được cố định đến cuối kỳ vay.

Ví dụ, khoản cho vay ngắn hạn với lãi suất cố định có thời gian vay là 5 tháng, GMV tương ứng sẽ là GMV6tháng

(iv) Trường hợp cho vay thẻ tín dụng, cho vay thấu chi và cho vay tiểu thương chợ.

- GMV đối với khoản cho vay trên thẻ tín dụng và cho vay thấu chi: được xác định tương đương GMV của khoản vay ngắn hạn có kỳ điều chỉnh lãi suất 1 tháng/lần và được định kỳ điều chỉnh vào đầu tháng.

- GMV đối với khoản cho vay tiểu thương chợ: được xác định tương đương GMV của khoản vay ngắn hạn có kỳ điều chỉnh lãi suất 1 tháng/lần và được định kỳ điều chỉnh vào đầu tháng.

(v) Trường hợp cho vay bị chuyển quá hạn, khoản vay được xóa nợ bằng quỹ dự phòng hoặc chuyển sang tài sản cấn trừ nợ vay.

Nguyên tắc áp dụng

- Khi một khoản cho vay bị quá hạn (mặc dù đã trích dự phòng theo quy định) thì nguồn vốn ban đầu dùng để tài trợ chưa được hoàn trả, nên nguyên tắc khoản vay bị quá hạn này vẫn phải chịu giá mua vốn nội bộ.

- Trường hợp, khoản vay bị quá hạn được chuyển sang tài sản cấn trừ nợ thông qua hình thức Sacombank dùng nguồn vốn tự có để mua lại khoản vay này, thì nguyên tắc nguồn vốn ban đầu tài trợ cho khoản vay vẫn chưa thu hồi được mà chỉ bị dịch chuyển sang tài sản cấn trừ nợ, nên SGD/CN vẫn phải chịu chi phí mua vốn trên số dư tài sản cấn trừ nợ.

- Trường hợp một khoản nợ xấu sau một khoảng thời gian nhất định không còn khả năng thu hồi được, thì theo quy định khỏan vay này sẽ được xóa nợ bằng quỹ dự

phòng. Khi đó khoản vay bị quá hạn chuyển từ nội bảng sang ngoại bảng và nợ xấu sẽ không phải áp giá mua vốn.

Xác định giá mua vốn

GMVNPL = (Số dư NPL hoặc TS cấn trừ nợ) x Giá FTP ban đầu

Nguồn thu lãi nợ quá hạn mà SGD/CN thu được sau đó (nếu có) vẫn được ghi nhận cho SGD/CN.

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƯƠNG TÍN.PDF (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)