Những tồn tại trong cho vay doanh nghiệp:

Một phần của tài liệu thực trạng rủi ro trong hoạt động cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam – chi nhánh vĩnh long (Trang 73)

- Phòng Quản lý rủi ro và nợ có vấn đề của chi nhánh chưa làm tốt công tác tham mưu cho Hội đồng tín dụng cơ sở để xây dựng một chính sách tín dụng phù hợp với đặc điểm, tình hình kinh tế địa phương và dựa trên chính sách tín dụng của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam ban hành. Theo quy định hàng quý Phòng quản lý rủi ro và nợ có vấn đề của chi nhánh phải phân tích danh mục

tín dụng hiện tại theo kỳ hạn, theo ngành nghề, theo tài sản đảm bảo để đánh giá

mức độ rủi ro của từng lĩnh vực và đề xuất với hội đồng tín dụng cơ sở về danh

mục tín dụng cần thực hiện trong quý tiếp theo nhưng các năm qua Phòng chỉ tập

trung cho công tác thu hồi nợ xấu, nợ có rủi ro là chủ yếu mà chưa quan tâm đề

xuất tham mưu cho lãnh đạo chi nhánh về cơ cấu danh mục tín dụng. Việc thực

hiện cơ cấu danh mục tín dụng chỉ dựa trên chỉ đạo chung củaNgân hàng TMCP

Công thương Việt Nam. Trong khi cơ cấu danh mục tín dụng của chỉ đạo chung

này chỉ có cơ cấu về tỷ lệ cho vay trung dài hạn và tỷ lệ cho vay không có đảm

bảo bằng tài sản, về quy mô khách hàng, chưa có cơ cấu về ngành hàng, về loại

hình khách hàng.

Tuy nhiên, đầu năm 2013 theo cơ cấu tổ chức phòng ban của NHCT VN thì phòng Quản lý rủi ro đã giải thể, bộ phận thu nợ được ghép vào phòng tổng hợp,

Các khoản nợ còn lại phần lớn là các khoản nợ khó xử lý và tài sản đảm bảo hoặc

còn lệ thuộc vào cơ quan Tòa án và Thi hành án.

- Nhiều quy định, quy trình ban hành còn những điểm chưa phù hợp với

thực tế như:

+ Quyết định 2586/QĐ ban hành quy trình kiểm tra giám sát vốn vay: chưa quy định cụ thể tần suất giám sát sử dụng vốn vay đối với từng đối tượng khách

hàng mà còn quy định chung từ khách hàng vay số tiền nhỏ nhất đến khách hàng vay số tiền lớn nhất, từ khách hàng xếp hạng tín dụng có mức rủi ro cao nhất

+ Quyết định 222/QĐ ban hành quy định cho vay khách hàng doanh nghiệp

và quyết định 2760/QĐ hướng dẫn bổ sung quyết định 222 quy định vốn tự có

tham gia trong cho vay ngắn hạn và trung dài hạn là chưa hợp lý: chưa hợp lý ở

chỗ quy định khách hàng cũ vay ngắn hạn không bắt buộc phải có vốn tự có tham gia, trong khi quy định cho vay trung hạn thì vốn tự có tham gia tối thiểu là 30% và cho vay dài hạn thì tối thiểu phải 50% tổng nhu cần vốn. Điều này dẫn đấn

khách hàng thích vay ngắn hạn để đầu tư dài hạn mà nguồn trả nợ thì chưa được

chú trọng đúng mức.

+ Quyết định 3730/QĐ-NHCT35 ban hành quy định chấm điểm và xếp

hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp còn phụ thuộc nhiều vào các chỉ tiêu tài chính trong khi 90% các DN hiện nay có báo cáo tài chính không chính xác vì các mục đích che dấu thông tin, trốn thuế,… còn rủi ro phi tài chính được đánh giá qua môi trường kinh doanh là một thực tế không thể né tránh.

+ Chưa thực hiện chuyên môn hóa chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận:

Theo quy trình tín dụng của NH TMCP Công thương Việt Nam các năm qua thì công tác thẩm định và đề xuất cho vay và thu nợ đều là nhiệm vụ của CBTD. Điều này chưa đảm bảo tính độc lập và khách quan trong cho vay cũng như trong

thu nợ. Bắt đầu từ ngày 01 tháng 04 năm 2012 toàn hệ thống NH TMCP Công Thương Việt Nam chuyển đổi mô hình hoạt động, tách bộ phận quan hệ khách

hàng và bộ phận thẩm định độc lập tuy nhiên bước đầu thực hiện công việc phối

hợp giữa 2 phòng tại Chi nhánh chưa nhịp nhàng nên hiệu quả công việc còn thấp, mâu thuẩn thường xuyên xảy ra.

