Kiến thức và thực hành về chăm sóc bà mẹ mang thai.

Một phần của tài liệu Mô tả một số yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ dưới năm tuổi vùng dân tộc thiểu số, huyện trạm tấu tỉnh yên bái năm 2014 (Trang 44)

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.3.1.Kiến thức và thực hành về chăm sóc bà mẹ mang thai.

Bảng 3.5. Kiến thức của bà mẹ về chăm sóc sức khỏe thời kỳ mang thai.

Chỉ số Kiến Thức

n %

Số cân cần tăng khi mang thai(n=386)

10-12 kg 47 12,2

Khác 62 16,1

Không biết/không trả lời 277 71,8

Số lần khám(n=386)

≥ 3 lần 30 7,8

Dưới 3 lần 114 29,5

Không biết/không trả lời 242 62,7

Thời điểm khám thai (n=144)

3 tháng đầu, 3 tháng giữa và 3

tháng cuối 105

72,9

Khác 13 9,0

Không biết/không trả lời 26 18,1

Nhận xét:

Khi được hỏi về số cân nặng và số lần khám thai, đa số bà mẹ đều không biết/không trả lời về số cân nặng nên tăng khi mang thai và về số lần khám thai, chiếm tỷ lệ lần lượt là 71,8% và 62,7%. Chỉ có 12,2% bà mẹ cho rằng nên tăng từ 10-12 kg cân nặng khi mang thai và có 7,8% số bà mẹ có kiến thức đúng về số lần khám thai (từ 3 lần trở lên).

Bảng 3.6. Thực hành của các bà mẹ về chăm sóc sức khỏe thời kỳ mang thai.

Chỉ số Thực Hành

n %

Khám thai (n=386) Có 205 53,1

Không 160 41,5

Không biết/không trả lời 21 5,4

Số lần khám (n=205)

>= 3 lần 112 54,6

Dưới 3 lần 82 40,0

Không biết/không trả lời 11 5,4

Thời điểm khám thai (n= 205)

3 tháng đầu, 3 tháng giữa và 3 tháng cuối (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

68 33,2

Khác 60 29,3

Không biết/không trả lời 77 37,5

Nhận xét:

Tỷ lệ bà mẹ có đi khám thai là 53,1%. Trong số 205 bà mẹ có đi khám thai trong quá trình mang thai có 54,6% bà mẹ khám thai từ 3 lần trở lên.

Có 68/205 chiếm 33,2% bà mẹ đi khám thai đủ 3 lần/3 thời kỳ (3 tháng đầu, 3 tháng giữa và 3 tháng cuối) của quá trình mang thai.

“Sinh đứa thứ nhất thì mình không đi khám thai lần nào, khi sinh đứa này thấy ốm nghén quá, không ăn được gì nhiều nên đi khám xem nó thế nào”

(TLN bà mẹ xã Hát Lừu).

“Chị thường đi khám thai vào tháng thứ 2 với tháng thứ 7, lần sinh đứa nào cũng thế”

(TLN bà mẹ xã Pá Hu).

“Nếu cơ thể không có hiện tượng đau bụng bất thường thì mình không đi khám, mình chỉ đi khám khi thấy đau bụng. Muốn đi khám nhiều nhưng cũng không có tiền vì mình muốn biết con phát triển và muốn biết giới tính của con mình”.

(TLN bà mẹ xã Trạm Tấu).

Các bà mẹ đưa ra một số lý do cho việc đi khám thai, trong đó lý do chính là để xem thai phát triển như thế nào và có vấn đề sức khỏe gì không. Một số bà mẹ cho rằng nên đi siêu âm thêm để biết tình trạng của thai nhi rõ hơn:

“Chị thường đi khám thai để xem con mình nó phát triển như thế nào, nhất là trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối. Có một lần đi đến bệnh viện huyện siêu âm để xem cháu là con trai hay con gái”

Bảng 3.7. Thực hành uống viên sắt trong quá trình mang thai của bà mẹ. Chỉ số n % Uống viên sắt (n=386) Có 184 47,7 Không 148 38,3

Không biết/Không trả lời 54 14,0

Nguồn cung cấp viên sắt (n=184) Trạm Y tế 174 94,6 Tự mua 9 4,9 Khác 1 0,5 Lí do không uống viên sắt (n=148) Không thích uống 67 45,3

Không được cấp viên sắt 56 37,8

Vì tác dụng phụ của thuốc 11 7,4

Không có tiền để mua 8 5,4

Thời gian uống trung bình (n=184): 4,7 ± 0,2

Nhận xét:

Tỷ lệ bà mẹ được uống viên sắt chung của huyện Trạm Tấu là 47,7% với thời gian uống trung bình khoảng 4,7 tháng trong suốt thai kỳ. Các bà mẹ chủ yếu được cung cấp viên sắt từ Trạm Y tế (94,6%), chỉ có 4,9% bà mẹ cho biết là tự mua.

Tỷ lệ bà mẹ không được uống viên sắt là 38,3%. Lý do chính mà họ đưa ra là không thích uống (45,3%) và không được cấp viên sắt (37,8%). Chỉ có 7,4% gặp tác dụng phụ khi uống viên sắt như buồn nôn, khó chịu và 5,4% cho biết họ không có tiền để mua.

“Mình có được phát viên sắt, do Y tế thôn bản cấp khi mình mang thai ở tháng thứ 2-3 gì đấy, nhưng mà uống vào nó tanh lắm, mình không chịu được mặc dù chồng mình cũng động viên là uống cho con nó khỏe”

Một phần của tài liệu Mô tả một số yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ dưới năm tuổi vùng dân tộc thiểu số, huyện trạm tấu tỉnh yên bái năm 2014 (Trang 44)