Hoạt động cho vay KHDN theo thành phần kinh tế

Một phần của tài liệu thực trạng rủi ro trong hoạt động cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam – chi nhánh vĩnh long (Trang 54)

Vietinbank Vĩnh Long luôn thực hiện những chính sách nhằm đa dạng hóa trong kinh doanh, chi nhánh đã không ngừng mở rộng hoạt động cho vay, phục

vụ mọi thành phần kinh tế, mở rộng đối tượng phục vụ gồm cả doanh nghiệp

quốc doanh và ngoài quốc doanh. Để có thể hiểu rỏ những loại hình doanh nghiệp mà nhà băng này cho vay hãy cũng điểm qua những con số thực tế sau:

BẢNG4.4: CƠ CẤU CHO VAY KHDN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ GIAI ĐOẠN 2011- 2013

Đơn vị tính: Triệu đồng Thành phần kinh tế 2011 2012 2013 Dư nợ Tỷ trọng (%) Dư nợ Tỷ trọng (%) Dư nợ Tỷ trọng (%) 1. DNNN 596 0,05 0 0,00 5.409 0,44 2.Kinh tế tập thể 293.906 24,64 279.211 20,94 279.378 22,83 3.DNTN 517.480 43,39 533.004 39,97 511.581 41,81 4.Công ty TNHH 335.563 28,14 345.630 25,92 244.410 19,97 5. CTCP 45.071 3,18 175.684 13,17 182.842 14,94 Tổng 1.192.616 100 1.333.530 100 1.223.620 100

Nguồn: Báo cáo cho vay 2011, 2012, 2013 tại Vietinbank Vĩnh Long

Ngoài việc mở rộng thị phần, tiềm kiếm khách hàng mới Vietinbank Vĩnh

Long cũng luôn chú trọng quan tâm khách hàng trung thành lâu dài với ngân

hàng. Với cả hệ thống Vietinbank khách hàng truyền thống không ai khác chính

là các doanh nghiệp nhà nước. Giai đoạn 3 năm gần đây, việc cho vay đối với các

doanh nghiệp nhà nước không mấy suông sẻ. Đáng chú ý nhất vào năm 2012,

trong khi tổng dư nợ cho vay doanh nghiệp cao nhất trong ba năm thì số dư nợ

cho vay DNNN chỉ là con số “0” tròn trĩnh, điều này đã được cảnh báo ở năm trước đó qua việc dư nợ cho vay loại hình này là cực kỳ khiêm tốn, chiếm 0,05%

dấu hiệu tăng trở lại đạt 0,44% trong tổng cơ cấu nhưng nhìn mặt bằng chung qua ba năm đây là loại hình chiếm tỷ trọng thấp nhất và thấp đến mức chưa có năm

nào tỷ trọng vượt qua con số 0,5%. Tuy vậy khi mà chủ trương của nhà nước là cổ phần hóa 100% các doanh nghiệp nhà nước làm ăn kém hiệu quả và tiến tới cổ

phần 100% vốn tư nhân thì điều này hiện nay tại các ngân hàng như một quy luật

tất yếu.

Tại chi nhánh Vietinbank Vĩnh Long hoạt động cho vay kinh tế tập thể hay khác hơn là hợp tác xã chiếm một tỷ lệ tương đối nhiều. Chiếm khoảng một phần tư trong tổng dư nợ cho vay, tỷ trọng tương ứng qua 2011, 2012, 2013 là 24,64%; 20,94%; 22,83%. Mô hình hợp tác xã tại Vĩnh Long phát triển khá phổ biến, từ

những mô hình hợp tác xã trồng rau, dưa hấu (HTX rau an toàn Phước Hậu thuộc

huyện Long Hồ) tới các mô hình quy mô lớn, với số vốn điều lệ lên tới 500 triệu đồng (mô hình sản xuất, gia công mỹ nghệ xuất khẩu An Phú trải dài 4 huyện:

Long Hồ, Tam Bình, Mang Thít, Vũng Liêm). UBNN tỉnh cũng có những chính

sách hỗ trợ vốn cho HTX, tuy nhiên sau mười năm nhìn lại chặng đường hoạt động có thể nhận ra nhiều mặt yếu kém và hiện nay chi nhánh cũng đang có chính

sách hạn chế cho vay, sàng lọc khách hàng đối với loại hình này.