- Quá trình xử lý nợ xấu, nợ xử lý rủi ro tuy đạt hiệu quả khá cao trong 6

tháng đầu năm 2014 nhưng vẫn còn một số DN còn số dư lớn nhưng thời gian

kéo dài vẫn chưa xử lý được. Hầu hết các khoản vay này đều đang chờ Tòa án, thi hành án. Do án tồn đọng quá nhiều nên thời gian xét xử và thi hành án hiện nay

kéo dài nhiều năm mà vẫn chưa xử lý được.

- Bên cạnh một số cán bộ tín dụng dụng thực hiện tốt quy trình quản lý nợ

thì cũng còn một số cán bộ lơ là trong công tác quản lý nợ, dẫn đến không phát

hiện kịp thời khách hàng có dấu hiệu suy giảm về tình hình tài chính và hoạt động kinh doanh để trình Ban lãnh đạo có hướng giải quyết kịp thời. Một số cán bộ tác

nghiệp hồ sơ máy chưa chính xác nhưng không rà soát lại kết quả thực hiện, đến

khi nợ chuyển nhóm rồi mới phát hiện. Ban lãnh đạo chi nhánh chưa xử lý

nghiêm các cán bộ đã để xảy ra sai sót nghiệp vụ để cảnh cáo và răn đe những cán

- Khách hàng doanh nghiệp của Vietinbank Vĩnh Long chủ yếu là những

doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp gia đình nên phần lớn nhà quản lý có

kinh nghiệm nghề nghiệp từ truyền thống gia đình chứ chưa có kinh nghiệm và

năng lực quản lý chuyên môn. Mặt khác báo cáo tài chính của các doanh nghiệp

này phần lớn do kế toán không chuyên lập, hạch toán không đầy đủ dẫn đến kết

quả lập còn nhiều sai lệch so với thực tế hoạt động.

- Lãi suất cho vay của chi nhánh luôn phụ thuộc vào lãi suất mua bán vốn,

lãi suất sàn của Hội Sở đưa ra từng thời kỳ và hầu như là cao so với lãi suất cho

vay của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương và Ngân hàng Đầu Tư và Phát triển, 2

đối thủ mạnh nhất của Ngân hàng, nên tính cạnh tranh trên địa bàn thấp.

4.4.2.2. Những nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong cho vay doanh nghiệp

của ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh Vĩnh

Long

- Nguyên nhân từ doanh nghiệp

+ Do năng lực tài chính của khách hàng yếu kém: Quy mô tài sản và nguồn

vốn nhỏ, tỷ lệ nợ so với vốn tự có cao (đặc điểm chung của hầu hết các doanh

nghiệp). Với năng lực tài chính như vậy để hoạt động được, các DN phải dựa vào số vốn vay ngân hàng, tỷ trọng vốn tự có tham gia vào dự án kinh doanh không đáng kể, mọi thua lỗ, rủi ro trong kinh doanh của doanh nghiệp tác động ngay tới

vốn vay tất yếu sẽ tác động đến ngân hàng, doanh nghiệp bị thua lỗ, phá sản thì

ngân hàng có nguy cơ mất vốn.

+ Sổ sách kế toán chưa rõ ràng và minh bạch: các sổ sách kế toán vẫn chưa được các doanh nghiệp tuân thủ nghiêm chỉnh và trung thực. Do vậy, sổ sách kế

toán mà các doanh nghiệp cung cấp cho Chi nhánh khi đề nghị vay vốn nhiều khi

mang tính chất hình thức hơn thực chất. Và hiện nay chưa bắt buộc các doanh

nghiệp phải kiểm toán báo cáo tài chính (ngoại trừ cho vay không có bảo đảm)

nên sổ sách kế toán của DN cung cấp nhiều khi không đúng thực tế dẫn đến chi

nhánh quyết định cho vay chưa chính xác.

+ Do năng lực quản trị điều hành kinh doanh yếu kém: Khi các doanh nghiệp vay vốn ngân hàng để mở rộng quy mô kinh doanh, đa phần là tập trung

vốn đầu tư vào tài sản vật chất chứ ít doanh nghiệp nào mạnh dạn đổi mới cung

cách quản lý, đầu tư cho bộ máy giám sát kinh doanh, tài chính, kế toán theo đúng chuẩn mực.

