II. Sản phẩm bảo hiểm trọn gói: “Bảo hiểm hộ gia đình”
4. Cơ hội và thách thức đối với việc triển khai sản phẩm “Bảo hiểm Hộ gia đình”
THÁCH THỨC:
- Cạnh tranh trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ngày càng khốc liệt. Các doanh nghiệp bảo hiểm đang tích cực đổi mới công nghệ, đưa ra thị trường những sản phẩm bảo hiểm mới đáp ứng những nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng, và luôn cố gắng tạo ra giá trị tăng thêm cho sản phẩm
(ví dụ như giảm phí bảo hiểm, bồi thường cao, tặng mũ bảo hiểm, …)
- Công ty cổ phần bảo hiểm dầu khí PVI từ vị trí thứ ba trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ (2006) đã vươn lên vị trí thứ hai (2007), đẩy Bảo Minh xuống vị trí thứ ba trên thị trường. Như vậy, Bảo Minh bị cạnh tranh mạnh mẽ bởi hai đối thủ lớn nhất thị trường đó là Bảo Việt và PVI.
- Ngày càng có nhiều công ty bảo hiểm gia nhập thị trường khiến cho thị phần của các doanh nghiệp bảo hiểm nói chung và thị phần của Bảo Minh nói riêng bị chia nhỏ, đồng thời áp lực cạnh tranh cũng do đó mà ngày càng lớn.
- Cạnh tranh về nguồn nhân lực trong lĩnh vực tài chính - bảo hiểm đang diễn ra gay gắt, đặc biệt là nhân lực có trình độ cao
Những thách thức đó tác động đến sự phát triển bền vững của Bảo Minh nói chung và của sản phẩm Bảo hiểm Hộ gia đình nói riêng. Nó đòi hỏi Bảo Minh phải có những quyết định đúng đắn sao cho vẫn giữ được sự cạnh tranh công bằng, lành mạnh (như không giảm phí thấp hơn mức quy định của Bộ Tài chính, không giành giật khách hàng bằng các biện pháp lôi kéo, dụ dỗ,…) nhưng vẫn đảm bảo được mục tiêu về doanh thu phí cũng như là mục tiêu về thị phần.
b) Tình hình kinh doanh các nhóm nghiệp vụ của các công ty bảo hiểm trên thị trường.
Nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới:
Thị trường bảo hiểm xe cơ giới năm 2007 trên toàn thị trường đạt doanh thu trên 2500 tỷ đồng, tăng trưởng 38% so với năm 2006. Doanh thu, thị phần một số công ty khác trên thị trường năm 2007 cụ thể như sau:
xe cơ giới của một số công ty bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam (2007) TT Tên doanh nghiệp Doanh thu 2006 (tỷđ) Doanh thu 2007 (tỷđ) Tốc độ tăng trưởng (%) Thị phần 2007 (%) 1 Bảo Việt 656,77 835,82 27 34,66 2 Bảo Minh 392,5 506,1 29 21 3 PJICO 285,74 463,13 62 19,2 4 PVI 105,48 222,98 111 9,2 5 PTI 112,66 127,88 13 5,3 6 Các DN khác 158,75 255,26 61 10,6 Tổng cộng 1.711,9 2.411,17 40 100
(Nguồn: Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam)
CƠ HỘI:
- Thị trường ô tô phát triển mạnh (thị trường ô tô năm 2007 phát triển rất mạnh. Số lượng xe bán ra của các hãng xe do chính sách giảm thuế nhập khẩu của Nhà nước, số lượng xe bán ra khoảng 80.000 chiếc (nguồn VAMA) tăng 97% so với năm 2006. Tổng doanh thu phí bảo hiểm gốc trên thị trường khoảng 1.700 tỷ đồng, tăng trưởng trên 30% so với năm 2006) tạo cơ hội cho nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới phát triển. Về nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới, Bảo Minh chỉ đứng sau một đối thủ cạnh tranh là Bảo Việt, thị phần nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới của Bảo Minh là 21%, điều đó cho thấy thị trường xe cơ giới phát triển là một cơ hội rất tốt cho Bảo Minh
