Mô hình mô phỏng Monte Carlo

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƯƠNG TÍN.PDF (Trang 31)

Phương pháp Monte Carlo đầu tiên được giới thiệu trong lĩnh vực tài chính vào năm 1964 bởi David B. Hertz qua bài viết trên Harvard Business Review của mình, thảo luận về ứng dụng của phương pháp này trong các công ty Tài chính. Năm 1977, Phelim Boyle đi tiên phong trong việc sử dụng các mô phỏng để định giá công cụ phái sinh trong Tạp chí chuyên đề của ông Kinh tế tài chính.

Jackel, Peter (2002) trong cuốn “Monte Carlo methods in finance” đã giới thiệu ứng dụng mô phỏng Monte Carlo vào trong quản trị rủi ro tài chính. Ở mô hình tối ưu hóa, biến số ra quyết định là các xuất lượng đầu ra để tối đa hóa hay tối thiểu hóa giá trị hàm mục tiêu. Trong mô hình mô phỏng các biến số ra quyết định là các yếu tố nhập lượng đầu vào để đánh giá các giá trị hàm mục tiêu đạt được theo sự thay đổi các tập hợp của giá đầu vào. Mô hình mô phỏng thường được sử dụng để phân tích một quyết định trong điều kiện có rủi ro bởi khả năng biến động một hay nhiều các yếu tố của mô hình khi không biết một cách chắc chắn, các yếu tố không biết được một cách chắc chắn gọi là biến ngẫu nhiên. Hành vi thay đổi của một biến ngẫu nhiên được mô tả bởi phân phối xác suất. Phương pháp tổng quát của mô hình là phải tạo ra các giá trị ngẫu nhiên từ một phân phối xác suất cho trước, từ đó xác định giá trị của các biến dự báo thông qua quan hệ hàm số với biến ngẫu nhiên. Trên cơ sở thống kê mô tả ta sẽ biết được phân phối xác suất của biến dự báo.

Nếu chọn ΔNII hay ΔNW làm biến dự báo và Δr làm biến giả định (mức thay đổi của lãi suất là yếu tố không chắc chắn), mô hình mô phỏng có thể áp dụng để quản trị rủi ro lãi suất trong quản trị hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƯƠNG TÍN.PDF (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)