+ Do sử dụng vốn sai mục đích, không có thiện chí trả nợ: Đa số các doanh

nghiệp khi vay vốn ngân hàng đều có các phương án kinh doanh cụ thể, khả thi. Để đảm bảo khả năng trả nợ theo như kế hoạch kinh doanh đã thẩm định thì đòi hỏi doanh nghiệp phải sử dụng nguồn vốn đã giải ngân vào đúng mục đích kinh doanh theo phương án trình bày thì mới đảm bảo vòng quay vốn và dòng tiền về đúng hạn trả nợ. Tuy nhiên, trong thực tế nhiều khách hàng sử dụng vốn vay sai

mục đích. Điều này rất nguy hiểm, ảnh hưởng đến dòng tiền của doanh nghiệp và làm ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay cho ngân hàng, hệ quả là dẫn đến phát

sinh nợ xấu. Thậm chí có cả trường hợp là sau khi kết thúc chu kỳ kinh doanh,

mặc dù có lợi nhuận nhưng khách hàng vẫn cố tình chây lỳ, không chịu trả nợ

nhằm mục đích chiếm dụng vốn của Ngân hàng và điều này đã gây khó khăn

trong quá trình thu hồi nợ.

+ Do khách hàng gian lận: Gian lận liên quan đến báo cáo tài chính hoặc

gian lận kế toán: hình thức gian lận này xảy ra khi một công ty cố tình khai man các số liệu trên báo cáo tài chính, lời giả lỗ thật. Gian lận liên quan đến tài sản đảm bảo, hình thức gian lận này xảy ra khi bên đi vay cố tình khai man về sự tồn

tại của tài sản đảm bảo cho khoản vay như: một tài sản được đem thế chấp tại

nhiều ngân hàng khác nhau như thế chấp kho hàng, dùng tài sản không thuộc sở

hữu của mình để thế chấp, vay vốn, lợi dụng cán bộ non trẻ thiếu kinh nghiệm chỉ định tài sản thế chấp không đúng tài sản thế chấp thực tế. Gian lận liên quan đến

việc ngụy tạo uy tín để lợi dụng vay tiền như: tạo cơ sở niềm tin ban đầu với ngân

hàng bằng việc trả vốn và lãi đầy đủ trong những lần vay vốn đầu tiên với số tiền

nhỏ và khi đã tạo được tín nhiệm mới tìm cách vay những khoản lớn hoặc tạo ra

các dự án khống để vay khoản tiền lớn và trốn chạy hay móc nối, hối lộ cán bộ ngân hàng để vay tiền, trì hoãn nợ,…

+ Các thành viên của công ty hoặc doanh nghiệp xảy ra bất đồng quan điểm: không tập trung cho việc kinh doanh, vốn thu hồi thì mạnh ai nấy tiêu xài,

đến hạnthanh toán nợ vay thì vốn liến cũng tiêu tan.

+ Ỷ lại tài sản thế chấp của bên thứ ba: Vì không có tài sản thế chấp và cũng không còn bất cứ tài sản gì nên cứ phó mặt cho bên thế chấp, nếu bên thế

chấp không đứng ra trả nợ thay thì Thi hành án cũng kê biên và phát mãi tài sản

còn bản thân bên vay vốn thì không có tài sản để kê biên. -Nguyên nhân từ phía ngân hàng

Phân tích thẩm định còn mang tính chủ quan, đẫn đến xác định nhu cầu vốn

cho vay không chính xác. Việc xác định cho vay chủ yếu chỉ dựa vào tài sản thế

chấp và nhu cầu của khách hàng. Khách hàng có nhu cầu đến đâu thì xác định đến đó và tài sản đủ đảm bảo sẽ đáp ứng nhu cầu tín dụng theo đề nghị khách hàng, dẫn đến cấp vốn thừa. Đồng thời việc xác định thời hạn cho vay không phù hợp

tạo điều kiện cho khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích.

Quy định vốn tự có tham gia chưa hợp lý đối với cho vay ngắn hạn và cho vay trung dài hạn. Vốn tự có tham gia đối với cho vay trung dài hạn thậm chí yêu cầu đến 50% nhưng đối với cho vay ngắn hạn có trường hợp không yêu cầu phải

có vốn tự có tham gia. Điều này dẫn đến khách hàng thích đi vay ngắn hạn để đầu tư dài hạn, vì tâm lý nhiều khách hàng thích vay nhanh và dễ mà không quan trọng đến nguồn trả nợ từ đâu.