Đối với công ty TNHH và DNTN tại chi nhánh có diễn biến giống nhau về

tốc độ tăng trưởng là cùng tăng vào năm 2012, cùng giảm vào năm 2013. Cụ thể

tốc độ tăng trưởng của DNTN cũng như công ty TNHH vào năm 2012 so với năm 2011 điều là 3%, còn ở năm 2013 so với năm 2012 con số này luôn âm, lần lượt là: 4,02%; 29,29%. Đến đây mới thấy sự biến động khác biệt giữa hai loại hình này. Trong khi tốc độ giảm của số dư nợ cho vay DNTN không đáng kể thì sự sụt

giảm này thuộc loại hình công ty TNHH là đáng để chi nhánh phải quan tâm kỹ lưỡng, không chỉ giảm về dư nợ mà còn cả về tỷ trọng. Năm 2011 cao nhất chiếm

28,14% trong tổng cơ cấu sau đó chỉ còn 25,92% vào năm 2012 thậm chí còn tiếp

tục đi xuống ở năm 2013 khi con số này chỉ còn 19,97%. Theo vietinbank Vĩnh

Long, hiện tượng trên do hai nguyên nhân cơ bản. Một là: Hiện nay trên địa bàn tỉnh số DNTN mọc lên ngày một càng nhiều và công ty TNHH cũng vậy, điều

này cũng lý giải việc tỷ trọng hai loại hình doanh nghiệp này luôn chiếm cao nhất

trong tổng cơ cấu. Song, số lượng công ty TNHH chỉ nhiều nếu so sánh với các

loại hình khác khi mà công ty luôn là khách hàng béo bỡ, được rất nhiều các ngân hàng thương mại khác săn đón. Hai là: năm 2013 nhà băng này không thu được

nợ đến hạn trả của nhiều công ty TNHH, nợ quá hạn, thậm chí đưa vào nợ xấu.

tích tỷ lệ nợ xấu). Khách hàng mới thì chưa thấy đâu, khách hàng cũ thì không có khả năng trả nợ thì việc tăng dư nợ cho vay lên được là cực khó. Tuy nhiên ngân hàng hội sở và cả chi nhánh Vĩnh Long điều nhìn được trong tương lai tổng dư nợ

cho vay của hai loại hình doanh nghiệp này sẽ tiến lại gần nhau bởi vì các doanh nghiệp tư nhân ngày càng pháttriển lớn mạnh sẽ chuyển sang hoạt động theo loại

hình công ty TNHH vì đối với loại hình hoạt động này sẽ có lợi hơn cho khách hàng đó là các thành viên sáng lập công ty chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn chứ

không chịu trách nhiệm vô hạn như đối với DNTN, đồng thời khả năng phát triển

lớn mạnh hơn DNTN và được kiểm soát vốn chặt chẽ hơn do có thể góp vốn từ

nhiều chủ thể. Do đó số DNTN trong tương lai sẽ giảm dần trên địa bàn và số công ty TNHH tăng dần.

Hình thức cho vay cuối cùng tại chi nhánh là công ty cổ phần, hoạt động cho vay đối với CTCP trước đây diễn ra không mấy sôi nổi cho đến năm 2012, trong giai đoạn 2011 – 2013 loại hình doanh nghiệp này có tốc độ tăng trưởng

mạnh mẽ nhất nhưng vẫn chưa chiếm tỷ trọng cao, chỉ đứng thứ tư về dư nợ cho

vay trong tổng cơ cấu. Tốc độ tăng trưởng vượt bậc lẫn tăng điều tỷ trọng qua

mỗi năm là điều hợp lý do Vietinbank Vĩnh Long đẩy mạnh việc cổ phần hóa

những CTCP nhà nước hoạt động kém hiệu quả, số lượng CTCP khác từ đó tăng

mạnh. Năm 2012 siêu tăng trưởng so với năm 2011 đến 290%, trong khi năm 2013 tăng hơn năm 2012 4,07%. Tỷ trọng CTCP trong tổng dư nợ qua 2011, 2012, 2013 tương ứng là: 3,78%; 13,17%; 14,94%.

