, bản chấ
1.5.3. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam nói chung và thị xã Từ Sơn tỉnh Bắc
Bắc Ninh nói riêng
Qua nghiên cứu kinh nghiệm thực hiện BHYT của các quốc gia có nền kinh tế phát triển nhƣ: Cộng hòa liên bang Đức, Hàn Quốc và ở hai địa phƣơng là thành phố Hải Phòng, tỉnh Hải Dƣơng, có thể rút ra một số kinh nghiệm sau:
Thứ nhất: Xây dựng chính sách BHYT phải dựa vào khả năng, điều kiện kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, vai trò của các nguồn kinh tế.
Thứ hai: Hoạt động BHYT phải thực hiện theo nguyên tắc số đông tức là phải thực hiện toàn dân, muốn vậy cần đẩy mạnh các hình thức tuyên truyền để mọi thành viên trong xã hội hiểu đƣợc nguyên lý của BHYT là sự chia sẻ rủi ro và tính tƣơng trợ lẫn nhau trong xã hội để mọi ngƣời cùng đóng góp theo khả năng nhất định (trừ nhóm không có khả năng đóng góp) thì khả năng chia sẻ rủi ro càng lớn , càng đảm bảo an toàn cho quỹ.
Thứ ba: Nhà nƣớc (Chính phủ) đóng vai trò quan trọng chủ yếu trong quản lý hoạt động chính sách BHYT thông qua việc xây dựng chính sách, pháp luật, quy định mức thu, quy định quyền lợi, quy định giá thuốc và giá các dịch vụ y tế, quy định mức hỗ trợ và nhóm đối tƣợng hƣởng sự hỗ trợ một phần hoặc toàn bộ mức đóng. Bên cạnh đó đề ra các quy định kiểm soát và cơ chế phối hợp thực hiện của các cơ quan, tổ chức.
Thứ tư: Nâng cao năng lực tổ chức và quản lý của cơ quan đƣợc giao thực hiện chế độ BHYT đó là hệ thống BHXH nhƣ: Áp dụng công nghệ tiên tiến trong tổ chức thực hiện thu – chi và quản lý quỹ BHYT; cải cách thủ tục hành chính, cách thức thực hiện vv…
Thứ năm: Đổi mới căn bản chất lƣợng các dịch vụ y tế đƣợc cung cấp cho ngƣời thụ hƣởng BHYT và các thủ tục thanh quyết toán chế độ BHYT. Trong giai đoạn hiện nay quỹ BHYT đang phải đối mặt với thách thức trong việc khống chế các chi phí trong KCB do nhiều nguyên nhân nhƣ: Sự gia tăng của các cơ sở KCB ngoài nhà nƣớc trong cung ứng các dịch vụ y tế; Sự gia tăng và lãng phí trong sử dụng các thiết bị y tế kỹ thuật cao (lãng phí 2 lần giữa các cơ sở KCB) vì vậy cần phải tăng cƣờng vai trò của các bệnh viện công, cần phải tổ chức lại hệ thống cung ứng dịch vụ y tế và cải cách hệ thống chi trả nhà cung cấp dịch vụ y tế theo phƣơng thức phù hợp.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
CHƢƠNG 2
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Các câu hỏi đặt ra đề tài cần giải quyết
Thông qua việc hệ thống hóa cơ sở lý luận về bảo hiểm y tế để tiến hành phân tích thực trạng công tác thực hiện chính sách BHYT trên địa bàn thị xã Từ Sơn. Chỉ ra những thuận lợi, khó khăn và những bất cập còn tồn tại trong thực hiện chính sách BHYT, từ đó đƣa ra các giải pháp thực hiện BHYT tiến tới BHYT toàn dân.
- Việc tổ chức thực hiện chính sách BHYT trên địa bàn thị xã Từ Sơn có những bất cập gì?
Câu hỏi này nhằm tìm ra những điểm còn bất cập, tồn tại trong thực hiện chính sách BHYT để tiến tới BHYT toàn dân trên địa bàn thị xã Từ Sơn. Trên cơ sở đó đề ra các giải pháp khắc phục nhằm thực hiện tốt, rút ngắn lộ trình tiến tới BHYT toàn dân trên địa bàn thị xã.
- Những thuận lợi, khó khăn trong việc tổ chức thực hiện chính sách BHYT tại thị xã Từ Sơn ?
Câu hỏi này nhằm tìm ra những thuận lợi, khó khăn trong việc thực hiện chính sách BHYT trên địa bàn thị xã Từ Sơn. Trên cơ sở đó đề ra những giải pháp, biện pháp để tận dụng những thuận lợi, khắc phục những hạn chế, khó khăn để thực hiện tốt chính sách BHYT trên địa bàn.
