Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty Bảo hiểm Bảo Minh Hà Nội (2003 – 2007).

Một phần của tài liệu Tình hình triển khai sản phẩm Bảo hiểm Hộ gia đình tại Công ty Bảo Minh Hà Nội (Trang 29)

I. Sự ra đời và phát triển của Bảo Minh Hà Nội 1 Giới thiệu về công ty Bảo Minh Hà Nội.

3. Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty Bảo hiểm Bảo Minh Hà Nội (2003 – 2007).

Minh Hà Nội (2003 – 2007).

Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty Bảo Minh Hà Nội được thể hiện ở các bảng 2.1.

Bảng 2.1. Doanh thu phí và cơ cấu doanh thu phí theo nghiệp vụ bảo hiểm (2003-2007) Nghiệp vụ 2003 2004 2005 2006 2007 doanh thu (tỷđ) tỷ trọng (%) doanh thu (tỷđ) tỷ trọng (%) doanh thu (tỷđ) tỷ trọng (%) doanh thu (tỷđ) tỷ trọng (%) doanh thu (tỷđ) tỷ trọng (%) Hàng hải 16,362 14,9 17,93 15,6 30,6 20,7 5,756 9,8 10,91 14,9 TS-KT 20,643 18,8 18,116 15,8 23,55 40,4 25,66 43,8 26,1 35,7 Xe 18,048 16,5 21,097 18,3 23,19 39,8 20,01 34,2 27,94 38,2 Con người 4,169 3,8 5,124 4,5 6,51 11,2 7,153 12,2 8,242 11,3 Hàng không 70,357 64,2 75,128 65,3 0 0.0 0 0.0 0 0.0 Tổng 119,58 100 137,39 100 71,9 100 58,58 100 73,18 100 Tốc độ tăng của tổng DT - 6,0% -48,2% -17,6% 24.9%

(Nguồn: Bảo Minh Hà Nội)

Hình 2.1: Biểu đồ doanh thu (2003-2007)

Qua các bảng số liệu trên ta thấy, doanh thu của Bảo Minh Hà Nội không ổn định qua các năm từ 2003-2006. Cụ thể năm 2004, doanh thu phí

bảo hiểm chỉ tăng 6,0% so với năm 2003, nhưng đến năm 2005 doanh thu lại giảm 48,2% so với năm 2004, năm 2006 giảm 17,6%. Nhưng đến năm 2007, doanh thu có chiều hướng tăng và tăng nhanh, doanh thu năm 2007 đã tăng tới 24,9%.

Tỷ trọng trong doanh thu các nghiệp vụ bảo hiểm cũng có những thay đổi đáng kể. Trong hai năm 2003,2004, Bảo hiểm Hàng không chiếm tỷ trọng cao nhất, sau đó đến Bảo hiểm Tài sản - kỹ thuật, sau đó đến Bảo hiểm xe cơ giới, Bảo hiểm Hàng hải, và Bảo hiểm con người. Nhưng từ năm 2005 trở đi, Bảo Minh Hà Nội không tiến hành nghiệp vụ Bảo hiểm Hàng không nữa và nghiệp vụ Bảo hiểm Tài sản – kỹ thuật chiếm tỷ trọng cao nhất sau đó đến nghiệp vụ Bảo hiểm Hàng hải, Bảo hiểm xe cơ giới , cuối cùng là Bảo hiểm con người.

Sở dĩ doanh thu phí bảo hiểm và tỷ trọng doanh thu phí bảo hiểm của các nghiệp vụ bảo hiểm của Bảo Minh Hà Nội trong 5 năm qua có những biến động như vậy là do:

Trong khoảng thời gian từ 2003-2004 là khoảng thời gian công ty Bảo Minh chuẩn bị cho kế hoạch cổ phần hoá Công ty Bảo Minh thành Tổng công ty cổ phần vào ngày 01/01/2004, do đó công ty Bảo Minh Hà Nội cùng với Tổng công ty tập trung chuẩn bị cho sự kiện cổ phần hoá Công ty bảo hiểm Thành phố Hồ Chí Minh thành Tổng công ty Bảo Minh. Đây là lý do chủ yếu dẫn đến tốc độ tăng trưởng doanh thu của Bảo Minh Hà Nội tăng chậm (tăng 6%).