Khởi đầu năm 2014 với khối công việc lộn xộn cần được thu xếp tại chi nhánh. Tăng trưởng cho vay không là mục tiêu hàng đầu trong thời điểm hiện tại,

ngay cả loại hình cho vay chủ yếu là DNTN cũng có mức dư nợ cho vay sụt giảm trong 6 tháng đầu năm so với cùng kỳ năm trước, giảm 39.026 triệu đồng có tốc độ tăng trưởng âm 6,52%. Song lĩnh vực cho vay đối với công ty TNHH tăng đột

biến đến 159.407 triệu đồng, tăng 76,27% so với quí 1, 2 năm 2013 làm cho tổng

mức dư nợ cho vay doanh nghiệp theo thành phần kinh tế tăng so với cùng kỳ năm trước. Những tháng cuối năm 2013 lượng doanh nghiệp làm ăn thất bát ngày một đông trong khi những DNTN lớn mạnh thì chuyển dần sang hoạt động như

những công ty TNHH điều này đã được lý giải và dự báo ở phần trên. Cùng với

công ty TNHH thì công ty cổ phần cũng có mức dư nợ cho vay tăng, tốc độ tăng trưởng đạt 10,45%, hai loại hình doanh nghiệp còn lại là hoạt động hợp tác xã và

cho vay đối với DNNN điều có tốc độ tăng trưởng âm trong 6 tháng đầu năm 2014 tương ứng: 26,75%; 57,22%. Hợp tác xã kinh doanh trồng trọt điển hình là

khoai lang liên tục rớt giá trong đầu năm, thời tiết biến đổi thất thường làm cho chi phí bỏ ra nhiều mà số tiền thu lại thì không được bao nhiêu, từ đó ngân hàng càng ngần ngại trong việc cho vay với loại hình này. Dưới đây là những số liệu về

hoạt động cho vay doanh nghiệp theo thành phần kinh tế trong 6 tháng đầu năm

nay:

BẢNG4.5: CƠ CẤU CHO VAY KHDN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ TRONG 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2014

Đơn vị tính: Triệu đồng Thành phần kinh tế Quí I, II 2013 Quí I, II 2014 2014/ 2013 Dư nợ Tỷ trọng (%) Dư nợ Tỷ trọng (%) Chênh lệch Tăng trưởng (%) 1. DNNN 5.340 0,48 2.285 0,19 (3.056) -57,22 2.Kinh tế tập thể 154.775 13,91 113.379 9,42 (41.396) -26,75 3.DNTN 598.568 53,79 559.542 46,48 (39.026) -6,52 4.Công ty TNHH 209.006 18,78 368.412 30,60 159.407 76,27 5. CTCP 145.052 13,04 160.209 13,31 15.158 10,45 Tổng 1.112.739 100 1.203.827 100 91.088 8,19

Nguồn: Báo cáo cho vay quí I, II năm 2014tại Vietinbank Vĩnh Long

Nhìn chung trong cho vay theo thành phần kinh tế thì cơ cấu cho vay đối

với công ty TNHH và Doanh nghiệp tư nhân chiếm tỷ trọng cao nhất và bình

quân hàng năm chiếm 60% tổng dư nợ cho vay doanh nghiệp trong 3 năm vì đây

là hai mô hình hoạt động chủ yếu hiện nay tại tỉnh Vĩnh Long. Nguyên nhân này

được lý giải bởi cơ cấu phân loại số lượng DN theo thành phần ở tỉnh thì đa phần

là DN ngoài quốc doanh chiếm tỉ trọng cao nhất so với khu vực nhà nước và DN có vốn đầu tư nước ngoài. Giai đoạn vừa qua tổng mức dư nợ cho vay doanh

nghiệp tại ngân hàng theo đánh giá tổng thể có tăng trưởng, số dư lớn nhất vào

năm 2012 và giảm nhẹ ở năm 2013 và có dấu hiệu phục hồi trong những tháng đầu năm 2014, tình trạng hiện nay khi khách hàng đông đảo nhất tại chi nhánh

điều đồng loạt giảm mức đi vay do kinh doanh thua lỗ, không có khả năng đầu tư

thì nợ xấu cũng bắt đầu bùng phát.