- Những nhân tố nào ảnh hưởng đến quá trình thực hiện chính sách BHYT trong lộ trình tiến tới BHYT toàn dân trên địa bàn thị xã Từ Sơn?
Câu hỏi này nhằm tìm ra những nhân tố ảnh hƣởng trong quá trình tổ chức, quản lý, triển khai thực hiện chính sách BHYT trên địa bàn. Trên cơ sở đó đề ra những giải pháp phát huy những yếu tố tích cực, hạn chế những tác động của các nhân tố không tích cực trong thực hiện chính sách BHYT.
- Cần có những giải pháp gì để tổ chức thực hiện chính sách BHYT lộ trình tiến tới BHYT toàn dân trên địa bàn thị xã Từ Sơn có hiệu quả hơn?
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng, tìm ra những điểm còn bất cập, những thuận lợi, khó khăn trong việc tổ chức thực hiện BHYT trên địa bàn thị xã Từ Sơn. Từ đó đề ra các giải pháp để thực hiện chính sách BHYT ngày càng tốt hơn, hiệu quả hơn.
2.2. Ph
2.2.1. Chọn điểm nghiên cứu
Thị xã Từ Sơn, tuy không phải là tỉnh lỵ của tỉnh Bắc Ninh nhƣng trong các đơn vị hành chính cấp huyện thì thị xã Từ Sơn là một đơn vị có dân số đông 148.304 ngƣời, mật độ dân số 2.418 ngƣời/ km2, kinh tế phát triển với nhịp độ tăng trƣởng cao, giao thông thuận lợi, nằm cách thủ đô Hà Nội 15km về phía đông bắc. Thị xã Từ Sơn có các Khu công nghiệp Tiên Sơn, Khu công nghiệp VISIP, các cụm công nghiệp làng nghề nhƣ: Châu khê, Phù Khê, Đồng Kỵ, Hƣơng Mạc… Vì vậy, thu hút lực lƣợng lao động rất lớn làm việc trong các KCN, cụm công nghiệp và làng nghề. Từ đó thu nhập và đời sống của nhân dân trên địa bàn thị xã khá cao, nhƣng tỷ lệ bao phủ BHYT so với dân số chiếm tỷ lệ không cao. Xuất phát từ những đặc điểm trên, tôi chọn thị xã Từ Sơn là địa điểm tiến hành nghiên cứu có tính chất đại diện điển hình cho tổng thể nghiên cứu quá trình thực hiện BHYT tiến tới BHYT toàn dân.
2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin, số liệu
2.2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Các số liệu thứ cấp đƣợc sử dụng trong luận văn bao gồm số liệu thống kê về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội của thị xã Từ Sơn; số liệu báo cáo kết quả thực hiện công tác BHYT của BHXH thị xã Từ Sơn, BHXH tỉnh Bắc Ninh trong các năm từ 2008 – 2012. Chúng tôi cũng tham khảo thêm một số thông tin liên quan trong các công trình nghiên cứu về thực hiện chính sách BHYT đã đƣợc công bố để làm rõ thêm kết quả nghiên cứu của luận văn. Ngoài ra chúng tôi còn sử dụng thông tin đƣợc thu thập và khai thác từ các báo cáo khoa học, sách, báo, tạp chí, các Website có liên quan đến đề tài nghiên cứu trong phạm vi cả nƣớc.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
2.2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
Số liệu sơ cấp đƣợc thu thập thông qua điều tra khảo sát bằng phiếu điều tra trực tiếp đến các nhóm đối tƣợng tham gia BHYT khác nhau:
- Nhóm ngƣời lao động và chủ SDLĐ có trách nhiệm tham gia BHYT: Ở nhóm này tiến hành điều tra 3 đơn vị (01 doanh nghiệp Trung ƣơng; 01 doanh nghiệp địa phƣơng; 01 đơn vị hành chính sự nghiệp);
- Nhóm ngƣời đƣợc ngân sách nhà nƣớc đóng hỗ trợ một phần mức đóng BHYT: Tiến hành điều tra HSSV 2 trƣờng học (01 trƣờng chuyên nghiệp, 01 trƣờng trung học phổ thông);
- Nhóm ngƣời tự nguyện tham gia BHYT: Tiến hành điều tra nhân dân ở 2 đơn vị hành chính (01 xã, 01 phƣờng).
