Kiến thức và thực hành chăm sóc bà mẹ mang thai.

Một phần của tài liệu Mô tả một số yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ dưới năm tuổi vùng dân tộc thiểu số, huyện trạm tấu tỉnh yên bái năm 2014 (Trang 75)

Chương 4 BÀN LUẬN

4.2.1.Kiến thức và thực hành chăm sóc bà mẹ mang thai.

Theo khuyến cáo chung, người phụ nữ cần phải đi khám thai từ ba lần trở lên để theo dõi sự phát triển của thai nhi trong thời kỳ mang thai. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, các bà mẹ tại huyện Trạm Tấu có kiến thức về số lần khám thai còn han chế. Cụ thể, qua Bảng 3.5 cho thấy tỷ lệ các bà mẹ có kiến thức đúng về số lần khám thai (3 lần) chỉ chiếm 7,8%. Kết quả này thấp hơn rất nhiều so với kết quả nghiên cứu của các tác giả Lương Tuấn Dũng năm 2012 với tỷ lệ kiến thức về số lần khám thai trên 3 lần của các bà mẹ huyện Phúc Thịnh (87,7%) và huyện Xuân Quang (85,6%) [69].

Tỷ lệ bà mẹ uống viên sắt khi mang thai là 47,7%, tỷ lệ này thấp hơn nhiều so với nghiên cứu của các tác giả Đào Thị Hồng Huệ tại huyện Chiêm Hóa tỉnh Tuyên Quang năm 2012 (86,1%) [60]; nghiên cứu của Bùi Trần Nguyệt Minh tại huyện Lạc Sơn tỉnh Hòa Bình năm 2012 (89,7%) [66]; nghiên cứu cả Nguyễn Thành Quân huyện Tiên Lữ tỉnh Hưng Yên năm 2011 (82,5%) [62]. Hầu hết các bà mẹ đưa ra lý do không uống viên sắt trong quá trình mang thai là do không thích uống (45,3%) và không được cấp viên sắt

(37,8%). Chỉ có 7,4% gặp tác dụng phụ khi uống viên sắt như buồn nôn, khó chịu và 5,4% cho biết họ không có tiền để mua.

Kết quả này này khác so với kết quả nghiên cứu tại tỉnh Hà Nam của tác giả Hoàng Thị Hồng Nhung năm 2013, cụ thể 45,0% các bà mẹ không uống viên sắt là do sợ tác dụng phụ của thuốc, 15% là do không được cấp viên sắt, 15% do các bà mẹ không thích uống còn lại 25% là các lí do khác [70].

Một phần của tài liệu Mô tả một số yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ dưới năm tuổi vùng dân tộc thiểu số, huyện trạm tấu tỉnh yên bái năm 2014 (Trang 75)