Cách thức tổ chức quản trị rủi ro:

Một phần của tài liệu thực trạng rủi ro trong hoạt động cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam – chi nhánh vĩnh long (Trang 89)

- Phối hợp tốt và nhịp nhàng giữa các phòng khách hàng/ Phòng giao dịch

và phòng Quản lý rủi ro.

Việc triển khai mô hình mới tách bộ phận quan hệ khách hàng và bộ phận

thẩm định tín dụng độc lập là một thay đổi rất quan trọng nhưng NHCT Việt Nam

chỉ ban hành quy trình bằng văn bản mà chưa mở các lớp tập huấn dành cho chuyên viên cán bộ quan hệ khách hàng, chuyên viên cán bộ thẩm định để hiểu

biết chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận một cách thực tế hơn. Kết quả quá

trình phối hợp công việc giữa các phòng chưa tốt và thời gian giải quyết cho vay

kéo dài, nội bộ đã trở mặt nhau vì bất đồng quan điểm, nảy sinh mâu thuẫn trong

giải quyết công việc.

Đề xuất: NHCT Việt Nam mở các lớp tập huấn dành cho chuyên viên cán bộ quan hệ khách hàng, chuyên viên cán bộ thẩm định hiểu biết ý nghĩa, chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận một các xâu xa để phối hợp nhịp nhàng hơn

(vì quy trình ban hành bằng văn bản là một chuyện và tác nghiệp thực tế thì lại là một chuyện khác). Ngoài ra ban lãnh đạo chi nhánh cũng định kỳ hàng tháng tổ

chức các cuộc họp giữa Phòng khách hàng/Phòng giao dịch và Phòng Quản lý rủi

ro mang tính chất trao đổi nhau trong công việc để tìm ra các vướng mắc và đưa

ra các biện pháp giải quyết để công việc không bị ách tắc và mối quan hệ giữa các

phòng trở nên tốt hơn.

- Thực hiện chuyên môn hóa chức năng, nhiệm vụ từng bộ phận

Hiện nay tại chi nhánh cán bộ quan hệ khách hàng thực hiện rất nhiều chức năng như thẩm định tài sản, đề xuất cho vay, thu nợ, hậu kiểm tín dụng, bán hàng,

chăm sóc khách hàng,…... nhưng thời gian tập trung thu hồi nợ xấu quá lớn nên cán bộ quan hệ khách hàng tại chi nhánh chưa thực hiện đúng chức năng của cán

bộ bán hàng.

Đề xuất: :

+ Khâu xử lý nợ: Khi phát sinh nợ có vấn đề cần chuyển khoản nợ này cho phòng quản lý rủi ro và nợ có vấn đề giao cho bộ phận nợ có vấn đề theo dõi và xử lý chính còn cán bộ quan hệ khách hàng chỉ là người hỗ trợ khi cần thiết. Thực

hiện giải pháp này, một mặt cán bộ quan hệ khách hàng phát huy tốt chức năng

nhiệm vụ chính và mặt khác khoản nợ có vấn đề sẽ được giải quyết một cách độc

lập, khách quan và mang lại hiệu quả cao hơn. Quá trình xử lý không bị ảnh hưởng bởi các mối quan hệ thân thiết đã được thiết lập giữa cán bộ quan hệ khách

hàng và khách hàng trong quá khứ.

+ Thành lập bộ phận chuyên thẩm định tài sản đảm bảo: Phần lớn các Ngân

hàng TMCP đều đã thành lập bộ phận chuyên thực hiện thẩm định tài sản tại chi nhánh nhưng tại NHCT thì chưa có. Việc thành lập bộ phận chuyên thẩm định tài sản mang tính độc lập khách quan, định giá xác thực hơn, hạn chế các rủi ro có

thể xảy ra như định giá thị trường chưa chuẩn xác dẫn đến cấp tín dụng sai, thẩm định hồ sơ pháp lý tài sản chưa đầy đủ dẫn đến ngân hàng có thể thua kiện nếu

xảy ra tranh chấp.

+ Thành lập một bộ phận chuyên trách hậu kiểm tín dụng: Theo quy trình

quy định bộ phần tín dụng cũng phải có tổ hậu kiểm nhưng hiện nay tại chi nhánh chưa thành lập bộ phận hậu kiểm chuyên trách, mang tính độc lập khách quan mà chủ yếu là kiểm tra chéo giữa cán cán bộ quan hệ khách hàng với nhau. Điều này

chưa đảm bảo được tính khách quan trong quá trình kiểm soát. Mặt khác

CBQHKH thực hiện quá nhiều công việc của một cán bộ bán hàng nên công tác hậu kiểm tại chi nhánh hiện nay không được thực hiện đồng nghĩa các sai sót

trong quá trình tác nghiệp không được phát hiện và xử lý kịp thời. Vì vậy cần

thiết phải thành lập một bộ phận hậu kiểm tín dụng độc lập và quy định trách

nhiệm rõ ràng, cụ thể đối với bộ phận này.

- Tăng cường công tác kiểm tra sử dụng vốn vay sau khi cấp tín dụng và kiểm tra định kỳ tài sản bảo đảm:

Hiện nay công tác kiểm tra sử dụng vốn vay và kiểm tra tài sản đảm bảo sau

khi giải ngân tại chi nhánh hầu như đã bị quên lãng hoặc nếu có thực hiện thì cũng chỉ là hình thức tự vẽ của CBQHKH vì đây là công việc đã rồi sau khi cấp

tín dụng. Cán bộ chỉ chú trọng vào cho vay trước mắt mà không chú trọng đồng

vốn sau khi giải ngân đi về đâu và tài sản thế chấp như thế nào, đến khi khoản

vay có vấn đề nhìn nhận lại thì đã quá muộn, tiền vay không thu về được mà hàng hóa và công nợ cũng không có.

