Các số liệu thứ cấp được thu thập trực tiếp từ phòng khách hàng doanh nghiệp của ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Vĩnh Long, thể hiện chi tiết về hoạt động tín dụng của ngân hàng trong 3 năm 2011; 2012; 2013; 2 quý đầu năm 2014. Cụ thể qua:
+ Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh + Bảng cân đối kế toán
+ Bảng báo cáo thống kê doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ, nợ quá hạn, nợ xấu.
+ Tổng hợp thông tin từ sách báo, tạp chí liên quan đến ngân hàng kết hợp với thu thập thông tin, tư liệu tại ngân hàng.
Đối với mục tiêu 1: Sử dụng phương pháp thống kê mô tả (so sánh số tuyệt đối, số tương đối để phân tích sự chênh lệch, xu hướng biến động của hoạt động cho vay).
Đối với mục tiêu 2: Sử dụng phương pháp thống kê mô tả, phương pháp phân tích tỷ trọng, kết hợp với các chỉ tiêu đo lường rủi ro cho vay để phân tích thực trạng rủi ro trong cho vay tại ngân hàng.
Đối với mục tiêu 3: Dựa vào kết quả phân tích ở mục tiêu 1 và mục tiêu 2 đồng thời căn cứ vào tình hình thực tế từ đó tìm ra những mặt tích cực và tiêu cực để đưa ra các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng cho vay, kiểm soát rủi ro trong cho vay cho ngân hàng.
2.4.2.1 Phương pháp so sánh số tuyệt đối
Phương phápso sánh bằng số tuyệt đối là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích và kỳ gốc của chỉ tiêu kinh tế nhằm thấy được mức độ chênh lệch về giá trị tuyệt đối giữa hai kỳ. Thường là so sánh giữa kỳ sau sao với kỳ liền kề trước đó hoặc cùng kỳ của năm trước.
y = y1– y0
Trong đó:
y0là chỉ tiêu kỳ trước y1 là chỉ tiêu kỳ sau
y là phần chênh lệch tăng giảm của các chỉ tiêu kinh tế. Phương pháp này sử dụng số liệu năm tính với số liệu năm trước của các chỉ tiêu xem có biến động không và tìm ra nguyên nhân biến động của các chỉ tiêu kinh tế từ đó đề ra biện pháp khắc phục.
2.4.2.2 Phương pháp so sánh số tương đối.
Phương pháp so sánh số tương đối là tỷ lệ phần trăm (%) của chỉ tiêu phân tích so với chỉ tiêu gốc, là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế.
y (%) = y1/ y0x 100 – 100(%) Trong đó:
y0là chỉ tiêu kỳ trước y1 là chỉ tiêu kỳ sau
Phương pháp này dùng để làm rõ tình hình, mức độ biến động của các chỉ tiêu kinh tế trong thời gian nào đó. So sánh tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu giữa các năm và so sánh tốc độ tăng trưởng giữa các chỉ tiêu. Từ đó tìm ra nguyên nhân, biện pháp khắc phục.
2.4.2.3 Phương pháp phân tích tỷ trọng
Là phương pháp sử dụng các số liệu quy ra tỷ lệ phần trăm để so sánh. Đây là phương pháp dùng để đánh giá mức độ phù hợp trong cơ cấu cho vay, thu nợ, dư nợ và nợ xấu trong ngân hàng để có cơ sở điều chỉnh cho phù hợp.
CHƯƠNG 3
GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH VĨNH LONG 3.1. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH VĨNH LONG GIAI ĐOẠN 2011 – 2013
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
Vĩnh Long là tỉnh nằm ở trung tâm châu thổ đồng bằng Sông Cửu Long, thuộc miền Nam Việt Nam, có diện tích tự nhiên 1.479,128 km2 bằng 0,4% diện tích cả nước. Nằm giữa 2 trung tâm kinh tế lớn nhất nhì Việt Nam là thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Cần Thơ, cụ thể: Vĩnh Long cách thành phố Hồ Chí Minh 135 km về hướng Bắc theo quốc lộ 1, cách thành phố Cần Thơ 33 km về hướng Nam theo đường quốc lộ 1, chính vì thế Vĩnh Long là nơi hội tụ, giao lưu kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật cũng như trung tâm của các tuyến giao thông trọng yếu. Tỉnh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia thành 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô, dạng địa hình khá bằng phẳng với độ dốc nhỏ hơn 2 độ, không có núi đồi, địa hình lòng chảo, trũng ở trung tâm và cao dần về phía Bắc, Đông Bắc và Nam, Đông Nam, bị chia cắt bởi nhiều con sông và kênh rạch. So với các tỉnh trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long, Vĩnh Long có nhiều mặt cơ bản thuận lợi trong việc phát triển nông nghiệp theo hướng thâm canh, đa canh tăng vụ. Tuy nghèo về khoáng sản nhưng với vị trí mà tại đó 2 sông lớn nhất đồng bằng sông Cửu Long (sông Tiền với sông Hậu) chảy qua, nơi đây được thiên nhiên ban tặng nguồn nước ngọt quanh năm cùng với lượng mưa trung bình lớn tạo điều kiện cho sản xuất và sinh hoạt của người dân.
