Mô hình định giá lại

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƯƠNG TÍN.PDF (Trang 25)

Peter S. Rose và Sylvia C. Hudgins (2008) trong cuốn “Bank Management & Financial Services” đã trình bày hai phương pháp dùng để lượng hóa rủi ro lãi suất phổ biến của các NHTM trên thế giới đó là phương pháp quản lý khe hở nhạy cảm lãi suất – Controlling Interst rate Sensitive Gap (mô hình định giá lại – The Repricing Model) và phương pháp quản lý khe hở kỳ hạn – Controlling durations Gap (Mô hình thời lượng – The Duration Model).

Mô hình định giá lại đo lường sự thay đổi giá trị của tài sản và nợ khi lãi suất biến động dựa vào việc chia nhóm tài sản và nợ theo kỳ hạn định giá lại của chúng. Nội dung của mô hình là phân tích các luồng tiền dựa trên nguyên tắc giá trị ghi sổ nhằm xác định chênh lệch giữa thu nhập lãi suất từ tài sản có với chi phí lãi suất phải trả cho tài sản nợ sau một thời gian nhất định. Phân loại trên nhằm đưa các tài sản có và tài sản nợ về cùng một nhóm có cùng kỳ hạn từ đó đo lường sự thay đổi của thu nhập ròng từ lãi suất của các nhóm với sự thay đổi của lãi suất thị trường.

Giá trị tài sản và nợ trong các nhóm dùng để tính chênh lệch là giá trị lịch sử, khe hở nhạy cảm lãi suất (Interst rate sensitive gap – IS GAP) được dùng để đo lường sự nhạy cảm lãi suất.

= á ị à ả ó ℎạ ả ã â ( ) − ả ã â (á ị à ả ợ ℎạ) (1.4)

Trong đó:

Giá trị tài sản có nhạy cảm lãi suất (có thể được định giá lại) bao gồm:

- Các khoản cho vay có lãi suất biến đổi.

- Các khoản cho vay ngắn hạn với thời hạn dưới n tháng. - Các khoản cho vay còn lại dưới n tháng.

- Tiền gửi trên thị trường liên ngân hàng, tiền gửi không kỳ hạn tại ngân hàng khác, các khoản đầu tư tài chính có thời hạn còn lại dưới n tháng…

Giá trị tài sản Nợ nhạy cảm với lãi suất (có thể được định giá lại) bao gồm:

- Tiền gửi thanh toán và tiết kiệm không kỳ hạn của khách hàng.

- Tiền gửi có kỳ hạn và tiết kiệm có kỳ hạn thời hạn còn lại dưới n tháng.

- Các khoản vay ngắn hạn trên thị trường tiền tệ với thời hạn dưới n tháng (vay qua đêm, vay tái chiết khấu thời hạn dưới n tháng).

Mức thay đổi lợi nhuận của ngân hàng

ứ ℎ đổ ợ ℎ ậ ủ â ℎà = ổ à ả ℎạả ã ấ − ổ ợℎạ ã × ứ ℎ đổã ấ = ℎ ℎở ℎạ ả ã ấ × ứ ℎ đổ ã ấ (1.5) Gọi:

- ΔIIi = sự thay đổi thu nhập ròng từ lãi suất nhóm i.

- GAPi = chênh lệch giá trị giữa tài sản có và tài sản nợ (giá trị ghi sổ) của nhóm i. - Δri = mức thay đổi lãi suất của nhóm i.

Ta có: ΔIIi = (GAPi) x Δri = (ISAi – ISLi) x Δri

Trong đó: ISAi là số dư ghi sổ của tài sản có nhạy cảm lãi suất thuộc nhóm i, ISLi là số dư ghi sổ của tài sản nợ nhạy cảm lãi suất thuộc nhóm i. Bằng phương pháp này ta có thể tính riêng biệt rủi ro lãi suất cho từng nhóm loại tài sản nợ-có trước khi tính rủi ro cho toàn bộ loại tài sản nợ-có rủi ro.

Các trường hợp có thể xảy ra khi xác định khe hở nhạy cảm lãi suất:

IS GAP = 0 => Tổng tài sản nhạy lãi = Tổng nợ nhạy lãi

Trường hợp này lãi suất biến động tăng (hay giảm) cũng không ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng, vì mức tăng (giảm) của thu nhập lãi và chi phí lãi bằng nhau.

Trường hợp này khi lãi suất tăng lợi nhuận ngân hàng tăng và ngược lại

IS GAP < 0 => Tổng tài sản nhạy lãi < Tổng nợ nhạy lãi

Trường hợp này khi lãi suất tăng lợi nhuận ngân hàng giảm và ngược lại

Điều kiện ứng dụng mô hình: Tài sản có và tài sản nợ nhạy lãi phải được phân nhóm theo thời gian đáo hạn hoặc sắp được tái gia hạn.

Quan hệ giữa khe hở nhạy cảm lãi suất và thu nhập

Tình hình IS Gap Lãi suât Thu nhập

IS GAP > 0 (ISA > ISL) Tăng Giảm Tăng Giảm IS GAP < 0 (ISA < ISL) Tăng Giảm Giảm Tăng IS GAP = 0 (ISA = ISL) Tăng Giảm

Không thay đổi Không thay đổi

Phương pháp quản trị rủi ro lãi suất chủ động. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Độ lệch tiền tệ Rủi ro khi Biện pháp quản trị

Tài sản nhạy lãi Lãi suất giảm Giảm tài sản nhạy lãi Tăng nợ nhạy lãi Nợ nhạy lãi Lãi suất tăng Tăng tài sản nhạy lãi

Giảm nợ nhạy lãi

Ưu điểm:

Điểm khác biệt cơ bản của mô hình định giá lại so các mô hình khác là việc phân tích các luồng tiền dựa trên nguyên tắc giá trị ghi sổ nhằm xác định chênh lệch giữa lãi suất thu được từ tài sản có và lãi suất thanh toán cho vốn huy động sau một thời kỳ nhất định. Do đó dựa vào mô hình này ta có thể so sánh được mức độ nhạy cảm của tài sản nợ và tài sản có với lãi suất và từ đó xác định được mức độ nguy cơ xảy ra rủi ro lãi suất của ngân

hàng. Ưu điểm của mô hình là trực quan, dễ sử dụng rất phù hợp với điều kiện tại các NHTM ở Việt Nam trong quá trình tiến lên hiện đại và hòa nhập với nền tài chính thế giới, vì vậy mô hình này được NHNN quy định áp dụng trong báo cáo dự báo rủi ro lãi suất trong kinh doanh ngân hàng.

Nhược điểm:

Mô hình định giá lại chỉ đề cập đến giá trị ghi sổ của tài sản chứ không phải là giá trị thị trường của chúng. Do đó mô hình định giá lại chỉ phản ảnh được một phần rủi ro lãi suất đối với ngân hàng mà thôi.

Vấn đề phân nhóm tài sản theo một khung kỳ hạn đến hạn đã phản ánh sai lệch thông tin về cơ cấu các tài sản có và tài sản nợ trong cùng một nhóm.

Theo mô hình định giá lại, những khoản tín dụng dài hạn với lãi suất cố định thì không nhạy cảm với lãi suất, nhưng thường những khoản tín dụng dài hạn thường được trả góp định kỳ, do đó ngân hàng có thể tái đầu tư những khoản thu được trong năm với lãi suất thị trường hiện hành, nghĩa là các khoản thu này cũng là nhạy cảm với lãi suất.

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƯƠNG TÍN.PDF (Trang 25)