Kiến thức và thực hành cho trẻ ăn bổ sung của các bà mẹ.

Một phần của tài liệu Mô tả một số yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ dưới năm tuổi vùng dân tộc thiểu số, huyện trạm tấu tỉnh yên bái năm 2014 (Trang 55)

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.3.3.Kiến thức và thực hành cho trẻ ăn bổ sung của các bà mẹ.

Biểu đồ 3.5. Kiến thức và thực hành về thời điểm cho trẻ ăn bổ sung của các bà mẹ.

Nhận xét:

Kết quả cho thấy, có 16,5% bà mẹ cho rằng nên cho con ăn bổ sung khi trẻ dưới 6 tháng tuổi trong khi thực tế có tới 46,8% bà mẹ đã cho con ăn bổ sung khi trẻ dưới 6 tháng tuổi.

Có tới 77,2% bà mẹ có kiến thức đúng khi cho rằng nên cho trẻ ăn bổ sung ở thời điểm từ 6 đến 9 tháng nhưng lại chỉ có 46,0% các bà mẹ làm được điều đó.

Một số ít bà mẹ cho rằng nên bắt đầu cho trẻ ăn bổ sung từ khi trẻ trên 9 tháng (6,0% bà mẹ nghĩ như vậy và 7,2% bà mẹ đã thực hành như vậy).

“Chị cho cháu ăn bột loãng từ sớm (tháng thứ 3-4), vì cháu khóc đòi ăn, khi được cho ăn thì không khóc nữa”

( TLN phụ nữ xã Hát Lừu).

Chỉ số n %

Thức ABS đầu tiên (n=230) Nước cơm 9 3,9 Bột 52 22,6 Cháo nấu 85 37,0 Cơm nhai/nhá 49 21,3 Sữa ngoài 31 13,5 Khác 6 2,6 Nhậnxét:

Thức ăn bổ sung đầu tiên phổ biến nhất của trẻ là cháo nấu (37%), tiếp theo là bột (22,6%) và cơm nhai/nhá (21,3%). Chỉ có 3,9% trẻ được dùng nước cơm làm thức ăn bổ sung lần đầu tiên.

“Bình thường nhà có cái gì thì ăn cái đó, cứ ăn như người lớn trong gia đình. Kinh tế gia đình còn nghèo không có thời gian để làm cơm riêng cho trẻ, vì việc nhiều. Biết là cho con uống sữa ngoài tốt nhưng gia đình nghèo không có tiền mua cho con”.

Biểu đồ 3.6. Thực hành cho trẻ ăn bổ sung ngày hôm qua.

Nhận xét:

Trong số 358 trẻ được cho ăn các thức ăn khác ngoài sữa mẹ trong ngày hôm qua, tỷ lệ trẻ được ăn nhóm tinh bột chiếm tỷ lệ cao nhất là 89,3%, tiếp theo là nhóm giàu đạm với tỷ lệ 84,5% và nhóm vitamin và khoáng chất (rau xanh, quả tươi) với tỷ lệ 78,0%. Chất béo là nhóm có tỷ lệ trẻ được ăn ít nhất với tỷ lệ 61,4%.

“Khi nhà mình không có thịt cá thì mình cho cháu ăn đường (nấu kèm với chá”, “Thỉnh thoảng mới mua thêm thịt/ cá về cho con ăn thôi chứ không mua hàng ngày”.

Bảng 3.14. Số loại thức ăn trẻ được ăn trong ngày hôm qua. Số loại thức ăn (n=355) n % Một loại 36 10,1 Hai loại 46 13,0 Ba loại 98 27,6 Bốn loại 175 49,3 Nhận xét:

Tỷ lệ trẻ được ăn 1 trong 4 nhóm là 10,1%; tỷ lệ trẻ được ăn 2 trong 4 nhóm là 13,0%; tỷ lệ trẻ được ăn 3 trong 4 nhóm thức ăn là 27,6% và tỷ lệ trẻ được ăn đủ cả 4 nhóm thức ăn trong ngày hôm qua là 49,3%.

“Khi nhà mình không có thịt cá thì mình cho cháu ăn đường (nấu kèm với cháo), thỉnh thoảng mới mua thêm thịt/ cá về cho con ăn thôi chứ không mua hàng ngày”.

(TLN bà mẹ xã Trạm Tấu).

“ Gia đình nghèo lắm, ăn còn không đủ thì lấy đâu ra kinh tế mà mua thức ăn đổi bữa cho con. Dù biết nếu con được ăn nhiều thì con khỏe đấy, nhưng hoàn cảnh nó thế thì nhà có gì cho con ăn thế thôi”.

Một phần của tài liệu Mô tả một số yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ dưới năm tuổi vùng dân tộc thiểu số, huyện trạm tấu tỉnh yên bái năm 2014 (Trang 55)