- Việc Chính phủ đã bãi bỏ quy định hạn chế đăng ký xe đã làm thị trường xe máy tăng lên tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh. Năm 2007, Chính phủ ban hành nghị quyết 32 của Chính phủ về hạn chế tai nạn giao thông, trong đó có việc tăng cường kiểm tra, kiểm soát xe máy khi lưu thông (bao gồm có giấy chứng nhận bảo hiểm, đội mũ bảo hiểm); điều này đã tạo cơ hội chung cho các công ty bảo hiểm đẩy mạnh hoạt động khai thác bảo hiểm nghiệp vụ bảo hiểm mô tô xe máy
- Các ngân hàng - một trong những đối tác lớn của Bảo Minh, đã điều chỉnh tỷ lệ vay, từ vay tối đa 30% giá trị tài sản cầm cố lên 70% giá trị cầm cố vào năm 2007, tạo điều kiện cho người dân có thể mua hàng trả góp, là một cơ hội lớn của Bảo Minh trong việc khai thác các hợp đồng bảo hiểm xe ô tô mới. Đây là một điều kiện thuận lợi cho việc triển khai sản phẩm Bảo hiểm Hộ gia đình.
THÁCH THỨC:
- Bảo Việt, PJICO, và PVI là những đối thủ cạnh tranh lớn, đã và đang có nhiều chiến lược gia tăng thị phần về nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới. Do đó thị phần về nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới của Bảo Minh bị đe doạ.
- Thị trường ô tô có nhiều biến động do ảnh hưởng của các chính sách của nhà nước và nhu cầu mua xe của người dân, do đó doanh thu phí bảo hiểm của nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới sẽ biến động theo.
Những thách thức đó ảnh hưởng rất lớn đến quá trình triển khai cũng như doanh thu phí Bảo hiểm Hộ gia đình.
Nghiệp vụ bảo hiểm con người (bao gồm cả bảo hiểm con người trong du lịch). Doanh thu bảo hiểm con người trong năm 2007 của toàn thị trường ước đạt 1.155 tỷ đồng với mức tăng trưởng chung là 20%. Doanh thu, thị phần của một số công ty bảo hiểm khác cụ thể như sau:
Bảng 2.6: Doanh thu, tốc độ tăng trưởng và thị phần về nghiệp vụ bảo hiểm con người của một số doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam(2007)
TT Tên doanh nghiệp Doanh thu (2006) (tỷđ) Doanh thu (2007) (tỷđ) Tốc độ tăng trưởng (%) Thị phần (2007)(%)
1 Bảo Việt 583 657 12,6 55,8 2 Bảo Minh 208 261 25,5 22 3 PJICO 67 80 19,4 6,8 4 PVI 19 45,7 140 3,9 5 PTI 19,9 20, 8 4,5 1,8 6 Các DN khác 62 111,5 79 9,5 Tổng 958,89 1.176 22 100
(Nguồn: Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam)
CƠ HỘI:
- Tốc độ tăng trưởng của nghiệp vụ bảo hiểm con người có xu hướng tăng cao (trung bình đến năm 2010 tăng khoảng 25.
- Người dân ngày càng nhìn nhận tốt hơn về bảo hiểm, và có xu hướng tiếp cận bảo hiểm sức khoẻ nhiều hơn.
Đó là những cơ hội lớn, giúp các công ty bảo hiểm trong đó có Bảo Minh khai thác tốt hơn tiềm năng của thị trường nghiệp vụ bảo hiểm con người, là một cơ sở cho sản phẩm Bảo hiểm Hộ gia đình phát triển.
THÁCH THỨC:
- PVI có tốc độ tăng trưởng rất cao (140%) là một mối đe doạ về thị phần đối với Bảo Minh (tốc độ tăng trưởng của Bảo Minh mặc dù cao hơn tốc độ tăng trung bình của toàn thị trường – 25,5% so với 25% tuy nhiên vẫn thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng của PVI)
- Chi phí y tế, chi phí điều trị, thuốc chữa bệnh ngày càng tăng đã làm hạn chế hiệu quả của bảo hiểm sức khoẻ do chi trả bảo hiểm tăng cao.