4.3. ĐÁNH GIÁ RỦI RO CHO VAY DOANH NGHIỆP CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH VĨNH LONG

4.3.1. Tỷ lệ tổng dư nợ có nợ xấu theo ngành kinh tế

Có thể nói chỉ tiêu cơ bản và hiệu quả nhất đánh giá rủi ro trong cho vay tại

ngân hàng là tỷ lệ nợ xấu:

BẢNG 4.6: TÌNH HÌNH NỢ XẤUTHEO NGÀNH KINH TẾGIAI ĐOẠN 2011- 2013 Đơn vị tính: Triệu đồng Ngành kinh tế 2011 2012 2013 DN Xấu Tỷ lệ nợ xấu(%) DN Xấu Tỷ lệ nợ xấu (%) DN Xấu Tỷ lệ nợ xấu (%) 1.NNo và TS 0 0,00 0 0,00 0 0,00 2.CNo chế biến 0 0,00 0 0,00 1.974 1,07 3.Xây dựng 168 0,23 1.050 1,30 0 0,00 4. TM- DV 1.143 0,13 2.048 0,21 5.165 0,56 4. Vận tải 294 0,71 1.651 3,81 205 3,67 5. Ngành khác 165 1,26 263 1,74 181 1,18 Tổng 1.770 0,15 5.011 0,38 7.524 0,61

Nguồn: Báo cáo cho vay 2011, 2012, 2013 tại Vietinbank Vĩnh Long

Ngành nông nghiệp và thủy sản không phát sinh nợ xấu trong 3 năm qua do

chi nhánh xét thấy trong các năm qua tình hình dịch bệnh diễn biến khó lường như dịch tai xanh, lỡ mồm lông móng, dịch cúm gia cầm, dịch bệnh trong nuôi cá tra, nhiều trang trại chăn nuôi đã trắng tay. Vì vậy trong các năm qua Chi nhánh

luôn thận trọng trong khâu cho vay đối với ngành nông nghiệp và thủy sản nên không có phát sinh nợ xấu. Mặt khác ngành nông nghiệp và thủy sản chỉ tập trung

Tiếp theo là ngành công nghiệp chế biến. Chủ trương của Chi nhánh hiện

nay phải tập trung kiểm soát cho vay đối với ngành công nghiệp chế biến do tình hình kinh tế khó khăn, diễn biến bất thường, không lường trước được những rủi ro trong tương lai đặc biệt một số ngành hàng tồn kho rất lớn nhưng không giải phóng được, hoạt động sản xuất kinh doanh không thể ngừng hẳn mà vẫn phải

duy trì ở công suất thấp hơn, để nuôi dưỡng nguồn công nhân khi tình hình kinh tế sáng sủa trở lại. Vì vậy trong các năm qua Chi nhánh Vĩnh Long rất ítcho vay

đối với các dự án mới, khách hàng mới mà chủ yếu xem xét cho vay đối với

những khách hàng cũ có tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định và quan hệ tín dụng uy tín. Chính sự kiểm soát chặt chẽ nên trong các năm 2011 và 2012

không phát sinh nợ quá hạn đối với cho vay ngành công nghiệp chế biến. Tuy nhiên tình hình kinh tế không thể lường trước được, ngành công nghiệp chế biến

thủy sản thiếu hụt nguyên liệu sản xuất trầm trọng. Khi mà nguồn nguyên liệu trong nước không đủ cung ứng thì thuế nhập khẩu những nguyên liệu này luôn

dao động ở mức cao từ 15 – 18%, chưa kể những thủ tục phiền toái từ hải quan

khiến cho các doanh nghiệp luôn bị treo nợ thuế. Một số DN trên địa bàn tỉnh

buộc phải ngưng hoạt động, khước nợ nhiều lần buộc ngân hàng phải đưa vào

nhóm nợ xấu, khiến năm 2013 tỷ lệ nợ xấu ngành công nghiệp khá cao 1,07%.