Năm 2005, việc tách nghiệp vụ hàng không (nghiệp vụ hàng không có tỷ trọng doanh thu phí lớn nhất trong các nghiệp vụ bảo hiểm của Bảo Minh Hà Nội- chiếm 65,3% tổng doanh thu phí) về Tổng công ty, do đó tổng doanh thu phí bảo hiểm của Bảo Minh Hà Nội sụt giảm đi đáng kể (giảm 48,2%). Ngoài ra, việc tách nghiệp vụ hàng không về Tổng Công ty được

thực hiện khá muộn nên các định mức kinh doanh đưa ra chưa hợp lý và kịp thời. Việc thay đổi lãnh đạo của Công ty cũng gây ra nhiều biến động trong tổ chức của Công ty và các phòng liên quan. Do đó, hoạt động kinh doanh của Bảo Minh Hà Nội trong năm 2005 đạt kết quả thấp.

Tháng 6 năm 2006, Bảo Minh Hà Nội tách toàn bộ phòng phi hàng hải (gồm nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới và nghiệp vụ bảo hiểm con người) và phòng hàng hải cho việc thành lập Công ty Bảo Minh Thăng long Hà Nội, do đó toàn bộ doanh thu của hai phòng này (khoảng 35% doanh thu phí bảo hiểm) được chuyển hết sang cho Bảo Minh Thăng Long Hà Nội; nhưng doanh thu của cả năm 2006 chỉ giảm 17,6%. Sở dĩ có sự biến động doanh thu như vậy là do: sau khi tách đi hai phòng Bảo hiểm hàng hải và bảo hiểm phi hàng hải thì Bảo Minh Hà Nội có chủ trương mở rộng đối tượng khai thác bảo hiểm xe ô tô. Từ năm 2005 trở về trước, Bảo Minh Hà Nội chỉ tập trung khai thác các đối tượng là các ban ngành như: Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Bộ Công an, kho bạc Nhà nước, các doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp nước ngoài; nhưng từ cuối năm 2006, Bảo Minh Hà Nội mở rộng đối tượng khai thác là các công ty taxi, công ty vận tải, công ty tư nhân, và tất cả các đối tượng sở hữu xe ô tô làm tăng số lượng xe ô tô tham gia bảo hiểm lên 1000 chiếc. Do đó, phần tăng lên của doanh thu nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới đã bù lại được đáng kể phần thâm hụt doanh thu năm 2005 của Bảo Minh Hà Nội.

Đến năm 2007, hoạt động của công ty đã dần đi vào ổn định. Đồng thời trên Tổng công ty đã có những chính sách đúng đắn cũng như đưa ra được nhiều sản phẩm mới có tính cạnh tranh cao đã góp phần nâng cao doanh thu của công ty Bảo Minh Hà Nội như sản phẩm Bảo hiểm toàn diện học sinh- sinh viên, sản phẩm Bảo hiểm Hộ gia đình,... Năm 2007 doanh thu của công ty tăng 24,9% so với năm 2006. Có thể nói ban lãnh đạo công ty đã hết sức

tận tâm trong việc chèo lái “con tàu” Bảo Minh Hà Nội đạt được thành tích vượt bậc như vậy.

Kết quả kinh doanh trong năm 2007 cho thấy tiềm năng phát triển của Bảo Minh Hà Nội là rất lớn, việc tách Bảo Minh Hà Nội ra thành 2 công ty riêng rẽ như vậy đã rất hiệu quả, nếu trước khi tách, tốc độ tăng doanh thu là rất thấp thì chỉ sau một năm chia tách, mặc dù thị phần bị chia nhỏ, phạm vi hoạt động bị thu hẹp, nhưng tốc độ tăng trưởng là 24,9%. Cũng do trong năm 2007, do tác động của chính sách vay vốn của ngân hàng: trước đây, ngân hàng chỉ cho vay tối đa 30% giá trị tài sản cầm cố thì năm 2007, tỷ lệ này được điều chỉnh lên 70% (tạo điều kiện cho người dân mua hàng trả góp), đồng thời Nhà nước có chính sách giảm thuế nhập khẩu; điều này đã tác động lớn đến nhu cầu mua xe ô tô tăng (khoảng 80.000 chiếc xe ô tô được bán ra trong năm 2007) do đó nhu cầu mua bảo hiểm xe ô tô tăng cao, và vì vậy, doanh thu phí bảo hiểm trong năm 2007 của Bảo Minh Hà Nội cũng tăng lên.

