đảm tại các cụm hoặc khu vực
Hiện nay chỉ mới có hai trung tâm đăng ký giao dịch bảo đảm tại Hà Nội và
TP HCM. Thái độ làm việc của nhân viên trung tâm còn mang tâm lý “khách cần
mình chứ mình không cần khách” vì hiện nay chỉ mới có 2 trung tâm hoạt động và trung tâm đăng ký giao dịch bảo đảm TPHCM gần như độc quyền tại các tỉnh
thành phía nam. Trong khi hợp đồng thế chấp quy định chỉ có hiệu lực kể từ ngày
đăng ký giao dịch bảo đảm, vì vậy đơn đăng ký gao dịch bảo đảm không được
tiếp nhận và hoàn trả kết quả kịp thời thì tiến độ giải ngân của khách hàng sẽ
chậm trễ, ảnh hưởng đến việc thực hiện các giao dịch của khách hàng.
Đề xuất: Cho phép thành lập thêm các trung tâm đăng ký giao dịch bảo đảm
tại các thành phố để đáp ứng kịp thời cho các NHTM cũng như giải quyết bài toán nhanh cho khách hàng.
6.2.3.2 Thành lập tổ chức chuyên thực hiện chấm điểm tín dụng doanh
nghiệp độc lập.
Hiện nay trên thế giới đã có các tổ chức chuyên thực hiện chấm điểm tín
dụng doanh nghiệp nhưng ở Việt Nam chưa có nên các NHTM phần lớn tự xây
dựng quy trình chấm điểm. Trong thời gian tới việc phân loại nợ sẽ được thực
hiện theo hạng tín dụng của khách hàng trong khi việc chấm điểm và xếp hạng
khách hàng do mỗi hệ thống ngân hàng tự xây dựng. Rõ ràng việc này mang nặng
tính chủ quan, không phản ánh một cách trung thực và khách quan về uy tín tín
dụng của khách hàng. Kết quả xếp hạng có thể bị ảnh hưởng bởi sự nhìn nhận và tiêu chí chủ quan do mỗi ngân hàng đặt ra.
Đề xuất: Thành lập tổ chức chấm điểm và xếp hạng tín dụng doanh nghiệp độc lập để đảm bảo tính khách quan hơn trong cấp tín dụng và phân loại nợ. Có
thể hoạt động theo mô hình doanh nghiệp cổ phần nhằm hạn chế việc chi phối của
các tổ chức hay cá nhân làm sai lệch kết quả xếp hạng.
6.2.3.3 Tạo điều kiện để phát triển thị trường mua bán nợ xấu
Đối với hoạt động mua bán nợ xấu, hệ thống có các Công ty Quản lý nợ và Khai thác tài sản. Tuy nhiên, thị trường mua bán nợ chưa có cơ chế rõ ràng và một sân chơi có hành lang pháp lý đầy đủ. Trong bối cảnh nền kinh tế được còn gặp nhiều khó khăn, nhiều chuyên gia dự đoán số nợ xấu sẽ còn tăng lên đáng kể
vào cuối năm 2014.
Đề xuất: Trong thời điểm nền kinh tế đang đối mặt với nhiều khó khăn,
Chính phủ nên dành sự ưu đãi và quan tâm đầu tư cho lĩnh vực mua bán nợ, đặc
biệt là nguồn vốn, thủ tục pháp lý thực hiện mua bán nợ xấu của các NHTM. Nhà
nước cần đưa ra các cơ chế chính sách rõ ràng, cải tiến và đơn giản hóa các thủ
tục hành chính, giảm bớt chi phí xử lý nợ giữa ngân hàng và các doanh nghiệp,
làm lành mạnh mạch máu cho nền kinh tế, góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng của
nền kinh tế Việt Nam.
6.2.3.4 Chính phủ cần xây dựng cơ sở pháp lý thuận lợi cho hoạt động
của các TCTD
Chính phủ cần rà soát lại các văn bản luật liên quan, các quy định hướng
dẫn về hoạt động tín dụng đã ban hành để nhanh chóng sửa đổi kịp thời những bất
cập còn tồn tại, tạo ra sự thống nhất các quy định trong Luật đất đai, Luật nhà ở,
luật dân sự… tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức tín dụng trong hoạt động
kinh doanh và quản lý tín dụng. Vì ở Việt Nam thường luật đi sau và rất xa với
thực trạng. Hiện nay, việc xử lý nợ xấu của các NHTM gặp khá nhiều khó khăn mà trước hết là môi trường pháp lý, các văn bản hướng dẫn liên quan đến xử lý
nợ còn chưa cụ thể, chồng chéo lẫn nhau. Điều này làm hạn chế hiệu quả công tác
xử lý nợ xấu của ngân hàng.
