Tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn theo phân loại nợ

Một phần của tài liệu thực trạng rủi ro trong hoạt động cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam – chi nhánh vĩnh long (Trang 69)

BẢNG 4.12: NHÓM CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ RỦI RO TRONGCHO VAY CỦAKHDN GIAI ĐOẠN 2011-2013

ĐVT: Triệu đồng

Năm 2011 2012 2013

Nhóm 1 (nợ đủ tiêu chuẩn ) 1.183.903 1.323.966 1.216.096 Nhóm 2 (nợ cần chú ý) 6.943 4.553 0 Nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn) 1.230 4.100 5.024 Nhóm 4 (nợ nghi ngờ) 0 911 2.500 Nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) 540 0 0 Tổng dư nợ 1.192.616 1.333.530 1.223.620 Dư nợ quá hạn 8.713 9.564 7.524 Dư nợ xấu 1.770 5.011 7.524 DPRRTD 6.550 18.050 17.490 Tỷ lệ nợ quá hạn 0,73 0,72 0,61 Tỷ lệ nợ xấu 0,15 0,38 0,61 Tỷ lệ DPRRTD 0,55 1,35 1,43

Nguồn: Báo cáo cho vay 2011, 2012, 2013 của VietinbankVĩnh Long

Kết quả thu được từ bảng số liệu thấy rõ càng về sau tỷ lệ nợ quá hạn càng tiến lại gần tỷ lệ nợ xấu, năm 2011 tỷ lệ nợ quá hạn cao nhất đạt 0,73% do hậu

quả các khoản nợ năm 2009 để lại vẫn chưa thu hồi được. Năm 2012 là năm nợ

xấu bắt đầu tăng cao trở lại kể từ năm 2009 tại chi nhánh. Những khoản nợ cần

chú ý chuyển thành nợ dưới tiêu chuẩn trong khi năm 2012 nhiều DN kinh doanh

thua lỗ không giải quyết nợ đúng hạn dẫn đến phát sinh những món nợ quá hạn

khác. Rốt cuộc sang năm 2013 nợ nhóm 2 có đến 90% là chuyển thành nợ xấu,

chỉ còn 10% một số DN trả được nợ, tình hình tài chính dần ổn định nên được cơ

cấu chuyển trở lại nhóm 1. Do đó nợ nhóm 2 bằng 0, tỷ lệ nợ quá hạn bằng với tỷ

Một sự thật tồn tại trong nền kinh tế hiện nay là tình trạng kiểm soát nợ xấu

không riêng gì Vietinbank Vĩnh Long mà còn là cả hệ thống ngân hàng Việt Nam

rất khó. Sự khó khăn trong nền kinh tế lây lan quá lớn nên vòng chu chuyển tiền

tệ trong thị trường chậm lại. Các ngân hàng đang ra sức xử lý nợ xấu bằng cách

thu hồi tiền mặt, trích lập dự phòng rủi ro, phát mãi tài sản và đẩy mạnh bán nợ cho VAMC. Đối với ngân hàng vùng nông thôn như Vietinbank Vĩnh Long thì

công tác đàm phán bán nợ cho VAMC như một biện pháp bất khả thi. Nhiều ngân hàng đẩy mạnh bán nợ xấu cho VAMC trong thời gian qua, theo ông Nguyễn

Quốc Hùng, Phó chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Quản lý tài sản của các tổ

chức tín dụng Việt Nam (VAMC) cho biết, tính đến ngày 31/12/2013, VAMC đã mua 38.900 tỷ đồng nợ gốc từ các ngân hàng lớn nhỏ trong nước. Tuy nhiên việc

bán nợ chỉ làm đẹp bảng cân đối kế toán còn nợ xấu thì chưa được xử lý tận gốc.

Còn khâu phát mãi tài sản liệu có đơn giản ? Ngân hàng thì không thể đơn phương phát mãi tài sản, thậm chí khi tiến hành thủ tục khá phức tạp và tốn kém

nhiều thời gian. Chính vì điều này làm cho các khoản nợ xấu nay còn xấu hơn, nợ

xấu các khoản vay cũ vẫn không ngừng phát sinh dù chi nhánh đã kiểmsoát chất lượng khi cho vay. Nói như vậy để hiểu rỏ việc áp dụng những biện pháp xử lý

nợ xấu không hề dễ dàng, tại chi nhánh biện pháp được sử dụng phổ biến nhất là trích lập DPRR, hơn nữa tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro là một trong những chỉ tiêu đánh giá khả năng đảm bảo an toàn cho hoạt động cho vay mỗi khi xảy ra rủi

ro.

