Tình hình cạnh tranh trên thị trường Bảo hiểm phi nhân thọ

Một phần của tài liệu Tình hình triển khai sản phẩm Bảo hiểm Hộ gia đình tại Công ty Bảo Minh Hà Nội (Trang 53)

II. Sản phẩm bảo hiểm trọn gói: “Bảo hiểm hộ gia đình”

4. Cơ hội và thách thức đối với việc triển khai sản phẩm “Bảo hiểm Hộ gia đình”

4.2. Tình hình cạnh tranh trên thị trường Bảo hiểm phi nhân thọ

Chế độ Quản lý Nhà nước về hoạt động kinh doanh bảo hiểm được hoàn thiện hơn để củng cố và phát triển thị trường bảo hiểm. Việc ban hành NĐ 45/2007/NĐ – CP ngày 27/3/2007, NĐ 46/2007/NĐ-CP ngày 27/3/2007, các Thông tư 155/2007/TT-BTC, Thông tư 156/2007/TT – BTC ngày 20/12/2007 hướng dẫn Nghị định trên thể hiện sự nắm bắt nhu cầu phát triển của thị trường bảo hiểm Việt Nam, thực hiện cam kết WTO, mở cửa thị trường bảo hiểm, tạo ra môi trường pháp lý hoàn thiện hơn, điều chỉnh theo hướng đưa ra những chuẩn mực tiên tiến mang tính quốc tế về quản lý hoạt động kinh doanh bảo hiểm, công khai minh bạch chế độ quản lý, tăng tính chủ động tự chủ, tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, đảm bảo lợi ích chính đáng của người tham gia bảo hiểm.

Bộ Tài chính ban hành Quyết định 23 bảo hiểm Bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới ngày 9/4/2007, Quyết định 28 về Bảo hiểm Cháy nổ bắt buộc ngày 24/4/2007 và chuẩn bị ban hành Quy chế triển khai thí điểm bảo hiểm liên kết đơn vị và liên kết đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi để

phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ và nhân thọ; Bộ Công an và Bộ Tài chính ban hành Thông tư liên tịch số 41 ngày 29/4/2007 về Bảo hiểm cháy nổ bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, xây dựng được cơ chế phối hợp giữa 02 Bộ, sự chỉ đạo của 02 Bộ tới các đơn vị trực thuộc các doanh nghiệp bảo hiểm nhằm thực hiện nghiêm chỉnh chế độ bảo hiểm cháy nổ bắt buộc và bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.

Các doanh nghiệp bảo hiểm đã đóng góp tích cực vào công tác đề phòng hạn chế tổn thất hình thành quỹ tập trung, quy mô lớn để thực hiện những công việc lớn như đóng góp 5% phí bảo hiểm cháy nổ bắt buộc nhằm góp phần phát triển lực lượng PCCC, 2% phí bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới để góp phần đảm bảo an toàn giao thông, đề phòng hạn chế tổn thất và bồi thường nhân đạo.

Các doanh nghiệp bảo hiểm đồng loạt tăng vốn ngoài việc tăng vốn pháp định theo quy đinh của Thông tư hướng dẫn thi hành NĐ 45, NĐ 46 (300 tỷ đối với doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ), còn làm tăng tiềm lực tài chính, tăng mức giữ lại, giảm đáng kể phần phải tái bảo hiểm ra nước ngoài, tăng cường năng lực đầu tư vào nền kinh tế quốc dân.

Các doanh nghiệp bảo hiểm đang tích cực đưa ra thị trường những sản phẩm bảo hiểm mới phù hợp với các nhu cầu phát triển của nền kinh tế xã hội, tăng thêm sự lựa chọn cho người tham gia bảo hiểm như bảo hiểm y tế điều trị chất lượng cao, bảo hiểm hưu trí tự nguyện, bảo hiểm khả năng trả nợ của người vay nợ, bảo hiểm tín dụng, bảo hiểm trách nhiệm của chủ doanh nghiệp, bảo hiểm tai nạn trong ngày nghỉ cuối tuần và các dịp nghỉ lễ tết cho hoạt động du lịch, thăm viếng,… Đến nay, đã có tới 720 sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ. Ngoài ra, các doanh nghiệp bảo hiểm tích cực tăng thêm dịch vụ gia tăng cho khách hàng tham gia bảo hiểm bằng những hoạt