Quy trình kiểm tra giám sát sử dụng vốn vay chưa cụ thể và phù hợp với

thực tế. Theo quy định của NHCT VN quy trình kiểm tra giám sát sử dụng vốn

vay theo quyết định 2586/QĐ-NHCT35 đối với giải ngân bằng tiền mặt chậm

nhất 5 ngày phải kiểm tra và giải ngân chuyển khoản chậm nhất 7 ngày, trừ khách hàng vay theo phương thức hạn mức tín dụng có tần suất giải ngân một tháng trên 5 lần, sẽ kiểm tra định kỳ 1 tháng/1 lần. Tuy nhiên phần lớn cán bộ chỉ kiểm tra định kỳ hàng tháng đối vớt tất cả các khoản vay và chỉ kiểm tra khoảng 30%

khách hàng quản lý. Những khách hàng được kiểm tra này lặp đi lặp lại thường

xuyên và có những khách hàng hầu như không được kiểm tra từ lúc vay đến lúc

phát sinh nợ quá hạn.

Nguyên nhân tồn tại cũng cho thấy rằng quy trình kiểm tra giám sát sử dụng

vốn vay của NHCT ban hành chưa quy định cụ thể theo từng đối tượng khách

hàng mà chỉ quy định chung từ khách hàng cá nhân đến khách hàng doanh nghiệp, từ khách hàng có số tiền vay thấp nhất đến số tiền vay cao nhất, từ khách

hàng mới quan hệ tín dụng lần đầu đến khách hàng đã quan hệ tín dụng lâu năm,

từ khách hàng thông thường đến khách hàng chiến lược, từ khách hàng được xếp

hạng tín dụng AAA đến khách hàng được xếp hạng tín dụng BB. Trong khi tại

chi nhánh chỉ có 15 cán bộ tín dụng nhưng với 1.950 khách hàng cá nhân và 255 khách hàng doanh nghiệp thì việc kiểm tra giám sát vốn vay đối với tất cả các

khoản vay như nhau là vượt khả năng quản lý của cán bộ tín dụng. Riêng đối với

khách hàng doanh nghiệp là 255 khách hàng nhưng khoản vay phát sinh tính theo

hợp đồng tín dụng là khoảng 700 món nhưng tính theo từng giấy nhận nợ trên 2.500 khoản vay. Trong đó khoản 30 khách hàng có giới hạn tín dụng từ 50 tỷ

đồng trở lên, 80 khách hàng có giới hạn tín dụng từ 10 tỷ đến 50 tỷ đồng và 100 khách hàng có giới hạn tín dụng từ 1 tỷ đồng đến 10 tỷ đồng và khoản 40 khách

hàng có giới hạn tín dụng dưới 1 tỷ đồng.

Do quy trình quy định việc kiểm tra giám sát vốn vay là như nhau nên hầu

hết các CBTD chỉ tập trung kiểm tra những khách hàng có giới hạn tín dụng từ 10

tỷ đồng trở lên. Vì những khách hàng vay lớn thường xuyên bị kiểm toán nội bộ

kiểm tra hồ sơ. Còn lại những khoản vay dưới 10 tỷ thì lại ít kiểm tra và sự thật

cho thấy những khoản vay phát sinh nợ quá hạn nằm trong giới hạn tín dụng từ 1

tỷ đến 10 tỷ đồng là chủ yếu.

Đối với nhóm khách hàng liên quan quy trình cũng chưa có hướng dẫn và

quy định cụ thể riêng biệt. Vì vậy việc kiểm tra sử dụng vốn vay đối với nhóm khách hàng liên quan như các khách hàng thông thường rất khó xác định việc

khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích. Ví dụ: Hai vợ chồng đại diện 2

doanh nghiệp cùng kinh doanh một ngành nghề và thường xuyên chuyển tiền qua

lại nhau, chứng từ hóa đơn xuất đầy đủ nhưng giao dịch có thật không thì rất khó xác định.

Quy định cho vay cũng chưa ràng buộc và quy định cụ thể không được cho

vay ngắn hạn để đầu tư dài hạn. Vì thế có nhiều khoản vay Chi nhánh đã xét thấy

khách hàng có khả năng trả nợ từ một nguồn thu khác và đầu tư cho vay nhưng kế

hoạch trả nợ là không khả thi và kết quả đã không thanh toán nợ vay đúng hạn.

Mô hình tổ chức cho vay chưa đảm bảo tính khách quan, độc lập, chưa

chuyên sâu theo từng giai đoạn: Một CBTD quản lý khách hàng từ khâu thẩm định trước, trong và sau khi cho vay; thẩm định và định giá tài sản đảm bảo; thu

nợ vay; tham gia phiên xử của tòa án, thi hành án. Với mô hình tổ chức cho vay

này thì những CBTD thiếu đạo đức, chỉ nghĩ lợi ích cá nhân mà quên đi lợi ích

của nhà nước, cấu kết với khách hàng vay theo phương án không có thật, vay tăng

Một phần của tài liệu thực trạng rủi ro trong hoạt động cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam – chi nhánh vĩnh long (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)