* Phƣơng pháp thu thập số liệu chọn mẫu điều tra:
Trong thực tế có nhiều cách thiết kế mẫu và chọn mẫu điều tra, trong phạm vi luận văn này để đảm bảo dung lƣợng mẫu điều tra, kết quả điều tra có độ tin cậy cao với số lƣợng mẫu tƣơng đối lớn tôi sử dụng công thức sau của Yamane Taro (1967 - 1986):
n =
N
1 + N (e)2
Trong đó:
- n: Số lƣợng mẫu cần xác định cho nghiên cứu điều tra - N: Số lƣợng tổng thể
- e: Sai số tiêu chuẩn
Việc chọn đơn vị điều tra căn cứ vào mục tiêu nghiên cứu của đề tài, trên cơ sở phân loại và chọn ra những địa điểm có tính chất điển hình cho tổng thể nghiên cứu để đƣa ra đƣợc những số liệu mang tính chất tổng quan
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
nhất, không bị sai lệch thống kê nhiều, theo quy định của Luật BHYT thì hiện nay có 25 đối tƣợng tham gia BHYT, đƣợc chia thành 5 nhóm, trong khuôn khổ cho phép tôi điều tra một số đơn vị tiêu biểu ở 3 nhóm còn khả năng khai thác, vận động tham gia BHYT. Cụ thể:
- Nhóm NLĐ và chủ SDLĐ đóng BHYT
+ Nhà máy quy chế Từ Sơn là một doanh nghiệp Trung ƣơng đƣợc thành lập lâu năm, đóng tại trung tâm thị xã, đơn vị sử dụng nhiều lao động
+ Tập đoàn HANAKA 01 doanh nghiệp tƣ nhân đƣợc thành lập và đi vào hoạt động năm 1994, với ngành nghề sản xuất các thiết bị điện, đơn vị sử dụng nhiều lao động.
+ Bệnh viện đa khoa thị xã Từ Sơn là đơn vị sự nghiệp có thu thuộc ngành y tế.
- Nhóm người được NSNN hỗ trợ một phần mức đóng BHYT + Trƣờng cao đẳng Thuỷ Sản;
+ Trƣờng trung học phổ thông Lý Thái Tổ.
- Nhóm người tự nguyện tham gia BHYT
+ Điều tra nhân dân đơn vị hành chính Phƣờng Đình Bảng + Điều tra nhân dân đơn vị hành chính xã Phù Khê.
Do chọn nhiều nhóm đối tƣợng điều tra khác nhau, mỗi nhóm lại chọn các đơn vị khác nhau nên việc thiết kế mẫu phiếu điều tra khác nhau, phù hợp với nhóm đối tƣợng và đối tƣợng cụ thể. Sau khi phiếu điều tra thiết kế xong, tiến hành điều tra thử, nhằm điều chỉnh, bổ sung các câu hỏi trong phiếu điều tra cho phù hợp, sau đó hoàn thiện mẫu phiếu điều tra, tiến hành điều tra toàn bộ theo lƣợng mẫu đã chọn.
* Nội dung thông tin thu thập từ các bộ phiếu điều tra
- Hiểu biết của các đối tƣợng về chính sách BHYT, nguồn tiếp cận thông tin
- Đánh giá nhận xét của các đối tƣợng về mô hình tổ chức thực hiện chính sách hiện nay có thuận lợi khó khăn gì?
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Những quy định nào ảnh hƣởng đến chính sách BHYT hiện nay có những điểm nào cần phải xem xét thay đổi cho phù hợp nhƣ: Mức đóng (mức phí), mức hỗ trợ của nhà nƣớc, quyền lợi của ngƣời tham gia BHYT, các điều kiện đảm bảo quyền lợi của ngƣời có thẻ BHYT thông qua khám chữa bệnh.
Ý kiến của các đối tƣợng điều tra có ý nghĩa rất lớn trong việc đánh giá thực trạng công tác thực hiện chính sách BHYT trên địa bàn thị xã Từ Sơn
* Phương pháp thu thập
Việc thu thập số liệu đƣợc thực hiện bằng cách phát phiếu điều tra trực tiếp, với những câu hỏi đƣợc soạn thảo trƣớc trong bảng hỏi cho từng nhóm đối tƣợng.
Ngoài ra, luận văn còn sử dụng một số phƣơng pháp khác nhƣ: Phƣơng pháp chuyên khảo, phƣơng pháp chuyên gia thông qua việc tham vấn các ý kiến của các chuyên gia, lãnh đạo trong lĩnh vực BHYT, lao động, việc làm; Lãnh đạo Viện nghiên cứu khoa học BHXH Việt Nam; lãnh đạo UBND tỉnh, Sở Lao động - Thƣơng binh và Xã hội, Sở Y tế, BHXH tỉnh, BHXH huyện; chủ SDLĐ, cán bộ đại lý các xã, phƣờng.
2.2.3. Phương pháp tổng hợp xử lý thông tin
Tài liệu sau khi thu thập kiểm tra nếu phát hiện sai sót, thiếu chính xác trong ghi chép, tổng hợp, chỉnh sửa thông tin còn thiếu sau đó sàng lọc và tính toán cho phù hợp với mục tiêu và mục đích nghiên cứu
Sau khi đƣợc làm sạch thông tin và các số liệu thu thập đƣợc sẽ đƣợc tác giả cập nhật và tính toán tổng hợp thông qua hệ thống các bảng, biểu, đồ thị và đề tài sử dụng công cụ Microsoft Excel 2003 và một số chƣơng trình ứng dụng khác để tính toán.