Ngành xây dựng tại chi nhánh cũng xuất hiện một tỷ lệ nợ xấu nhất định trong năm 2011 và 2012. Ảnh hưởng của thị trường bất động sản bị đóng băng

cùng với những chính sách của nhà nước tạm ngừng giải ngân nhiều công trình công nên vấp phải nợ xấu trong ngành này là điều khó trành khỏi. Năm 2013, sau khi đã giải quyết xong những doanh nghiệp có nợ nấu chi nhánh đã xiết chặt cho vay đối với ngành xây dựng và quản lý chặt chẽ nguồn thu của các công trình. Ngân hàng kết hợp chặt chẽ từ chủ đầu tư, sở kế hoạch và kho bạc để nắm bắt kịp

thời nguồn thu của khách hàng đã được Sở kế hoạch –Đầu tư phân bổ nguồn vốn, được chủ đầu tư hoàn tất hồ sơ gửi kho bạc và thời gian kho bạc nhà nước giải ngân để tiến hành thu hồi nợ ngay kể cả khoản vay chưa đến hạn nhưng nguồn thu đã về, tránh trường hợp để khách hàng sử dụng nguồn thu của chính khoản vay đầu tư sai mục đích và không thanh toán kịp thời nợ vay khi đến hạn. Chính

nhờ sự quản lý và kết hợp chặt chẽ với các cơ quan ban ngành nên trong năm

2013 chi nhánh không bị phát sinh nợ xấu đối với cho vay ngành xây dựng.

Lĩnh vực được đề cập kế đến là hoạt động cho vay thương mại – dịch vụ, dư

nợ xấu ngày càng tăng cao mỗi năm. Năm 2011 tổng mức dư nợ xấu đạt 1.143

2.048 triệu đồng và cực điểm ở năm 2013 khi có tới 5.165 triều đồng là dư nợ

xấu, số nợ xấu lớn nhất trong tất cả các ngành kinh tế. Tuy nhiên dư nợ xấu của

ngành nào lớn không đồng nghĩa với việc tỷ lệ nợ xấu cũng lớn. Việc chiếm trên 70% tổng dư nợ cho vay doanh nghiệp thì nợ xấu lớn nhất cũng là điều dễ hiểu.

Tỷ lệ nợ xấu năm2012, 2013 lần lượt là 0,21%; 0,56%. Nguyên nhân dẫn đến nợ

xấu tăng cao trong năm 2013 không đâu khác là do các doanh nghiệp xuất khẩu

thủy sản gặp vô vàn khó khăn. Như thực tế đã nêu ở phần phân tích kết quả hoạt động kinh doanh, năm trong giai đoạn 2011 - 2013 các doanh nghiệp kinh doanh

lĩnh vực xuất khẩu cá tra điêu đứng. Giá thành cao hơn giá xuất khẩu ra trên thị trường nước ngoài, căn bản là do nguồn nguyên liệu khan hiếm. Mặc dù giá nguyên liệu cao nhưng do chi phí đầu tư vào con cá quá lớn, lớn gấp 1,5 lần so

với năm ngoái nên người dân cũng không dám gầy lại ao nuôi cá. Rất nhiều

doanh nghiệp “chết” dần nếu không tự chủ được nguồn nguyên liệu.

Nếu ngành TM – DV có tổng mức dư nợ xấu lớn nhất thì ngành vận tải có

tỷ lệ nợ xấu lớn nhất trong ba năm. Đối với ngành vận tải kho bãi trong năm 2009 chưa phát sinh nợ quá hạn do tình hình kinh doanh vận tải thủy đầu năm 2009 vẫn

còn tiến triển tốt. Đến cuối năm 2009 mới có dấu hiệu bắt đầu suy giảm, tình hình

Một phần của tài liệu thực trạng rủi ro trong hoạt động cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam – chi nhánh vĩnh long (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)