Bảo Minh Hà Nội phấn đấu năm 2008 đạt tốc độ tăng trưởng 25%, tăng 0,1% so với năm 2007, nâng doanh thu của công ty lên 95 tỉ đồng. Có thể nói Bảo Minh Hà Nội đang phát triển hết sức mạnh mẽ và nhanh chóng.

Bảo Minh Hà Nội đã chú trọng quan tâm đến việc tạo ra giá trị gia tăng cho sản phẩm bằng nhiều điều khoản bổ sung rất phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Ví dụ như Bảo hiểm môtô xe máy, công ty đã đưa vào 3 điều khoản bổ sung trong đó có điều khoản sửa chữa tại hãng, điều khoản này đã tạo thêm được giá trị mới cho sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường cho sản phẩm, khẳng định sự phục vụ tận tình đáp ứng được nhiều nhu cầu của khách hàng.

đến năm 2007 cũng diễn biến phức tạp; được thể hiện ở bảng 2.2.

Bảng 2.2. Tình hình bồi thường của các nghiệp vụ ( 2004-2007)

Nghiệp vụ 2004 2005 2006 2007 DT (tỷđ) bồi thường (tỷđ) TL BT (%) DT (tỷđ) bồi thường (tỷđ) TL BT(%) DT (tỷđ) bồi thường (tỷđ) TL BT (%) DT (tỷđ) bồi thường (tỷđ) TL BT (%) Hàng hải 16,362 13,372 74,6 12,09 46,597 260,8 5,756 0,075 0,03 10,906 2,469 22,6 TS-KT 20,643 6,256 34,5 23,55 4,734 20,1 25,66 4,204 20,91 26,098 1,506 5,8 Xe 18,048 11,871 56,3 23,2 11,372 49 20,01 7,572 15,45 27,936 12,143 43,5 Con.người 4,169 2,915 56,9 6,51 2,451 37,6 7,153 0,842 2,24 8,242 1,194 14,5 Tổng 59,222 34,414 - 71,9 65,154 - 58,58 12,69 - 73,182 17,312 -

(Nguồn: Bảo Minh Hà Nội)

Nghiệp vụ bảo hiểm hàng hải có mức độ biến động tỷ lệ bồi thường lớn: từ 74,6% năm 2004 tăng lên tới 260% năm 2005, đến năm 2006 chỉ có 0,03%, năm 2007 là 22,6%; làm cho tỷ lệ bồi thường toàn công ty cũng có những dao động lớn.

Năm 2004, tỷ lệ bồi thường chung là 55,3%; năm 2005 lên tới 91,6%; năm 2006 giảm còn 11,37%, năm 2007 tăng lên 23,7%. Có thể nói hoạt động bồi thường trong khoảng thời gian qua (từ năm 2004 đến năm 2007) diễn biến hết sức phức tạp.

Hoạt động giám định bồi thường được công ty hết sức chú ý sao cho phục vụ được tốt nhất cho khách hàng, đảm bảo quyền lợi chính đáng cho khách hàng, tạo điều kiện tốt nhất, thủ tục đơn giản nhất, khách hàng lấy tiền bồi thường nhanh nhất có thể, qua đó tạo dựng uy tín và hình ảnh Bảo Minh - tận tình phục vụ tới khách hàng.

Một phần của tài liệu Tình hình triển khai sản phẩm Bảo hiểm Hộ gia đình tại Công ty Bảo Minh Hà Nội (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w