Suy dinh dưỡng thể nhẹ cân (CN/T).

Một phần của tài liệu Mô tả một số yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ dưới năm tuổi vùng dân tộc thiểu số, huyện trạm tấu tỉnh yên bái năm 2014 (Trang 70)

Chương 4 BÀN LUẬN

4.1.1. Suy dinh dưỡng thể nhẹ cân (CN/T).

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, tỷ lệ SDD nhẹ cân trong cộng đồng người dân tộc thiểu số tại 4 xã huyện Trạm Tấu là 28,0%. Tỷ lệ này cao hơn so với tỷ lệ chung của tỉnh Yên Bái (20,8%) và cao hơn rất nhiểu so với tỷ lệ SDD thể nhẹ cân theo thống kê chung của toàn quốc (16,2%) [59]. Dựa vào bảng phân loại mức độ SDD trẻ em tại cộng đồng của WHO thì với tỷ lệ này huyện Trạm Tấu tỉnh Yên Bái được xếp là khu vực có tình trạng SDD ở mức độ cao. Khi so sánh với các nghiên cứu khác, tỷ lệ của chúng tôi cao hơn nghiên cứu của Đào Thị Hồng Huệ năm 2011 (18,1%) tại huyện Chiêm Hóa tỉnh Tuyên Quang [60] và nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Thuấn (23,3%) ở trẻ em dân tộc Tày tại 2 xã thuộc huyện Chiêm Hóa tỉnh Tuyên Quang [61] và cao hơn kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thành Quân năm 2011 với 17,3% trẻ em SDD thể nhẹ cân tại huyện Tiên Lữ tỉnh Hưng Yên và 27,5% tại huyện Yên Thủy tỉnh Hòa Bình [62]. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của chúng tôi lại thấp hơn gần hai lần so với kết quả nghiên

cứu của tác giả Nguyễn Hoàng Linh Chi tại huyện Đrăkrông tỉnh Quảng Trị năm 2010 (53,9%) [63] . So sánh với tình trạng SDD của trẻ em dưới 5 tuổi của các dân tộc khác như dân tộc Dao ở Thái Nguyên (36,12%) theo nghiên cứu của Nguyễn Đình Học [64], và dân tộc Êđê, M’nông ở Đắc Lắc năm 2010 (31,9%) của Trần Thị Mai [65] thì tỷ lệ này thấp hơn. Phân tích trên cho thấy tình trạng SDD thể nhẹ cân của trẻ em dưới 5 tuổi của huyện Trạm Tấu được cải thiện hơn nhiều so với các dân tộc khác và một số vùng miền núi khác, tuy nhiên tỷ lệ SDD thể nhẹ cân tại khu vực này vẫn cao.

SDD nhẹ cân xuất hiện ngay từ những năm tháng đầu đời của trẻ và tăng vọt khi trẻ bắt đầu vào giai đoạn 24-35 tháng tuổi là 28,7% và đỉnh điểm là nhóm trẻ 36-47 tháng tuổi (38,0%), sau đó lại giảm ở nhóm tuổi 48-60 tháng tuổi (33,0%). Kết quả của chúng tôi khá tương đồng với nhiều nghiên cứu trước đây và cũng là hình ảnh phân bố mang tính đặc thù của SDD ở Việt Nam. Kết quả này tương đồng với kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Thanh Thuấn trên đối tượng trẻ em dân tộc Tày tại huyện Chiêm Hóa, Tuyên Quang [61]. Nghiên cứu của Bùi Trần Nguyệt Minh tại huyện Lạc Sơn tỉnh Hòa Bình [66], hay Nguyễn Thành Quân tại huyện Tiên Lữ tỉnh Hương Yên và huyện Yên Thủy tỉnh Hòa Bình [62] cũng có kết quả tương tự.

So sánh tỷ lệ SDD ở nhóm trẻ dưới 6 tháng tuổi với các tác giả trên cho thấy việc nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu là rất quan trọng. Tỷ lệ SDD bắt đầu tăng nhanh ở nhóm tuổi bắt đầu ABS, giai đoạn trẻ bắt đầu tập ăn thức của người lớn. Nếu chế độ ăn như số bữa, nhóm lương thực thực phẩm không cân đối hay thiếu lương thực thực phẩm thì sẽ ảnh hưởng đến TTDD của trẻ. Ngoài ra, trẻ bị SDD lại dễ mắc bệnh tật do sức đề kháng kém, điều này lại làm tăng SDD hơn.

Một phần của tài liệu Mô tả một số yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ dưới năm tuổi vùng dân tộc thiểu số, huyện trạm tấu tỉnh yên bái năm 2014 (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(125 trang)
w