5. Các bƣớc thực hiện đề tài
2.2. Các phân tử đánh dấu
Đồng bị phóng xạ dùng trong y học phần lớn dƣới dạng hợp chất vô cơ hay hữu cơ nhƣng cũng có trƣờng hợp dùng dƣới dạng nguyên tố (ví dụ xenon – 133).
Ngƣời ta gọi “chất đánh dấu” hay “chất chỉ thị” phóng xạ các ĐVPX dùng dƣới dạng nguyên tố hay gắn vào một phân tử phức tạp khi trộn lẫn với các chất đồng nhất về mặt hóa học thì thay thế nhau đƣợc và nhờ hoạt tính phóng xạ ngƣời ta có thể phát hiện chúng một cách dễ dàng. Nhƣ vậy, có thể nói các nguyên tố, các ion hay các phân tử đƣợc đánh dấu bằng ĐVPX. Việc dùng phƣơng pháp đánh dấu dựa trên cơ sở là các đồng vị của một vùng nguyên tố có “hành vi” vật lý và hóa học nhƣ nhau trong quá trình sinh học đƣợc nghiên cứu.
GVHD: ThS.GVC. Hoàng Xuân Dinh Trang 21
Điều này không phải trong trƣờng hợp nào cũng đƣợc bảo đảm đƣợc. Sự đồng nhất của cấu trúc điện tử bảo đảm cho các đồng vị của cùng một nguyên tố có những thuộc tính hóa học nhƣ nhau. Tuy nhiên sự khác nhau về khối lƣợng có thể làm thay đổi động học của các phản ứng hay các quá trình trao đổi, ngƣời ta gọi hiện tƣợng này là “hiệu ứng đồng vị’.
Trong thực tế tác dụng của hiệu ứng đồng vị rất hạn chế. Đối với phần lớn các chất phóng xạ thƣờng dùng sự chênh lệch về số khối là rất nhỏ nên chỉ dẫn đến những thay đổi tối thiểu có thể bỏ qua so với các sai số thực nghiệm. Chỉ trong trƣờng hợp các nguyên tử nhẹ. Ví dụ hydro ( ) và triti ( ) các đồng vị này có khối lƣợng chênh nhau 3 lần hiệu ứng đồng vị thực sự đáng kể, nhƣng thực nghiệm cho thấy trong phần lớn các nghiên cứu sinh học việc đánh dấu bằng triti vẫn hoàn toàn có giá trị.