Các phương pháp phântích PCBs áp dụng ở PTN tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Xác định hợp chất polybiphenyl clorua (PCB) trong mẫu môi trường bằng phương pháp sắc ký khí ghép nối khối phổ (GCMS) (Trang 40)

Hiện nay các phòng thí nghiệm Việt Nam phân tích PCBs theo hướng dẫn phương phương pháp của Tổng cục đo lường chất lượng Việt Nam và quốc tế đã xây dựng để xác định PCBs trong một số đối tượng mẫu

a. Phương pháp của Việt Nam

- TCVN 8061 : 2009 (ISO 10382 : 2002)- Chất lượng đất – Xác định hóa chất bảo vệ thực vật clo hữu cơ và polyclorin biphenyl - Phương pháp sắc ký khí với detector bẫy electron.

- TCVN 9241 : 2012 (ISO 6848:1996)- Chất lượng nước – Xác định thuốc trừ sâu clo hữu cơ, polyclobiphenyl và clorobenzen – Phương pháp sắc ký khí sau khi chiết lỏng – lỏng.

- TCVN 8346:2010 – Thủy sản và sản phẩm thủy sản (Xác định thuốc bảo vệ thực vật nhóm clo hữu và polyclo biphenyl – Phương pháp sắc ký khí.

- TCVN 8101 : 2009 (ISO 8260 : 2008) – Sữa và sản phẩm sữa – Xác định thuốc bảo vệ thực vật nhóm clo hữu cơ và polyclobiphenyl – Phương pháp sắc kí khí – lỏng mao quản có detector bắt giữ electron.

- TCVN 8170-1:2009 – Thực phẩm chứa chất béo – Xác định thuốc bảo vệ thực vật và polyclobiphenyl – Phần 1: Yêu cầu chung.

b. Một số phương pháp quốc tế

- EPA – Phương pháp 8082A – Xác định Polyclobiphenyl bằng phương pháp sắc kí

- EPA – Phương pháp 617 – Xác định thuốc trừ sâu hữu cơ halogen và PCBs trong đô thị và nước thải công nghiệp.

- ASTM D6160 - 98(2013) Phương pháp tiêu chuẩn xác định polyclo biphenyl trong vật liệu thải bằng sắc kí khí.

- ASTM D4059 – Phương pháp tiêu chuẩn xác định Polyclo biphenyl trong băng keo dán bằng phương pháp sắc ký khí.

Ở Việt Nam hiện nay đã có một số phòng thí nghiệm phân tích PCBs đạt kết quả tốt. Theo thống kê của Dự án quản lý PCBs tại Việt Nam đánh giá qua kết quả thử nghiệm thành thạo phân tích PCBs trong mẫu dầu biến thế như phòng thí nghiệm: Độc học Môi trường – Viện Môi trường và Tài nguyên Thành phố Hồ Chí Minh, phòng phân tích PCB – Trung tâm kỹ thuật Môi trường và An toàn Hóa chất, Công t thí nghiệm điện Miền Nam – Tổng công ty Điện lực Miền Nam, Trung tâm nghiên cứu Công nghệ Môi trường và Phát triển Bền vững (CETASD), Trạm quan trắc và Phân tích Môi trường Lao động – Viện bảo hộ Lao động...

c. Một số quy chuẩn về giới hạn PCBs

- Môi trường: Theo quy chuẩn Việt Nam QCVN 07:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất thải nguy hại, ngưỡng chất thải nguy hại đối với PCBs là 5ppm.

- Thực phẩm:Việt Nam chưa có quy định về nồng độ PCBs trong thực phẩm. Nhiều nước và tổ chức trên thế giới đưa ra ngưỡng PCB cho phép đưa vào cơ thế hàng ngày Tolerable Daily Intake (TDI) là 10 pg/kg trọng lượng cơ thể/ngày.

- Thiết bị và vật liệu chứa PCBs:Việt Nam chưa có quy định về nồng độ PCBs trong thiết bị và vật liệu chứa PCBs. Tiêu chuẩn EU quy định ba ngưỡng sau: Thiết bị nhiễm PCBs (> 50 ppm); Thiết bị có nguycơ nhiễm PCBs (20–50 ppm); và Không nhiễm PCBs (< 20 ppm).

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Xác định hợp chất polybiphenyl clorua (PCB) trong mẫu môi trường bằng phương pháp sắc ký khí ghép nối khối phổ (GCMS) (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)