Thực hành chăm sóc sức khỏe cho trẻ.

Một phần của tài liệu Mô tả một số yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ dưới năm tuổi vùng dân tộc thiểu số, huyện trạm tấu tỉnh yên bái năm 2014 (Trang 81)

Chương 4 BÀN LUẬN

4.2.4. Thực hành chăm sóc sức khỏe cho trẻ.

Tình trạng nhiễm khuẩn của trẻ có liên quan chặt chẽ tác động qua lại với tình trạng dinh dưỡng của trẻ. Đó là vòng luẩn quẩn giữa SDD và nhiễm khuẩn. SDD gây tăng nguy cơ bị nhiễm khuẩn, nhiễm khuẩn kéo dài và nhiễm khuẩn nặng, nhiễm khuẩn làm hao tổn Protein, nặng lượng làm trẻ biếng ăn, hạn chế hấp thi và hậu quả là suy dinh dưỡng. Chính vì thế mà tình trạng nhiễm khuẩn của trẻ và chăm sóc trẻ bị ốm là rất quan trọng.

Bảng 3.17 cho thấy tỷ lệ trẻ bị tiêu chảy trong vòng 2 tuần trước khi nghiên cứu là 22,5 % và tỷ lệ trẻ bị ho/sốt là 55,2%. Đây là 2 bệnh thường gặp vào mùa thu đông, khi thời tiết nóng ẩm kéo dài, mưa nhiều dễ làm sức đề kháng của trẻ suy giảm và dễ mắc bệnh. Khi so sánh với kết quả của tác giả Trần Thị Mai tại Đắc Lắc thì tỷ lệ của chúng tôi cao hơn cả về tỷ lệ ho/sốt (36,7%) và tỷ lệ mắc tiêu chảy (7,4%) [65]. Kết quả tương tự khi so sánh nghiên cứu với nghiên cứu của tác giả Lương Tuấn Dũng [69].

Kiến thức của bà mẹ huyện Trạm Tấu về việc cho trẻ bú mẹ khi bị tiêu chảy khá tốt, hầu hết các bà mẹ cho rằng nên bú như bình thường (54,6%), bú nhiều hơn bình thường (26,1%), chỉ có 12,7% bú ít đi và 3,6% dừng bú. Kết

quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với nghiên cứu của tác giả Trần Thanh Tâm, Trần Thị Mai ở Đắc Lắc [65].

Tập quán chưa tốt này cũng thấy ở nhiều nghiên cứu trước đây của Nguyễn Thanh Thuấn tại huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang [61]. Như vậy thói quen ăn kiêng cũng khá phổ biến ở trẻ em vùng dân tộc thiểu số.

Một phần của tài liệu Mô tả một số yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ dưới năm tuổi vùng dân tộc thiểu số, huyện trạm tấu tỉnh yên bái năm 2014 (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(121 trang)
w