Các bài học kinh nghiệm về quản trị rủi ro lãi suất của một số ngân hàng

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƯƠNG TÍN.PDF (Trang 35)

thế giới.

Mĩ là một trong những nước có nền kinh tế hùng mạnh nhất thế giới. Mỗi khi nền kinh tế này có bất kỳ dấu hiệu suy thoái dù là nhỏ nhất thì cũng làm cho nền kinh tế thế giới bị tổn thương. Cũng như các nước phát triển khác, các ngân hàng của Mĩ rất quan tâm đến vấn đề phòng ngửa RRLS.

Trong việc định lượng RRLS, các ngân hàng Mĩ áp dụng nhiều phương pháp. Trong đó ba phương pháp được sử dụng phổ biến là: sử dụng mô hình định giá lại để đo lường sự nhạy cảm của thu nhập, sử dụng mô hình thời lượng để đánh giá sự biến động giá trị tài sản khi lãi suất thay đổi và sử dụng mô hình mô phỏng. Để tạo điều kiện cho việc đo lường RRLS và đảm bảo tính hiệu quả quản lý, chính sách quản lý RRLS của mỗi ngân hàng đều quy định rõ ràng trách nhiệm đối với các quyết định quản lý RRLS. Các quyết định này thường do ủy ban quản lý TSC/TSN (ALCO) chịu trách nhiệm. Trong chính sách quản lý TSC, TSN có những hướng dẫn cụ thể về: các giới hạn về khả năng RRLS cần được đề ra tương ứng với các dự đoán và giả định hợp lý; quy định giới hạn cho từng bộ phận trong ngân hàng có RRLS và quy định các giới hạn về thẩm quyền và trao đổi thông tin để thực thi quản lý các chiến lược.

Ngoài việc đo lường đánh giá mức rủi ro lãi suất và thực hiện các biện pháp điều chỉnh giá cả và cơ cấu TSC, TSN, các NHTM Mỹ còn sử dụng các công cụ tài chính phái sinh ngoại bảng để phòng ngừa RRLS. Các nghiệp vụ phái sinh ngày nay đã trở thành một bộ phận trọng trong thu nhập phi lãi và là nhân tố chủ yếu làm tăng tỉ trọng của loại thu nhập này tại các NHTM, đặc biệt là nghiệp vụ phái sinh về lãi suất.

1.3.2 Kinh nghiệm của Thái Lan.

Thái Lan là quốc gia khởi nguồn cho cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á xảy ra vào cuối nững năm 1990, mà một trong những nguyên nhân chính dẫn đến khủng hoảng là sự “mấy cân xứng kép” (double mismatch), tức là sự khủng hoảng cân xứng về kỳ hạn kết hợp với sự không cân xứng về dòng tiền giữa TSC và TSN của tổ chức tài chính. Cho nên, kể từ sau khủng hoảng, NHTW Thái Lan (BOT) đã có những biện pháp tích cực nhằm tăng cường hiệu quả thanh tra giám sát đối với công tác quản lý rủi ro thị trường trong đó có

RRLS tại các NHTM Thái Lan. Hàng năm, các NHTM phải gửi báo cáo chi tiết tới Vụ Thanh tra Thái Lan, đưa ra cảnh báo cho các ngân hàng.

Ngày 7/12.2004, BOT đã ban hành “Chính sách thanh tra giám sát rủi ro lãi suất đối với các tổ chức tài chính”. Nội dung của chính sách quy định cụ thể về các vấn đề sau: trách nhiệm của HĐQT, giám đốc các NHTM đối với công tác quản lý phòng ngừa RRLS; quy định về chính sách quản lý RRLS bằng văn bản hướng dẫn thống nhất trong toàn ngành ngân hàng, yêu cầu các NHTM phải có quy trình toàn diện lượng hóa RRLS, thiết lập các hệ thống báo cáo thu thập thông tin cho công tác lượng hóa rủi ro,…

Để khuyến khích sự phát triển của thị trường các công cụ tài chính phái sinh, BOT cũng quy định những điều kiện đối với các NHTM được phép triển khai nghiệp vụ này. Đó là NHTM phải xây dựng được chính sách quản lý rủi ro một cách hợp lý và thiết lập được hệ thống quản lý rủi ro hiệu quả, tuân thủ nghiêm túc các quy chế của BOT về đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Liên quan đến các công cụ phòng ngừa RRLS, hiện các NHTM Thái Lan được phép thực hiện giao dịch swap, kỳ hạn và quyền chọn.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong chương này, trên cơ sở nghiên cứu các tài liệu khoa học trong và ngoài nước, tác giả đã tổng hợp và khái quát những lý luận cơ bản: những vấn đề chung về lãi suất; rủi ro lãi suất, các nguyên nhân gây ra rủi ro lãi suất, tác động của rủi ro lãi suất đến thu nhập của các ngân hàng; quản lý rủi ro lãi suất và ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh của các NHTM.

Những lý luận trên đây là cơ sở tiền đề cho việc xem xét, đánh giá thực trạng lãi suất trên thị trường, rủi ro lãi suất và công tác quản lý rủi ro lãi suất tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín. Điều này sẽ được tìm hiểu trong chương 2 của luận văn.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƯƠNG TÍN.PDF (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)