Cơ cấu danh mục cho vay hợp lý

Một phần của tài liệu thực trạng rủi ro trong hoạt động cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam – chi nhánh vĩnh long (Trang 85)

Hiện tại Phòng QLRR và NCVĐ chủ yếu tập trung công tác thẩm định cấp

tín dụng và thu hồi nợ XLRR mà chưa chú trọng thực hiện phân tích cơ cấu danh

mục tín dụng để tham mưu cho hội đồng tín dụng xây dựng danh mục cho vay

của chi nhánh.

Đề xuất: Phòng QLRR và NCVĐ định kỳ hàng quý phân tích tình hình hoạt động tín dụng của chi nhánh dựa trên danh mục tín dụng và cơ cấu danh mục tín

dụng của NHCT và đề xuất cơ cấu danh mục tín dụng của chi nhánh trong quý

tiếp theo:

- Việc xây dựng và điều chỉnh cơ cấu danh mục tín dụng của chi nhánh phải

dựa trên cơ sở sau:

+ Định hướng tín dụng của NHCT trong từng thời kỳ.

+ Khả năng quản trị ban lãnh đạo chi nhánh và trình độ chuyên môn của con người tại chi nhánh, trong khả năng quản lý giám sát của chi nhánh.

+ Tiềm năng và thế mạnh của địa phương như đặc điểm và xu hướng phát

triển kinh tế của tỉnh Vĩnh Long một tỉnh thuộc Đồng Bằng Sông Cửu Long nên

các ngành có ưu thế mạnh như là kinh doanh lương thực: lúa gạo, tấm cám và Vĩnh Long là một tỉnh có điện tích đất nông nghiệp khá lớn nên ngành kinh doanh phân bón cũng là thế mạnh của địa phương.

+ Không tập trung vốn tín dụng quá nhiều vào một khách hàng hoặc một

ngành kinh tế hẹp. Mặc dù theo quy định của NHNN cho phép các NHTM cho vay đối với một khách hàng không vượt 10% vốn tự có nhưng chi nhánh không

nên một mình đầu tư vào các dự án lớn mà cần cho vay hợp vốn với các chi

nhánh khác trong hệ thống hoặc các NHTM khác trên cùng địa bàn để phân tán

rủi ro cho chi nhánh.

+ Vì sao cần phải phân tán rủi ro cho chi nhánh. Vì hiện nay các chi nhánh

của NHCT đều hoạt động theo cơ chế hạch toán mang tính độc lập tương đối, tiền lương gắn liền với hiệu quả kinh doanh của từng chi nhánh, nếu chi nhánh nào phát sinh nợ xấu cao thì toàn bộ nhân viên chi nhánh, kể cả kiểm toán khu vực đều phải hưởng lương theo xếp loại của chi nhánh đó.

- Để đảm bảo tính bền vững, ổn định của tăng trưởng hoạt động tín dụng,

chi nhánh cần phải lập kế hoạch tín dụng ngắn hạn và dài hạn, xây dựng kế hoạch

cụ thể đối với cơ cấu danh mục tín dụng, xác định ngành hàng, khách hàng/nhóm khách hàng mục tiêu hoặc cần hạn chế cấp tín dụng; đưa ra các biện pháp thực

hiện đảm bảo hoạt động tín dụng của chi nhánh phù hợp với diễn biến và khai thác tối đa thế mạnh kinh tế địa bàn như các ngành hạn chế cấp tín dụng hiện nay là đầu tư kinh doanh bất động sản, vận tải thủy, vận tải đường bộ;

+ Khách hàng hạn chế cấp tín dụng như là khách hàng vay không có đảm

bảo bằng tài sản;

+ Khách hàng mục tiêu như là khách hàng xếp hạng tín dụng từ AA trở lên, có tài sản đảm bảo có tính thanh khoản cao, khả năng chuyển nhượng dễ, quan hệ

tín dụng uy tín.

Một phần của tài liệu thực trạng rủi ro trong hoạt động cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam – chi nhánh vĩnh long (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)