2.2.4. Phương pháp phân tích số liệu
Phƣơng pháp chủ yếu đƣợc sử dụng trong phân tích số liệu của luận văn là các phƣơng pháp thống kê, phƣơng pháp phân tích so sánh, phƣơng pháp số tƣơng đối, phƣơng pháp số tuyệt đối…
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Phƣơng pháp phân tổ thống kê: Dựa vào phƣơng pháp này, toàn bộ số liệu thu thập đƣợc sẽ đƣợc phân tổ theo nhóm đối tƣợng khác nhau.
- Phƣơng pháp thống kê mô tả: là phƣơng pháp mô tả toàn bộ sự vật và hiện tƣợng trên cơ sở số liệu đã tính toán. Phƣơng pháp này thực hiện thông qua việc sử dụng số bình quân, số tối đa và số tối thiểu.
- Phƣơng pháp thống kê so sánh: Dùng để so sánh số tuyệt đối và so sánh số tƣơng đối để đánh giá so sánh số đơn vị, đối tƣợng, số ngƣời tham gia BHYT theo thời gian. Việc so sánh đƣợc tiến hành theo phƣơng pháp đồng nhất về thời gian hoặc đối tƣợng so sánh sau đó tìm ra quy luật chung của hiện tƣợng nghiên cứu.
- Phƣơng pháp đồ thị : Đây là phƣơng pháp dùng hình vẽ, đƣờng nét hình học để mô tả có tính quy ƣớc các số liệu thống kê. Bảng thống kê chỉ dùng các con số và cung cấp những thông tin chi tiết, còn biểu đồ và đồ thị thống kê sử dụng con số kết hợp với hình vẽ, đƣờng nét và màu sắc để tóm tắt và trình bày các đặc trƣng chủ yếu của hiện tƣợng nghiên cứu, phản ảnh một cách khái quát các đặc điểm về cơ cấu, mối liên hệ, quan hệ so sánh, xu hƣớng biến động... của hiện tƣợng nghiên cứu.
Do dùng hình vẽ, đƣờng nét và màu sắc để biểu hiện mức độ của hiện tƣợng, cho nên đồ thị thống kê rất sinh động, có sức hấp dẫn mạnh mẽ, giúp ngƣời xem nhận thức đƣợc những đặc điểm cơ bản của hiện tƣợng một cách dễ dàng, nhanh chóng, làm cho những ngƣời dù ít hiểu biết về thống kê vẫn có thể nhận ra đƣợc nội dung chủ yếu của vấn đề đƣợc trình bày trên đồ thị.
- Phƣơng pháp chuyên gia: Phƣơng pháp này sử dụng thông qua việc tham vấn các ý kiến của các chuyên gia đầu ngành về lĩnh vực chuyên môn và quản lý từ đó đƣa ra những nhận xét đánh giá chung về chính sách BHYT.
- Phƣơng pháp dự báo: Căn cứ vào thu thập và xử lý số liệu thực hiện BHYT giai đoạn năm 2008 – 2012 và các chủ trƣơng, chính sách hiện hành sẽ dự báo xu hƣớng thực hiện BHYT toàn dân trong thời gian tới.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu
Để nghiên cứu và phân tích tình hình thực hiện chính sách BHYT tiến tới BHYT toàn dân trên địa bàn thị xã Từ Sơn, luận văn sử dụng hệ thống chỉ tiêu sau:
2.3.1. Các chỉ tiêu phản ánh điều kiện kinh tế - xã hội thị xã Từ Sơn
- Các chỉ tiêu phản ánh về điều kiện vị trí, đất đai, dân số của thị xã Từ
Sơn từ năm 2008- 2012.
- Các chỉ tiêu phản ánh về tình hình sản xuất kinh doanh, cơ cấu kinh tế của thị xã Từ Sơn từ năm 2008- 2012.
2.3.2. Các chỉ tiêu phản ánh thực trạng thực hiện chính sách BHYT trên địa bàn thị xã Từ Sơn địa bàn thị xã Từ Sơn
- Các chỉ tiêu phản ánh về các nhóm đối tƣợng tham gia BHYT - Các chỉ tiêu phản ánh về đối tƣợng chƣa tham gia BHYT
2.3.3. Các chỉ tiêu phản ánh nguyên nhân, ảnh hưởng đến thực hiện chính sách BHYT trên địa bàn thị xã Từ Sơn sách BHYT trên địa bàn thị xã Từ Sơn
- Những thuận lợi, khó khăn trong thực hiện chính sách BHYT