Đề xuất:

+ Tăng cường công tác kiểm tra sử dụng vốn vay sau giải ngân: Việc kiểm

tra sử dụng vốn vay sau khi cấp tín dụng là rất quan trọng nhằm nắm bắt khách

hàng có sử dụng vốn vay đúng mục đích không. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay

căn cứ giải ngân. Trong quá trình kiểm tra cần phải tích cực phỏng vấn, trao đổi

với khách hàng để sớm phát hiện các hiện tượng che dấu việc kinh doanh khó khăn, tìm ẩn rủi ro, cần chú ý kiểm tra dòng tiền và tính chất của dòng tiền dùng

để trả nợ ngân hàng.

+ Tăng cường kiểm tra tài sản đảm bảo nhất là động sản như máy móc thiết

bị, hàng hóa, phương tiện vận tải cần phải kiểm tra định kỳ theo quy định của

NHCT vì thực tế NH chỉ giữ bản chính giấy đăng ký nhưng phương tiện thì khách

hàng đang lưu hành để sớm phát hiện những gian lận của khách hàng hoặc những

rủi ro làm giảm giá trị tài sản và có hướng xử lý kịp thời.

- Tuyển dụng, bổ sung đội ngũ CB phòng khách hàng đang thiếu hụt trầm

trọng.

Trong chương 2 cũng đã nêu một trong những tồn tại của chi nhánh là thiếu

hụt CBQHKH, sự thiếu hụt cán bộ dẫn đến công việc quá tải, hiệu quả công việc

không cao, thời gian giải quyết hồ sơ các DN kéo dài, dư nợ tốt sụt giảm, dư nợ

xấu tăng lên, chất lượng nợ xấu đi (bởi vì khách hàng tốt thì rời bỏ chi nhánh còn lại khách hàng xấu thì không rời bỏ được). Áp lực công việc đối với cán bộ quá

lớn, dẫn đấn mất khả năng quản lý, không giám sát vốn vay kịp thời, khả năng

xảy ra rủi ro tín dụng rất cao.

Đề xuất: tuyển dụng nhân sự bổ sung cho Phòng khách hàng nhất là Phòng khách hàng doanh nghiệp nhằm giảm áp lực công việc, nâng cao hiệu quả công

CHƯƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1. KẾT LUẬN

Hoạt động tín dụng hiện tại là hoạt động đem lại lợi nhuận chính cho các

NHTM. Ngoài ra, nó còn đóng góp vào quá trình thực thi, bình ổn chính sách tiền

tệ của NHNN, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Trong thời gian qua, khi Việt Nam

gia nhập Tổ chức thương mại thế giới, nền kinh tế thị trường nói chung và ngành ngân hàng nói riêng có những tăng trưởng, cạnh tranh và biến động mạnh mẽ hơn. Tuy nhiên trong những năm gần đây hoạt động tín dụng gặp không ít khó khăn do tình hình lạm phát, lãi suất cho tăng cao, chi phí đầu vào như xăng dầu, điện tăng cao dẫn đến nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh như hàng tồn kho không bán được, công nợ cũng không thu hồi được,

nợ nần chồng chất dẫn đến hoạt động một cách cầm chừng, kinh doanh thua lỗ

thậm chí nhiều doanh nghiệp đã ngừng hoạt động. Bên cạnh đó thị trường chứng

khoán và bất động sản giao dịch ảm đạm, chưa có dấu hiệu khởi sắc khiến cho các DN đầu tư mạo hiểm vay vốn ngân hàng hoặc tín dụng chợ đen với lãi suất cao đã lâm vào cảnh vỡ nợ có khả năng ảnh hưởng xấu đến ngân hàng và hệ lụy không lường được.

Hoạt động tín dụng của Vietinbank Vĩnh Long trong thời gian qua chiếm

90% hoạt động của chi nhánh, đặc biệt cho vay chiếm đến 95% hoạt động tín

dụng đã góp phần tạo ra lợi nhuận đáng kể cho chi nhánh. Bên cạnh những kết

quả đạt được thì hoạt động cho vay của Vietinbank Vĩnh Long vẫn còn tồn tại

một số mặt hạn chế, đó là hiệu quả hoạt động chưa cao, công tác dự báo và cảnh

báo rủi ro tín dụng chưa kịp thời, công tác quản lý rủi ro tín dụng còn yếu kém, tỷ

lệ nợ xấu đang tăng cần phải khắc phục kịp thời. Việc tìm ra các giải pháp để hạn

chế RRTD trong tình hình kinh tế khó khăn và diễn biến khôn lường như hiện nay

luôn là vấn đề rất quan trọng của Vietinbank Vĩnh Long nói riêng cũng như các

NHTM hiện nay nói chung.

Trên cơ sở vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, luận văn đã trình bày được những vấn đề sau:

- Trình bày cơ sở lý luận về các loại rủi ro thường gặp trong hoạt động kinh doanh, phương pháp lượng hóa và đánh giá rủi ro trong cho vay.

- Trình bày và phân tích thực trạng rủi ro trong cho vay doanh nghiệp tại

Vietinbank Vĩnh Long trong thời gian qua. Từ đó, nêu những mặt đạt được và những hạn chế còn tồn tại và chỉ ra một số nguyên nhân dẫn đến RRTD.

- Trên cơ sở phân tích thực trạng đó, đưa ra một số gợi ý, giải pháp cơ bản

nhằm phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong cho vay tại Vietinbank Vĩnh Long nói

riêng cũng như các NHTM hiện nay nói chung.

Một phần của tài liệu thực trạng rủi ro trong hoạt động cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam – chi nhánh vĩnh long (Trang 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)