Cơ cấu bộ máy quản trị Sacombank.
Đại hội đồng cổ đông.
Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Sacombank, quyết định những vấn đề thuộc nhiệm vụ và quyền hạn được Luật pháp và Điều lệ Sacombank quy định.
Hội đồng quản trị.
Hội đồng quản trị là cơ quan quản trị của Sacombank, có toàn quyền nhân danh Sacombank để quyết định các vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Sacombank, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.
Ban kiểm soát.
Ban kiểm soát là cơ quan giám sát hoạt động Sacombank nhằm đánh giá chính xác hoạt động kinh doanh, thực trạng tài chính của Sacombank. Ban kiểm soát thực hiện kiểm toán nội bộ, kiểm soát, đánh giá việc chấp hành quy định của Pháp luật, quy định nội bộ, điều lệ và nghị quyết, quyết định của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban kiểm soát thực hiện theo quy định của điều lệ và pháp luật.
Hội đồng đầu tư tài chính.
Hội đồng đầu tư tài chánh có trách nhiệm quyết định các hoạt động đầu tư đúng theo các quy định tại Quy chế về đầu tư tài chính hiện hành của Sacombank.
Hội đồng tín dụng Ngân hàng
Hội đồng tín dụng Ngân hàng là cơ quan có thẩm quyền cấp tín dụng theo quy định tại Quy chế phán quyết cấp tín dụng hiện hành của Sacombank.
Tổng giám đốc
Tổng giám đốc là người có trách nhiệm quản lý và điều hành mọi hoạt động của Sacombank theo đúng pháp luật Nhà nước, các quy định của ngành, điều lệ, quy chế, quy định của Sacombank, đồng thời là người tham mưu cho HĐQT về mặt hoạch định các mục tiêu, chính sách. Giúp việc cho Tổng giám đốc có các Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng và bộ máy chuyên môn nghiệp vụ.
Các Phòng nghiệp vụ Ngân hàng.
Trên cơ sở các chức năng nhiệm vụ được quy định tại Quy chế tổ chức điều hành, các Phòng nghiệp vụ Ngân hàng có thể được Tổng giám đốc ủy nhiệm giải quyết một số công tác hàng ngày và ủy quyền thực hiện một số công việc cụ thể.
Phòng Nghiệp vụ Ngân hàng thuộc trực tiếp Tổng giám đốc (05 đơn vị), trong đó có 03 đơn vị liên quan đến công tác quản trị rủi ro của ngân hàng. Chức năng của các đơn vị này cụ thể như sau:
Phòng Quản lý vốn.
- Quản lý vốn và sử dụng vốn. - Quản lý tài sản Có - tài sản Nợ. Phòng Quản lý rủi ro.
- Quản lý rủi ro tín dụng. - Quản lý rủi ro thị trường. - Quản lý rủi ro hoạt động. Phòng Pháp lý và tuân thủ.
- Tư vấn pháp lý.
- Kiểm soát việc tuân thủ các quy định pháp luật. - Đầu mối giải quyết tranh chấp với bên thứ ba.
- Xây dựng, cập nhật và quản lý hệ thống phân quyền, ủy quyền của Ban điều hành Sacombank.
- Quản lý hệ thống mẫu biểu ký kết với khách hàng.
- Đầu mối xây dựng hệ văn bản lập quy (cấp 1, cấp 2) liên quan đến chế độ quản trị điều hành nội bộ của Sacombank.
Sự kết hợp của ba đơn vị này cùng với ALCO tạo thành một hành lang giúp Sacombank hạn chế tối đa những rủi ro trong hoạt động kinh doanh, trong đó có rủi ro lãi suất.
2.2 Thực trạng quản trị rủi ro lãi suất tại Sacombank.