- Mua nợ: Đây là giải pháp mới nhất trong năm 2012 của NHCT trong bối
cảnh kinh tế suy thoái, giải pháp thu hút khách hàng tốt được ban hành theo văn
bản số 6963/TGĐ-NHCT35 ngày 05 tháng 09 năm 2012. Văn bản ban hành không gọi là đảo nợ mà chỉ gọi là giải pháp thu hút khách hàng tốt nhưng bản
chất của nó chính là đảo nợ vì cho vay để trả nợ ngân hàng khác. Tuy nhiên giải
pháp này hiện nay áp dụng rất hạn chế do:
+ Rủi ro quá cao đối với chi nhánh cho vay để trả nợ NHTM khác: tiền được
giải ngân trước nhưng hồ sơ tài sản đảm bảo thì có tính pháp lý sau (công chứng và đăng ký giao dịch bảo đảm sau) mà trách nhiệm trong cho vay thì quá lớn.
+ Khách hàng rời bỏ NHTM hiện tại đến với NHCT phần lớn là khách hàng không tốt lắm (vì nếu là khách hàng tốt thì NH phục vụ hiện tại bằng mọi giá phải
giữ lại khách hàng, còn nếu chấp nhận để khách hàng ra đi là khách hàng có vấn đề nội tại bên trong mà đánh giá bên ngoài có thể không nhận biết được).
+ Về phía khách hàng phải đáp ứng nhiều điều kiện, tuy nhiên điều kiện dẫn đến hạn chế thực hiện giải pháp này là: chỉ cho vay bằng dư nợ tại NH hiện tại và tài sản đảm bảo đảm phải là tài sản có tính thanh khoản cao, nhà, đất (vị trí trung
tâm, dễ chuyển nhượng), ô tô (không phải là ô tô vận tải, ô tô qua sử dụng còn lại dưới 70%) của chính khách hàng/chủ DN hoặc người có quan hệ thân nhân với
chủ DN. Đề xuất:
+ NHCT Việt Nam phải quy định cụ thể trách nhiệm từng bộ phận, trách
nhiệm do sai sót khách quan phải khác so với trách nhiệm do sai sót chủ quan
trong quá trình hoàn tất hồ sơ thế chấp.
- Hiện tại quy trình kiểm tra sử dụng vốn vay của NHCT Việt Nam chưa
ban hành cụ thể theo đối tượng khách hàng, chỉ quy định chung chung dẫn đến
nhiều khách hàng được kiểm tra thường xuyên còn nhiều khách hàng chưa kiểm
lần nào và gây ra rủi ro không nhỏ.
Đề xuất: NHCT Việt Nam xây dựng lại quy trình kiểm tra sử dụng vốn vay theo đối tượng cụ thể. Giải pháp đề xuất đưa ra tại đây là có thể dựa vào hạng của
khách hàng. Hiện nay NHCT VN chỉ cho vay nếu khách hàng được xếp hạng từ
BB trở lên.
Ngoài việc quy định kiểm tra định kỳ theo xếp hạng còn phải kết hợp với
yếu tố định tính như môi trường kinh doanh, chu kỳ phát triển ngành, để tăng cường tần suất kiểm tra kiểm soát, sớm phát hiện những dấu hiệu nghi ngờ và báo cáo lãnh đạo cấp trên để có hướng xử lý kịp thời.
Tuy nhiên để thực hiện giải pháp này có hiệu quả NHCT Việt Nam phải
hoàn thiện phương pháp xếp hạng tín dụng. Hiện nay toàn bộ các yếu tố cơ bản
của hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ (bộ chỉ tiêu, trọng số từng chỉ tiêu) hoàn toàn phụ thuộc vào quan điểm chủ quan của hệ thống. Đối với NHCT bộ chỉ tiêu chấm điểm còn phụ thuộc nhiều vào các chi tiêu tài chính, trong khi phần lớn các
Đề xuất: Xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin và cơ sở dữ liệu đồng bộ có
khả năng lưu trữ dữ liệu đa chiều và theo lịch sử. Tỷ trọng chấm điểm nên nghiên về phía các chỉ tiêu phi tài chính như quá trình quan hệ tín dụng lịch sử lâu năm
của khách hàng, đánh giá uy tín, khả năng muốn trả nợ, mức độ kinh nghiệm, năng lực quản trị, hoạt động kinh doanh, chu kỳ phát triển của ngành,..những chỉ
tiêu này ngân hàng có thể đánh giá một cách khách quan mà các DN không thể
che dấu được. Bên cạnh đó định kỳ hay đột xuất kiểm tra việc tuân thủ các quy định xếp hạng tín dụng tại các chi nhánh đảm bảo chất lượng thông tin đầu vào nhằm ngăn ngừa các sai sót do vô tình hay cố ý làm sai lệch thông tin.