Mức trích lập dự phòng RRTD càng lớn càng đảm bảo an toàn cho những

món tiền vay tuy nhiên chỉ tiêu này quá lớn sẽ làm suy giảm lợi nhuận của ngân

hàng vì vô tình ngân hàng làm cho đồng vốn nhàn rỗi tăng. Nhìn vào bảng 4.13 có thể dễ dàng nhận biết được tỷ lệ DPRRTD cao nhất vào cuối tháng 6 năm 2014 đạt 1,46%. Trong giai đoạn này chỉ có năm 2013 có tỷ lệ dưới mức an toàn, nghĩa là dưới 1% cụ thể đạt 0,55%. Như đã biết nếu hoạt động sử dụng vốn càng lớn thì khả năng xảy ra rủi ro càng cao, tuy nhiên không vì thế mà mức trích lập

DPRR phải lớn mà phải trích lập sao cho vừa đủ đảm bảo an toàn cho những

khoản vay có rủi ro mất vốn vừa ít ảnh hưởng đến lợi nhuận ngân hàng vì số tiền

trích lập sẽ đưa vào chi phí. Về khoản này chi nhánh đã làm rất xuất sắc, tỷ lệ DPRRTD luôn đảm bảo ở mức an toàn nhưng không quá cao. Cũng trong 6 tháng đầu năm 2014 Vietinbank Vĩnh Long có tỷ lệ nợ xấu giảm, song nhóm nợ có khả năng mất vốn phát sinh 500 triệu đồng. Theo nguồn tin từ phòng khách hàng doanh nghiệp nguyên nhân phát sinh nợ nhóm 5 này do DNTN vay tiền mua

salan từ năm 2012 nhưng do hoạt động kém hiệu quả, đến cuối năm trước chi nhánh đã đưa vào nợ nhóm 3 đến nay chủ DN bỏ trốn chi nhánh chuyển sang nhóm nợ xấu nhất. Điểm khác biệt thứ 2 so với đầu năm là nhóm nợ cần chú ý

cũng có phát sinh mới thông qua việc ngân hàng được hoàn trả một số món vay

quá hạn nên chuyển từ nhóm 3, 4 lên nhóm 2 số tiền 903 triệu đồng và thấp hơn

so với cùng kỳ năm 2013 (1.097 triệu đồng) . Nhằm hiểu chi tiết hơn hãy cùng xem một số chỉ tiêu đánh giá rủi ro trong cho vay doanh nghiệp trong 6 tháng đầu năm 2013 và 2014 thông qua bảng dưới đây:

BẢNG 4.13: NHÓM CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ RỦI RO TRONG CHO VAY CỦAKHDN TRONG 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2014

ĐVT: Triệu đồng Năm Quí I, II 2013 Quí I, II 2014 Nhóm 1 (nợ đủ tiêu chuẩn ) 1.105.379 1.196.910 Nhóm 2 (nợ cần chú ý) 1.097 903 Nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn) 4.950 4.129 Nhóm 4 (nợ nghi ngờ) 1.313 1.385 Nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) 0 500 Tổng dư nợ 1.112.739 1.203.827 Dư nợ quá hạn 7.360 6.917 Dư nợ xấu 6.263 6.014 DPRRTD 14.300 17.560 Tỷ lệ nợ quá hạn 0,66 0.57 Tỷ lệ nợ xấu 0,56 0.50 Tỷ lệ DPRRTD 1,29 1.46

Nguồn: Báo cáo cho vay quí I, II năm 2014tại Vietinbank Vĩnh Long

Tóm lại qua phân tích tình hình nợ xấu và nợ quá hạn cho thấy tỷ lệ nợ xấu tăng nhưng vẫn còn rất thấp trong 3 năm 2011, 2012, 2013, có dấu hiệu hạ xuống

trong những tháng đầu năm 2014.Diễn biến nợ quá hạn khá khả quan, nợ quá hạn

giảm dần cho thấy công tác quản lý nợ của chi nhánh được chú trọng, vấn đề nợ

xấu tăng chi nhánh hứa hẹn sẽ xử lý triệt để nợ xấu trong năm 2013 bằng nguồn

Một phần của tài liệu thực trạng rủi ro trong hoạt động cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam – chi nhánh vĩnh long (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)