CÔNG TY TNHH HƯƠNG MỘC
Dựa trên những nguyên tắc, yêu cầu và nội dung của việc hạch toán và qua tìm hiểu thực tế tại công ty TNHH Hương Mộc, em xin đưa ra, một số ý kiến nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác hạch toán kế toán tại Công ty, đặc biệt là trong công tác bán hàng và xác định kết quả bán hàng như sau :
* Hoàn thiện hệ thống sổ sách kế toán
Để có chính sách bán hàng phù hợp với từng loại hàng hóa và điều chỉnh tỷ trọng hàng bán theo hướng tối đa hóa lợi nhuận thì điều quan trọng là phải theo dõi được chi tiết doanh thu, các khoản giảm trừ doanh thu, lãi gộp, lỗ của từng mặt hàng. Do vậy, Công ty nên sử dụng Sổ chi tiết bán hàng, trong điều kiện Công ty đã lập Sổ chi tiết giá vốn hàng bán thì việc ghi Sổ chi tiết bán hàng sẽ rất thuận lợi. Cụ thể, trong tháng 02/2012, Công ty có thể lập Sổ chi tiết bán hàng cho sản phẩm Máy giặt các loại theo mẫu sau:
Mẫu số: 3.1
Công ty TNHH Hương Mộc
P501-A1-Tổ 31-Nghĩa Đô-Cầu Giấy - HN
Sổ chi tiết bán hàng
Tháng 02 năm 2012
Tên hàng hóa: Máy giặt các loại
Đơn vị: đồng Ngày tháng Chứng từ Diễn giải TK đối Doanh thu Số Ngày tháng Số
lượng Đơn giá Thành tiền
1 2 3 4 5 6 7 8
Cộng phát sinh 16 78.350.000
Doanh thu thuần 78.350.000
Giá vốn hàng bán 76.150.000
Lợi nhuận gộp 2.200.000
Hà Nội, ngày 29 tháng 02 năm 2012
Người lập biểu Thủ trưởng đơn vị
(ký, ghi rõ họ tên) (ký, ghi rõ họ tên)
* Hoàn thiện hạch toán dự phòng phải thu khó đòi
Hiện nay, Công ty chưa sử dụng tài khoản 139 “Dự phòng phải thu khó đòi”. Điều này là không phù hợp với một doanh nghiệp thương mại nói chung và với một Công ty mà hình thức thanh toán chủ yếu là thanh toán chậm như Công ty Điện tử Hoàn Kiếm nói riêng. Điều này dễ gây ra rủi ro cho Công ty trong việc thu tiền hàng, kéo theo việc quay vòng vốn bị chậm lại, ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh doanh của Công ty.
Vì vậy, theo em Công ty nên sử dụng tài khoản 139 “Dự phòng phải thu khó đòi”. Việc lập dự phòng sẽ giúp Công ty tạo nguồn bù đắp khi có rủi ro xảy ra do không thu hồi được công nợ từ khách hàng.
Việc trích lập dự phòng được thực hiện vào cuối năm tài chính. Công ty phản ánh việc trích lập dự phòng phải thu khó đòi vào hai tài khoản là tài khoản 139 và tài khoản 642.
* Cuối năm tài chính, doanh nghiệp căn cứ vào các khoản nợ phải thu được xác định là không chắc chắn thu được, kế toán tính toán xác định số dự phòng phải thu khó đòi cần phải trích lập. Nếu số dự phòng phải thu khó đòi cần phải trích lập năm nay lớn hơn số dự phòng đã trích lập năm trước thì doanh nghiệp trích thêm phần chênh lệch lớn hơn giữa số phải trích lập năm nay so với năm trước, kế toán
Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp Có TK 139 – Dự phòng nợ phải thu khó đòi
* Ngược lại, nếu số dự phòng phải thu khó đòi cần trích lập năm nay nhỏ hơn số đã trích lập năm trước thì doanh nghiệp phải hoàn nhập ghi giảm chi phí quản lý doanh nghiệp phần chênh lệch nhỏ hơn giữa số dự phòng phải trích lập năm nay so với năm trước, kế toán ghi :
Nợ TK 139 - Dự phòng phải thu khó đòi
Có TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp
* Trong năm tài chính, nếu có khoản nợ phải thu khó đòi khi xác định thực sự là không đòi được, được phép xoá nợ ( việc xoá nợ phải theo đúng chế độ tài chính hiện hành). Căn cứ vào quyết định xoá nợ về khoản nợ phải thu khó đòi, kế toán ghi :
Nợ TK 139 - Dự phòng phải thu khó đòi ( nếu đã lập dự phòng ) Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp ( nếu chưa lập dự phòng ) Có TK 131- Phải thu của khách hàng
Hoặc Có TK 138 – Phải thu khác
Đồng thời kế toán ghi đơn vào bên Nợ TK 004 - Nợ khó đòi đã xử lý.
* Đối với các khoản phải thu khó đòi đã được xử lý xoá nợ, nếu sau đó thu hồi được, kế toán ghi:
Nợ TK 111,112
Có TK 711 – Thu nhập khác
Đồng thời ghi đơn vào bên Có TK 004 – Nợ khó đòi đã xử lý
* Hoàn thiện hạch toán chiết khấu thanh toán cho khách hàng
Ở công ty tnhh Hương Mộc hình thức thanh toán chậm là chủ yếu, điều này cho thấy Công ty thường xuyên bị khách hàng chiếm dụng vốn. Để hạn chế điều này
mua thanh toán tiền hàng sớm trước thời hạn. Việc quy định khoản chiết khấu thanh toán đối với từng khoản nợ cụ thể, sẽ có ảnh hưởng lớn đến tâm lý khách hàng, khuyến khích họ thanh toán nhanh hơn, nhằm thu hồi vốn nhanh để quay vòng.
Theo quy định của Bộ tài chính thì chiết khấu thanh toán là khoản tiền thưởng tính trên tổng số tiền hàng mà họ đã thanh toán trả trước thời hạn quy định. Thực chất, số tiền chiết khấu là chi phí cho việc Công ty sớm thu hồi được vốn bị chiếm dụng, do khách hàng thanh toán chậm. Để đưa Công ty trở lại hoạt động kinh doanh. Theo quy định thì chiết khấu thanh toán được coi là chi phí hoạt động tài chính.
+ Khi chấp nhận thanh toán chiết khấu cho khách hàng, kế toán ghi: Nợ TK 635 – Chi phí hoạt động tài chính
Có TK 111,112,131…
+ Cuối kỳ, kết chuyển chi phí hoạt động tài chính để xác định kết quả kinh doanh, kế toán ghi:
Nợ TK 911- Xác định kết quả kinh doanh Có TK 635 - Chi phí hoạt động tài chính