Đề xuất:
- Điều chỉnh một số quy định giúp cho ngân hàng chủ động trong xử lý TSBĐ. Hiện nay các NHTM rất thụ động trong việc xử lý tài sản đảm bảo, nợ xấu ngày càng gia tăng nhưng tài sản đảm bảo lại không xử lý được. Các cơ quan tòa
tài sản kéo dài gây thất thoát tài sản cho các NHTM nhưng các ngân hàng lại
không chủ động được trong xử lý tài sản đảm bảo.
- Có chế tài xử phạt cơ quan tòa án, thi hành án kéo dài thời gian xét xử, thi
hành án, tiến hành xem xét giảm bớt các thủ tục hành chính trong quá trình kiện
tụng, đấu giá tài sản, góp phần tăng trưởng tiến độ thu hồi nợ.
6.2.4 Kiến nghị Chính quyền địa phương và các bên có liên quan
- Cơ quan Thi hành án đẩy nhanh việc xử lý các vụ việc tồn đọng, nhất là cần phải kiên quyết kê biên, phát mãi tài sản đối với những trường hợp thực sự có
khả năng nhưng chây lì, không thực hiện việc trả nợ cho ngân hàng theo nội dung
bản án đã có hiệu lực pháp luật.
- Tòa án các cấp xét xử các vụ án ngân hàng khởi kiện đúng thời gian quy định nhất là các vụ án lớn nhằm giúp ngân hàng sớm có hướng xử lý nợ phù hợp.
- Sở Tài chính và Cục thuế yêu cầu các doanh nghiệp phải thực hiện đầy đủ
chế độ kế toán thống kê; gửi cho ngân hàng danh sách những doanh nghiệp gian
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Thái Văn Đại, 2012. Nghiệp vụ kinh doanh Ngân hàng thương mại. Giáo trình
Đại học Cần Thơ.
2. Thái Văn Đại và Nguyễn Thanh Nguyệt, 2012. Quản trị Ngân hàng thương
mại. Cần thơ: Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ.
3. Nguyễn Hữu Mạnh, 2013.Quản trị rủi ro Ngân hàng trong nền kinh tế toàn cầu. Hồ Chí Minh: nhà xuất bản Lao động.
4. Nguyễn văn Tiến, 2013. Vòng quay vốn tín dụng nói gì về hiệu quả tín
dụng.<http://bank.hvnh.edu.vn>. [Ngày truy cập: 4 tháng 10 năm 2014].
5. Đại học Cần Thơ,Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, 2010 Thái Văn Đại và
Bùi Văn Trịnh, 2010. Tiền tệ - Ngân hàng.
6. Tổng cục thống kê, 2013. Tình hình kinh tế - xã hội 2013
<http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=413&thangtk=12/2013>. [Ngày truy cập: 4 tháng 10 năm2014].
7. PGS, TS. Nguyễn Văn Tiến, năm 2010, Quản trị rủi ro trong kinh doanh
ngân hàng, NXB Thống kê.
8. NH TMCP Công thương Việt Nam: Quy trình nghiệp vụ cho vay; tài sản đảm bảo của NH TMCP Công Thương Việt Nam; Báo cáo cho vay 2011, 2012,
2013 của Vietinbank Vĩnh Long;
9. Báo cáo kết quả kinh doanh 2011, 2012, 2013 và phương hướng hoạt động
2012, 2013, 2014 của Vietinbank Vĩnh Long do Phòng Tổng hợp – Tiếp thị
Vietinbank Vĩnh Long cung cấp;
10. Các số báo thông tin ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam năm 2011;
2012; 2013
11. Công ty Cổ Phần đào tạo và tư vấn nghiệp vụ ngân hàng (BTC): Tài liệu tập
huấn trưởng/phó phòng QLRR của Vietinbank do Công ty Cổ Phần đào tạo và tư