đến năm 2020.
Trong năm 2012 và 2013, Sacombank đã thực hiện tái cơ cấu một cách toàn diện và sâu sắc từ công tác quản trị - điều hành, cơ cấu danh mục tài chính cho đến mô hình kinh doanh. Riêng chiến lược phát triển giai đoạn 2011 - 2020, Sacombank vẫn kiên trì định hướng “Trở thành Ngân hàng bán lẻ hiện đại, đa năng hàng đầu Khu vực”. Bảy nhóm mục tiêu chiến lược của Ngân hàng vẫn tiếp tục được duy trì, tuy nhiên mức độ ưu tiên và tiến độ thực thi có sự điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế.
Chiến lược nhân sự vẫn là yếu tố then chốt quyết định sự thành công của mọi tổ chức chứ không riêng đối với Sacombank. Do đó, trong năm 2012 Ngân hàng tiếp tục hoàn thiện và nâng cao công tác đào tạo, quản trị nhân sự nhằm nâng cao năng suất và hiệu suất lao động cũng như năng lực bán hàng.
Chiến lược công nghệ thông tin duy trì mục tiêu sử dụng công nghệ thông tin làm nền tảng để hiện đại hóa hệ thống mạng lưới, mở rộng đối tác liên kết và gia tăng tiện ích sản phẩm dịch vụ, đồng thời đẩy mạnh phát triển sản phẩm dịch vụ về thẻ và ngân hàng điện tử để tạo bước đột phá trong thời gian tới. Cùng với đó là mục tiêu nâng cao năng suất lao động của CBNV thông qua những tiện ích của hạ tầng công nghệ.
Chiến lược kinh doanh chú trọng phát triển hoạt động bán lẻ, phát triển hệ khách hàng cá nhân để tạo nền tảng ổn định cho hoạt động kinh doanh. Tập trung vào các chương trình bán hàng trọn gói, gia tăng tiện ích cho khách hàng để khai thác hiệu quả tối đa trên từng khách hàng. Mục tiêu hướng đến là 100% khách hàng sử dụng ít nhấthai sản phẩm dịch vụ Sacombank. Thêm vào đó, chiến lược marketing sẽ được quản lý theo
hướng tập trung, nâng cao hoạt động truyền thông nội bộ và bên ngoài nhằm quảng bá thương hiệu và văn hóa của Sacombank.
Chiến lược SPDV hoàn thiện mục tiêu bán lẻ theo hướng tăng dần tỷ trọng nguồn thu từ dịch vụ trong cơ cấu thu nhập. Các SPDV phải phục vụ cho mục tiêu tối đa hóa việc sử dụng SPDV trên từng đơn vị khách hàng và được thiết kế đa tiện ích nhằm gia tăng tần suất sử dụng của khách hàng. Đặc biệt, SPDV phải có tính đặc thù, khác biệt để trở thành yếu tố cạnh tranh của Ngân hàng trên thị trường, từ đó tạo sự đột phá trong chiến lược phát triển.
Chiến lược quản trị - điều hành tiếp tục công tác tái cấu trúc mô hình tổ chức theo hướng tinh gọn - hiệu quả, nâng tỷ trọng nguồn lực phục vụ công tác bán hàng để gia tăng khả năng tiếp thị và phân phối sản phẩm. Mô hình điều hành tập trung từ hội sở đến từng điểm giao dịch sẽ tăng cường công tác quản trị điều quan trọng nhất là đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án khai thác dữ liệu nhằm hỗ trợ công tác quản trị, quản lý rủi ro, quản lý khách hàng và phân bổ các nguồn lực hiệu quả.
Chiến lược tài chính tiếp tục theo quan điểm phát triển một cơ cấu tài chính an toàn - bền vững. Tái cấu trúc mạnh mẽ cơ cấu tài sản có - tài sản nợ nhằm gia tăng tỷ trọng tài sản có sinh lời, cải thiện sự mất cân đối về kỳ hạn giữa tài sản nợ - tài sản có và nâng cao chất lượng sử dụng vốn tập trung vào mảng kinh doanh lõi. Ngoài ra, hiệu quả sử dụng vốn phải được tính đúng - tính đủ và phân tích cụ thể vào từng mảng kinh doanh, từng dòng sản phẩm để phát huy các thế mạnh vốn có.
Chiến lược kênh phân phối hướng về mục tiêu củng cố và phát triển hệ thống mạng lưới hiện hữu, đặc biệt là hệ thống PGD nhằm tăng cường hoạt động kinh doanh, nâng cao lợi thế cạnh tranh, chiếm lĩnh thị phần và mở rộng thị trường. Đây là giai đoạn nâng cao chất lượng và tính hiệu quả của hệ thống phân phối. Trong ngắn hạn sẽ nâng cấp các Phòng giao dịch trở thành những “chi nhánh thu nhỏ” từ đó gia tăng năng lực cạnh tranh và hiệu quả hoạt động trên từng địa bàn.
Tổng quan chung về Chiến lược phát triển Sacombank giai đoạn 2011-2020: chú trọng vào yếu tố hiệu quả và bền vững. Các điểm nhấn trong Chiến lược phát triển giai đoạn tới là gia tăng năng suất lao động, chú trọng công tác quản trị chi phí hiệu quả và cải tiến phương thức quản lý - quy trình tác nghiệp, tối đa hóa giá trị lợi ích trên từng đơn vị khách hàng, song song là việc nâng cao công tác quản trị - điều hành để đảm bảo hoạt động an toàn và hiệu quả hơn.