- Bên cạnh đó hiện tượng trục lợi về bảo hiểm con người gia tăng như khai tăng chủng loại, số lượng, giá cả, thuốc điều trị.
- Xu thế phí bảo hiểm y tế khai thác qua môi giới ngày càng cao, các nhà môi giới đứng về phía khách hàng tham gia bảo hiểm tạo áp lực với các
doanh nghiệp bảo hiểm để mở rộng bất hợp lý nhiều điều kiện bảo hiểm con người như đòi cho môi giới quyền chi trả bồi thường, mở rộng phạm vi bảo hiểm đối với trường hợp tự tử,… , nếu không đạt được yêu cầu, môi giới sẵn sàng chuyển rủi ro từ doanh nghiệp bảo hiểm này sang doanh nghiệp bảo hiểm khác.
Những vấn đề trên để lại cho sản phẩm Bảo hiểm Hộ gia đình của Bảo Minh những thách thức lớn, đòi hỏi nghiệp vụ Bảo hiểm sức khoẻ gia đình của sản phẩm Bảo hiểm Hộ gia đình phải có sức cạnh tranh cao nhưng vẫn đảm bảo đúng nguyên tắc bảo hiểm và theo đúng quy định của nhà nước.
Nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn:
Bảo hiểm cháy, nổ và mọi rủi ro đối với tài sản năm 2007 tiếp tục tăng trưởng. Doanh thu phí năm 2007 đạt xấp xỉ 1.000 tỷ đồng tăng trưởng khoảng 40% so với năm 2006. Trong đó: doanh thu phí của PVI 289 tỷ đồng, Bảo Minh là 255 tỷ đồng, Bảo Việt là 230 tỷ đồng, PJICO là 75 tỷ đồng (số liệu của Hiệp hội bảo hiểm).
Tình hình tổn thất của thị trường bảo hiểm cháy, nổ năm 2007 ở mức trên 40%, và diễn biến tương đối phức tạp. Bảo Minh có tỷ lệ bồi thường cao nhất (82.3%), sau đó đến PVI với 61%, Bảo Việt là 45,5%, PJICO là 31% (số liệu báo cáo của Hiệp hội bảo hiểm).
CƠ HỘI:
Năm 2007, Nhà nước đã ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể việc thực hiện bảo hiểm cháy nổ bắt buộc (Thông tư Liên tịch 41/2007/TTLT- BTC-BCA ngày 24/4/2007 hướng dẫn một số điều của Nghị định số 130/2006/NĐ-CP ngày 08/11/2006 quy định chế độ cháy, nổ bắt buộc, Quyết định 28/2007/QĐ-BTC ngày 24/4/2007 về ban hành Quy tắc bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc), tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển mạnh bảo hiểm cháy
nổ trên thị trường nói chung và tạo cơ hội cho việc triển khai sản phẩm Bảo hiểm Hộ gia đình của Bảo Minh nói riêng.
THÁCH THỨC:
- Tham gia bảo hiểm cháy nổ phần lớn là các doanh nghiệp có nguy cơ cháy nổ cao, còn người dân hầu như chưa tham gia bảo hiểm cháy nổ do ý thức của họ trong việc tham gia bảo hiểm còn thấp, đặc biệt là bảo hiểm cháy nổ.
- Thị trường bảo hiểm cháy nổ tự nguyện cạnh tranh rất gay gắt
- Tình hình tổn thất của thị trường bảo hiểm cháy nổ ở mức cao và diễn biến phức tạp.
Đây thực sự là những khó khăn lớn cho Bảo Minh trong việc triển khai sản phẩm Bảo hiểm Hộ gia đình đặc biệt là gói sản phẩm bảo hiểm hộ gia đình có sản phẩm bảo hiểm nhà tư nhân bởi lẽ thị trường bảo hiểm hoả hoạn cạnh tranh rất gay gắt mà người dân thì hầu như không quan tâm đến sản phẩm bảo hiểm cháy.