động hỗ trợ: cứu nạn, cứu hộ miễn phí, bảo dưỡng xe được giảm phí, thẻ ưu tiên điều trị tại các bệnh viện và bác sỹ có uy tín, tặng mũ bảo hiểm cho người tham gia bảo hiểm,…

Trên thị trường tiếp tục xuất hiện thêm các công ty bảo hiểm nội bộ của một ngành, lĩnh vực (ví dụ Công ty bảo hiểm quân đội – MIC) mà trước đây Nhà nước không khuyến khích nhưng sau khi Việt Nam gia nhập WTO ta không thể không cấp phép cho các đơn vị có đủ điều kiện thành lập doanh nghiệp bảo hiểm. Điều đó dẫn đến một số khách hàng lớn, truyền thống của một số công ty bảo hiểm bị mất đi, khiến doanh thu và thị phần của một số công ty bảo hiểm giảm.

Các doanh nghiệp bảo hiểm có vốn nước ngoài đang tích cực chuẩn bị cho ngày 1/1/2008, khi không còn rào cản phân biệt giữa doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam và doanh nghiệp bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài.

a) Tình hình doanh thu, thị phần của các công ty bảo hiểm trên thị trường.

Năm 2007, doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ toàn thị trường ước đạt 8.482 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng doanh thu khoảng 32% so với năm 2006. Doanh thu, thị phần của từng công ty được thể hiện trong bảng 2.4.

Bảng 2.4: Doanh thu, tốc độ tăng trưởng và thị phần của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam (2007)

TT Tên công ty Doanh thu

(2007)(tỷđ) So với năm 2006 (%) Thị phần (2007)(%) 1 Bảo Việt 2.580 116 31,14 2 PVI 1.735 149 19,76 3 Bảo Minh 1.706 123 19,29 4 PJICO 880 131 10,4 5 PTI 281 100 3,3 6 Viễn Đông 173,5 158 2

7 Toàn cầu (GIC) 166,3 110,8 2

8 Bảo Long 164,6 147 1,9 9 UIC 164 125 1,9 10 AAA 156 283 1,8 11 BIC 128 318 1,5 12 VIA 107,5 113 1,3 13 QBE 50 210 0,6 14 Samsung Vina 77,5 163 0,9 15 AIG 67 - 0,8 16 Bảo Ngân 25 105 0,3 17 Bảo Nông(ABIC) 16,3 - 0,2 18 Groupama 2,3 127 - 19 ACE 2 - - 20 Bảo Tín - - - 21 Liberty - - - 22 BH Quân đội - - - Tổng cộng: 8.482 132 100

(Nguồn : Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam)

Qua bảng số liệu về thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ở trên có thể thấy bốn công ty bảo hiểm đứng đầu thị trường (Bảo Việt, Bảo Minh, PVI,

PJICO) chiếm khoảng 81% thị phần của toàn thị trường. PVI vươn lên vị trí thứ 2 về doanh thu (sau Bảo Việt) và trở thành nhà bảo hiểm công nghiệp số 1 thị trường.

Cũng qua bảng số liệu trên, các công ty có sự tăng trưởng mạnh mẽ là PVI, Toàn cầu (GIC), Bảo hiểm Ngân hàng đầu tư (BIC), bảo hiểm AAA, Viễn Đông, Samsung Vina, QBE,… Các công ty liên doanh hoặc 100% vốn nước ngoài vẫn chỉ chiếm khoảng 5,8% thị phần và chưa thực sự có ảnh hưởng trên thị trường.

CƠ HỘI: Tình hình hoạt động kinh doanh trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ tạo ra cơ hội không chỉ đối với Bảo Minh mà còn mang lại những cơ hội cho các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nói chung, đó là:

- Hệ thống pháp luật về bảo hiểm ngày càng hoàn thiện, tạo cơ sở pháp lý cho thị trường bảo hiểm hoạt động ổn định, tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh hơn

- Nhà nước luôn chú ý, tạo điều kiện cho ngành bảo hiểm phát triển - Thị trường bảo hiểm phi nhân thọ có tốc độ tăng trưởng cao, năm 2007 tốc độ tăng trưởng doanh thu khoảng 32% so với năm 2006

- Thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ngày càng phát triển và hoàn thiện. Những cơ hội trên là cơ sở, là môi trường thuận lợi thúc đẩy sản phẩm Bảo hiểm Hộ gia đình của Bảo Minh phát triển.

Một phần của tài liệu Tình hình triển khai sản phẩm Bảo hiểm Hộ gia đình tại Công ty Bảo Minh Hà Nội (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w