3.1.2. Tình hình kinh tế xã hội giai đoạn 2011 – 2013
Giai đoạn 2011-2013, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đạt 8,01%/năm. Trong đó khu vực nông – lâm – ngư nghiệp tăng 2,6%, công nghiệp – xây dựng tăng 16,1%, các ngành dịch vụ tăng gần 9%. Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế năm 2013, khu vực 1 chiếm 33,2%, khu vực 2 chiếm 22,1%, khu vực 3 chiếm 44,7%. Cơ cấu kinh tế khu vực nông nghiệp vẫn còn khá lớn, tỷ trọng khu vực công nghiệp còn thấp. Sản xuất nông nghiệp chưa có nhiều chuyển biến về quy mô, chất lượng sản xuất, thị trường đầu ra. Các doanh nghiệp đều gặp khó khăn, thị trường tiêu thụ giảm, nhiều doanh nghiệp thua lỗ.
Thu nhập bình quân đầu người trong năm 2013 có biểu hiện sụt giảm đôi chút so với năm trước, cụ thể năm 2011 đạt 27,92 triệu đồng, 2012 đạt 31,82 triệu đồng, 2013 chỉ đạt 31,00 triệu đồng. Kim ngạch xuất khẩu cũng diễn biến
theo hướng gần giống với thu nhập bình quân đầu người: năm 2011 đạt 390 triệu USD, năm 2012 đạt 393 triệu USD, năm 2013 giảm 40 triệu USD so với năm 2011 và 43 triệu USD với năm 2012 đạt 350triệuUSD.
Tổng vốn đầu tư giai đoạn 2011 – 2013 là 27.147 tỷ đồng. Tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 38,11% vào năm 2011 tăng lên 45,04% vào năm 2013. Cũng trong năm2013 toàn tỉnh giảm 5.001 hộ nghèo, phát sinh mới là 1.271 hộ, đến cuối năm tổng số hộ nghèo trên địa bản tỉnh là 12.623 hộ chiếm 4,57% số hộ toàn tỉnh. Sáu tháng đầu năm 2014 tình hình không có nhiều chuyển biến so với cuối năm 2013. Lực lượng lao động qua đào tạo tuy có tăng lên nhưng vẫn chưa đáp ứng tốt nhu cầu về chất lượng và số lượng. Đội ngũ công chức tuy được đào tạo, đào tạo lại nhưng vẫn còn một bộ phận yếu về chuyên môn thiếu kinh nghiệm thực tiễn, ý thức trách nhiệm đối với công việc chưa cao, chưa đáp ứng được với quá trình hội nhập.
3.2. GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH VĨNH LONG
3.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh Vĩnh Long
Theo báo cáo thường niên 2010, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (Incombank) được thành lập theo Nghị định 53/HĐBT ngày 26/03/1988 của Hội Đồng Bộ Trưởng, vào thời kỳ đầu của tiến trình đổi mới kinh tế với số vốn điều lệ ban đầu là 718 tỷ đồng, trên cơ sở tách ra từ Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam, là một trong bốn NHTM Nhà nước lớn nhất của Việt Nam, và được xếp hạng là một trong 23 doanh nghiệp đặc biệt của Việt Nam.
Ngày 15/04/2008, NH chính thức sử dụng tên thương hiệu cũng như logo Vietinbank thay cho Incombank trên các sản phẩm dịch vụ của NH, đồng thời cũng thay đổi biểu tượng in trên logo từ hình quả địa cầu và viên kim cương sang biểu tượng đồng tiền xanh đỏ.
