Kiến thức và thực hành cho trẻ ăn bổ sung.

Một phần của tài liệu Mô tả một số yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ dưới năm tuổi vùng dân tộc thiểu số, huyện trạm tấu tỉnh yên bái năm 2014 (Trang 79)

Chương 4 BÀN LUẬN

4.2.3. Kiến thức và thực hành cho trẻ ăn bổ sung.

Nguy cơ SDD tăng nhanh từ giai đoạn ABS của trẻ, lúc này nguồn sữa mẹ không đủ cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ. Theo khuyến cáo của WHO về hướng dẫn cách cho trẻ ABS là từ 6 tháng tuổi trở lên và từ 6-8 tháng tuổi là khoảng thời gian tập cho trẻ làm quen với các nhóm thực phẩm trong thức ăn bổ sung. Kết quả điều tra kiến thức của bà mẹ về việc thời điểm cho trẻ ABS thấy rằng có 16,5% bà mẹ tại huyện Trạm Tấu tỉnh Yên Bái cho biết nên cho trẻ bắt đầu ABS khi trẻ dưới 6 tháng tuổi, có đến 46,8% bà

mẹ cho trẻ ABS sớm khi trẻ dưới 6 tháng. Kết quả này cũng kết phù hợp quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thành Quân tại Tiên Lữ có 14,42% bà mẹ cho rằng nên cho trẻ ABS khi trẻ dưới 6 tháng tuổi và có đến 50,48% [62]. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của chúng tôi lại thấp hơn với kết quả của tác giả Lương Tuấn Dũng, chỉ có 6,3% bà mẹ xã Phúc Thịnh và 2,3% bà mẹ xã Xuân Quang cho rằng nên cho con ABS khi con dưới 6 tháng tuổi [69].

Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng có 77,2% bà mẹ có kiến thức đúng về thời điểm nên cho trẻ ABS từ 6 đến 9 tháng tuổi, nhưng thực tế chỉ có 46,0% bà mẹ thực hành cho trẻ ABS khi trẻ từ 6 đến 9 tháng tuổi. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của tác giả Lương Tuấn Dũng, cụ thể với 72,2 % bà mẹ xã Phúc Thịnh và 80,6% bà mẹ xã Xuân Quang cho rằng nên cho trẻ ABS khi trẻ từ 6 đến 9 tháng tuổi trong khi thực hành chỉ có 27,3% bà mẹ xã Phúc Thịnh và 52,7% xã Xuân Quang thực hành như vậy [69].

Việc thực hành của bà mẹ thấp hơn kiến thức về thời điểm bắt đầu cho trẻ ABS có thể là do các bà mẹ có trình độ văn hóa thấp ( tỷ lệ bà mẹ mù chữ cao chiếm 58,3%, các bà mẹ học trên cấp 3 rất thấp chiếm 4,4%), phong tục tập quán còn lạc hậu (đa số các bà mẹ trả lời đều nghe theo mẹ chồng và người thân về cách chăm sóc và nuôi dưỡng con cái thông qua TLN các bà mẹ).

“Con em, em thấy nó khóc là em nghĩ nó đói nên em cho con ăn cơm nhai từ lúc nó còn chưa đầy 3 tháng”. “Nhà làm nhiều nương, mình phải đi làm từ khi mới sinh con được 1 tháng, để con ở nhà với bà, đói thì bà phải cho ăn nước cơm với đường”.

Bên cạnh đó, gia đình kinh tế khó khăn cũng là lý do khiến trẻ ABS từ sớm trước 6 tháng tuổi bởi vì hầu hết các bà mẹ tại huyện Trạm Tấu đều làm nông nghiệp, không có thu nhập khác ngoài từ làm nông, nên phụ nữ sau khi sinh phải đi làm từ rất sớm.

Biểu đồ 3.6 cho thấy thực phẩm chính trong bữa ăn của trẻ cao nhất là nhóm tinh bột (glucid) chiếm 89,3% và thấp nhất là nhóm chất béo (lipid) chiếm 61,4%. Kết quả này khác so vơi nghiên cứu của Nguyễn Thành Quân với nhóm cao nhất là nhóm Vitamin/Khoáng chất (95,4%) và thấp nhất là nhóm chất béo (lipid) chiếm 45,6% tại huyện Tiên Lữ tỉnh Hưng Yên [62].

Một phần của tài liệu Mô tả một số yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ dưới năm tuổi vùng dân tộc thiểu số, huyện trạm tấu tỉnh yên bái năm 2014 (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(125 trang)
w