Tổng hợp phóng xạ

Một phần của tài liệu PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH dấu BẰNG ĐỒNG vị PHÓNG xạ (Trang 29)

5. Các bƣớc thực hiện đề tài

2.3.4. Tổng hợp phóng xạ

Phép tổng hợp này dựa trên tác dụng của bức xạ ion hóa ( , n, p, ) và hiện tƣợng giật lùi hạt nhân hay nhờ phân hạch (hiệu ứng Szilard – Chanmers) hoặc dựa vào tác dụng của các ion phóng xạ đƣợc gia tốc. Cách đánh dấu này hầu hết là không đặc hiệu và làm biến tính phân tử do đó đòi hỏi các phƣơng pháp tinh khiết sau đánh dấu. Ví dụ, đánh dấu bằng triti ( ) năng lƣợng cao do giật lùi hạt nhân cung cấp bởi phản ứng:

(n, )

Triti này tham gia vào phản ứng đánh dấu phân tử R – H: R – H + R – + H

Phƣơng pháp đánh dấu các chất có bản chất protein bằng iot phóng xạ là phƣơng pháp tƣơng đối đơn giản đƣợc sử dụng rất phổ biến tại các phòng thí nghiệm y sinh học vì phạm vi ứng dụng to lớn của nó trong nghiên cứu y sinh học. Các chất bản chất protein có ý nghĩa sinh học quan trong nhƣ các hocmon kháng nguyên, kháng thể, các protein huyết tƣơng (albumin, globulin, fibrinogen) đều có thể đánh dấu bằng iot phóng xạ. Nguyên lý của phƣơng pháp nhƣ sau:

Đây là phƣơng pháp đánh dấu ngoại lai vì iot đƣa vào không phải là thành phần vốn có của phân tử đƣợc đánh dấu. Cụ thể trong phƣơng pháp này iot phóng xạ đƣợc gắn với tyrozin – một axit amin hiện diện trong các chuỗi polypeptit của phân tử protein. Để thực hiện đƣợc phản ứng gắn iot vào tyrozin, ion I- phải đƣợc oxy hóa thành I+ để thay thế H+ trong gốc tyrozin. Phản ứng này chạy đƣợc là do gốc tyrozin có một nhân thơm liên kết giàu điện tử. Trong dung dịch iot thƣờng ở dạng I-. Để chuyển thành I+

ta phải dùng chất oxy hóa mạnh nhƣ chrolamin T (kỹ thuật Hunter và Greenwood). Về chất phóng xạ đánh dấu thƣờng

GVHD: ThS.GVC. Hoàng Xuân Dinh Trang 23

dùng Iot – 125 dƣới dạng NaI. Iot – 125 có ƣu điểm là không phát tia beta (gây tổn hại nhiều đối với phân tử đƣợc đánh dấu) và chu kỳ bán rã 60 ngày thuận lợi cho sử dụng các in vitro. Kỹ thuật đánh dấu cao (thƣờng trên 60%), hoạt tính riêng cao: hàng chục mCi/mg protein. Điểm quan trọng cần lƣu ý là quá trình đánh dấu dùng chloramin T có thể làm hỏng phân tử protein hoặc thay đổi thuộc tính sinh học của phân tử. vì vậy, cần hết sức lƣu ý bảo đảm sao cho quá trình đánh dấu không ảnh hƣởng đến phân tử protein ít ra là ở thuộc tính mà ta nghiên cứu. Ví dụ, khi ta đánh dấu kháng nguyên (hoặc chất đóng vai trò kháng nguyên) thì khả năng kết hợp với kháng thể đặc hiệu phải không bị thay đổi qua quá trình đánh dấu.

Chính nhờ dùng insulin đánh dấu Iot – 125 (Insulin – 125I), R Yalow đã tiến hành định lƣợng insulin trong huyết tƣơng ngƣời bình thƣờng và bệnh nhân tiểu đƣờng bằng phƣơng pháp định hƣớng phóng xạ miễn dịch học (RIA: Radioimmunoassay) lần đầu tiên và đƣợc giải Nobel y học năm 1976 về phƣơng pháp RIA.

Một phần của tài liệu PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH dấu BẰNG ĐỒNG vị PHÓNG xạ (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)