Tháng 12/2008, Vietinbank tiến hành cổ phần hóa, trở thành ngân hàng TMCP, cổ phiếu Vietinbank chính thức có mặt trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - CN Vĩnh Long (Ngân hàng Công thương Vĩnh Long) được thành lập và đi vào hoạt động từ tháng 1/1988.
Ban đầu Ngân hàng Công thương Vĩnh Long chỉ là chi nhánh của Ngân hàng Nhà nước tỉnh Vĩnh Long. Bản thân Ngân hàng Công thương Vĩnh Long không phải là một đơn vị kinh doanh độc lập mà còn phụ thuộc vào Ngân hàng Nhà nước tỉnh Vĩnh Long. Vì vậy hoạt động tín dụng của ngân hàng rất
hạn chế theo cơ chế bao cấp, theo chỉ thị Nhà nước đưa xuống còn cứng nhắc, kém hiệu quả.
Cùng với sự phát triển và đổi mới của nền kinh tế, chuyển từ kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước thì cơ cấu tổ chức của Ngân hàng cũng có sự thay đổi. Để phù hợp với tình hình kinh tế mới, Nghị quyết đại hội Đảng lần thứ VI chỉ rõ: “Bên cạnh nhiệm vụ quản lý lưu thông tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước cần xây dựng hệ thống Ngân hàng chuyên kinh doanh tiền tệ, tín dụng và dịch vụ, hạch toán theo chế độ kinh tế độc lập”. Ngày 06/03/1988, Nghị định số 53/HĐBT của Hội đồng bộ trưởng đã quyết định chuyển hệ thống Ngân hàng từ 1 cấp thành 2 cấp. Chính vì thế, Ngân hàng Công thương Vĩnh Long đã tổ chức lại thành 2 cấp, Ngân hàng Nhà nước chỉ có nhiệm vụ quản lý.
Từ khi có pháp lệnh Ngân hàng, luật Ngân hàng Nhà nước và luật các tổ chức tín dụng (tháng 5/1990 đến nay), Ngân hàng Công thương Vĩnh Long tách khỏi một bộ phận của Ngân hàng Nhà nước tỉnh và hoạt động như một Ngân hàng thương mại kinh doanh trên mọi lĩnh vực như: công - nông nghiệp, dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp…đa dạng hoá mọi hình thức huy động tiền nhàn rỗi trong dân cư và cho vay đối với tất cả các thành phần kinh tế.
3.2.2. Cơ cấu tổ chức quản lý
Hình 3.1 Cơ cấu tổ chức quản lý
3.2.3. Nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu của ngân hàng
Huy động vốn với nhiều sản phẩm tiền gửi đa dạng về kỳ hạn, hình thức bằng VNĐ hoặc ngoại tệ cho cả cá nhân và tổ chức.
Cho vay, bão lãnh (ngắn, trung, dài hạn) với nhiều hình thức khác nhau phù hợp với mọi thành phần kinh tế, tầng lớp dân cư bằng VNĐ hoặc ngoại tệ.
BAN GIÁM ĐỐC CÁC PHÒNG BAN CÁC PHÒNG GIAO DỊCH Phòng tổ chức hành chánh Phòng khách hàng cá nhân Phòng khách hàng doanh nghiệp Phòng ngân quỹ Phòng kế toán Phòng Tổng hợp Phòng GD chợ Vĩnh Long Phòng giao dịch Phước Thọ Phòng giao dịch Mỹ Thuận Phòng giao dịch Hòa Phú Phòng giao dịch Vũng Liêm Phòng giao dịch Bình Minh Phòng giao dịch Số 2 Phòng giao dịch Số 4 Phòng giao Măng Thít Phòng giao dịch Trà Ôn Phòng giao Tam bình
Thực hiện các dịch vụ như giao dịch thanh toán, chuyển tiền, thanh toán xuất nhập khẩu, tài trợ thương mại, mua bán ngoại tệ, cho thuê tài chính, kinh doanh chứng khoán, dịch vụ thẻ, ngân hàng điện tử, cho thuê két sắt,…
3.2.4. Một số quy định về điều kiện và quy trình cho vay của ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh Vĩnh Long
3.2.5.1. Một số quy định về điều kiện cho vay của ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh Vĩnh Long
- Khách hàng có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật
- Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết:
+ Phải có vốn chủ sở hữu tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và đời sống.
+ Có tình hình tài chính lành mạnh, sản xuất kinh doanh có lãi, nếu lỗ thì phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận cấp bù lỗ.
