Bài 3 Làm chƣợp theo phƣơng pháp gài nén Bài tập

Một phần của tài liệu CHẾ BIẾN NƯỚC MẮM BẰNG PHƯƠNG PHÁP GÀI NÉN (Trang 83)

IV. Hƣớng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành

4.4. Bài 3 Làm chƣợp theo phƣơng pháp gài nén Bài tập

Bài tập 1

- Nguồn lực: Cá, muối, thùng/chum đã đắp lù, các dụng cụ dùng ướp muối cá.

- Cách thức: chia nhóm (7 – 10 học viên/nhóm), mỗi nhóm ướp muối 50kg cá.

- Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát sự thực hiện của học viên, dựa theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá kỹ năng ướp muối cá làm chượp.

- Kết quả cần đạt được:

+ Ướp muối cá đúng tỉ lệ muối chiếm 25% so với khối lượng cá;

+ Thực hiện các bước ướp muối cá đúng quy trình: trộn đều muối vào cá hoặc muối cá và muối thành từng lớp; cho cá và muối vào thùng nhẹ nhàng không làm vỡ lù; cho một lớp muối mặt dày 3-5cm; Đậy nắp thùng chượp sau khi kết thúc quá trình ướp muối.

+ Thực hiện được thao tác vệ sinh sạch thùng chượp, dụng cụ và khu vực ướp muối cá.

+ Đảm bảo an toàn và vệ sinh thực phẩm trong ướp muối cá.

Bài tập 2

- Nguồn lực: thùng chượp chứa cá ướp muối được 2-3 ngày, thùng trổ, gáo múc, vỉ tre và các dụng cụ dùng gài nén chượp.

- Cách thức: chia nhóm (7 – 10 học viên/nhóm). Mỗi nhóm thực hiện gài nén một thùng chượp.

- Thời gian hoàn thành: 4 giờ/1 nhóm.

- Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát sự thực hiện của học viên, dựa theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá kỹ năng gài nén chượp.

- Kết quả cần đạt được:

+ Thực hiện đúng thao tác tháo nước bổi và nước bổi được tháo hết;

+ Bề mặt khối chượp được san phẳng và bổ sung muối mặt trước khi trải cót; cót trải kín mặt chượp;

+ Các thanh tre, cây ém đặt đúng vị trí đảm bảo gài nén chặt khối chượp; + Khối lượng đá chiếm tỉ lệ 20-25% so với khối lượng chượp và được đặt đúng vị trí; đổ nước bổi trở lại vào thùng chượp cao hơn mặt chượp 5cm.

+ Khối chượp sau khi gài nén phải chặt, không bị nghiêng đổ; + Bảo đảm an toàn lao động và vệ sinh an toàn thực phẩm.

Bài tập 3

- Nguồn lực: nước bổi thừa sau gài nén, bô-mê kế, khúc xạ kế, ống đong, muối, dụng cụ chứa nước bổi.

- Cách thức: mỗi học viên thực hành tất cả các công việc/1 học viên. - Thời gian hoàn thành: 15 phút/1 học viên.

- Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát sự thực hiện của học viên, dựa theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá kỹ năng đo độ mặn nước bổi, bổ sung muối và giang phơi nước bổi.

- Kết quả cần đạt được: Thực hiện các bước đo độ mặn bằng bô-mê kế và khúc xạ kế đúng quy định; đo chính xác độ mặn của nước bổi; tính toán được lượng muối cần bổ sung; nước bổi sau khi bổ sung muối đạt độ mặn 23o

Be.

Một phần của tài liệu CHẾ BIẾN NƯỚC MẮM BẰNG PHƯƠNG PHÁP GÀI NÉN (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)