+ Khách hàng phải mua bảo hiểm tài sản là đối tượng vay vốn, mà theo pháp luật Việt Nam quy định là phải mua bảo hiểm.
- Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.
- Có dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi, có hiệu quả hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi kèm theo phương án trả nợ khả thi phù hợp với quy định của pháp luật.
- Thực hiện các quy định về đảm bảo tiền vay theo quy định của Chính phủ, Ngân hàng nhà nước và ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam.
- Có trụ sở làm việc cùng tỉnh, thành phố với chi nhánh cho vay.
-Trường hợp khách hàng vay vốn là đơn vị hạch toán kinh tế phụ thuộc của pháp nhân, ngoài các điều kiện trên phải có thêm các điều kiện sau:
+ Pháp nhân là doanh nghiệp nhà nước: Đơn vị phụ thuộc phải có giấy ủy quyền vay vốn của đơn vị chính. Nội dung ủy quyền phải thể hiện rõ: mức dư nợ cao nhất, thời hạn vay vốn, mục đích vay vốn và cam kết trả nợ vay thay khi đơn vị phụ thuộc không trả được nợ.
+ Pháp nhân khác: Đơn vị phụ thuộc phải có giấy ủy quyền vay vốn của đơn vị chính. Nội dung ủy quyền phải thể hiện rõ: mức dư nợ cao nhất, thời hạn vay vốn, mục đích vay vốn và cam kết trả nợ vay thay khi đơn vị phụ thuộc không trả được nợ. Ngoài ra, phải có văn bản bảo lãnh của Ngân hàng
thương mại quốc doanh, Ngân hàng đầu tư và phát triển, Quỹ hỗ trợ đầu tư phát triển cho đơn vị chính vay hoặc được Tổng giám đốc Ngân hàng thương mại cổ phần Công thuong Việt Nam chấp thuận bằng văn bản.
3.2.5.2. Quy trình cho vay của ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh Vĩnh Long
Quy trình bao gồm 11 bước sau:
Bước 1: Hướng dẫn, tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ đề nghị cấp tín dụng. Bước 2: Thẩm định, lập tờ trình thẩm định và quyết định khoản tín dụng, dự thảo hợp đồng cấp tín dụng, hợp đồng đảm bảo.
Bước 3: Xét duyệt cấp tín dụng.
Bước 4:Thông báo cho khách hàng (nếu khách hàng yêu cầu).
Bước 5: Ký kết hợp đồng, thực hiện công chứng, chứng thực đăng ký giao dịch đảm bảo.
Bước 6: Làm thủ tục giao nhận tài sản đảm bảo (nếu có) và nhập hồ sơ tài sản đảm bảo. Nhập, kiểm soát, phê duyệt dữ liệu về khách hàng, tài sản đảm bảo và khoản cấp tín dụng.
Bước 7: Thực hiện phát hành bảo lãnh, mở L/C, giải ngân theo hợp đồng cấp tín dụng.
Bước 8: Kiểm tra giám sát tín dụng, giao nhận hồ sơ tín dụng, quản lý tài sản đảm bảo, hồ sơ tài sản đảm bảo, tạm xuất hồ sơ tài sản đảm bảo.
Bước 9: Xử lý các phát sinh (nếu có). Bước 10: Thu nợ gốc, lãi, phí.
Bước 11: Thanh lý hợp đồng cấp tín dụng, hợp đồng đảm bảo, giải tỏa nghĩa vụ bảo lãnh, giải chấp tài sản đảm bảo.
3.3. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH TIỀN GIANG TRONG THỜI GIAN 2011 - 2013
Trong những năm gần đây tình hình kinh tế có nhiều biến động, ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Tuy nhiên bằng sự nổ lực không ngừng nghỉ của toàn thể cán bộ, sự chỉ đạo từ Ban lãnh đạo Vietinbank Vĩnh Long, kết quả ngân hàng đạt được là vô cùng tốt. Điều này được thể hiện qua lợi nhuận đạt được trong 3 năm qua (ba chỉ tiêu quan trọng mà NHCT VN hàng năm giao cho các chi nhánh là số dư tiền gửi, dư nợ tín dụng, lợi nhuận
sau trích lập dự phòng). Sau đâu là bảng báo cáo lợi nhuận đạt được sau trích lập dự phòng so với lợi nhuận chỉ tiêu được giao:
BẢNG3.1: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA