Quản lý sử dụng phương tiện và các điều kiện hỗ trợ đào tạo:

Một phần của tài liệu Biện pháp cải tiến quản lý hoạt động đào tạo tại trường cao đẳng Ngoại Ngữ - Công nghệ Việt Nhật (Trang 31)

8. Cấu trúc luận văn

1.4.4. Quản lý sử dụng phương tiện và các điều kiện hỗ trợ đào tạo:

Phương tiện và các điều kiện hỗ trợ hoạt động đào tạo là điều kiện tiên quyết cho nhà trường hình thành và đi vào hoạt động, là điều kiện không thể thiếu được trong việc nâng cao chất lượng đào tạo.

Phương tiện và các điều kiện hỗ trợ hoạt động đào tạo bao gồm cơ sở vật chất – trang thiết bị dạy học, phương pháp dạy học và các điều kiện khác như nguồn lực tài chính, môi trường sư phạm, các lực lượng giáo dục, các hoạt động nghiên cứu khoa học và tổng kết kinh nghiệm dạy học... Quản lý sử dụng phương tiện và các điều kiện hỗ trợ dạy học chính là quản lý những nội dung trên.

Quản lý sử dụng phương tiện phục vụ cho hoạt động đào tạo đảm bảo được các yêu cầu liên quan mật thiết với nhau đó là: Tổ chức quản lý tốt, đảm bảo đầy đủ và sử dụng có hiệu quả trang thiết bị phục vụ hoạt động dạy học trong nhà trường.

Trong trường cao đẳng, cơ sở vật chất, phương tiện dạy học phải đảm bảo: Thư viện của trường đại học có đầy đủ sách, giáo trình, tài liệu tham khảo tiếng Việt và tiếng nước ngoài đáp ứng yêu cầu sử dụng của cán bộ, giảng viên và người học; Có thư viện điện tử được nối mạng, phục vụ dạy, học và nghiên cứu khoa học có hiệu quả. Có đủ số phòng học, giảng đường lớn, phòng thực hành, thí nghiệm phục vụ cho dạy, học và nghiên cứu khoa học đáp ứng yêu cầu của từng ngành đào tạo. Có đủ trang thiết bị dạy và học để hỗ trợ cho các hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học, được đảm bảo về chất lượng và sử dụng có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu của các ngành đang đào tạo. Cung cấp đầy đủ thiết bị tin học để hỗ trợ hiệu quả các hoạt động dạy và học, nghiên cứu khoa học và quản lý. Có đủ diện tích lớp học theo quy

định cho việc dạy và học; có ký túc xá cho người học, đảm bảo đủ diện tích nhà ở và sinh hoạt cho sinh viên nội trú; có trang thiết bị và sân bãi cho các hoạt động văn hoá, nghệ thuật, thể dục thể thao theo quy định. Có đủ phòng làm việc cho các cán bộ, giảng viên và nhân viên cơ hữu theo quy định.

Có quy hoạch tổng thể về sử dụng và phát triển cơ sở vật chất trong kế hoạch chiến lược của trường. Quản lý sử dụng phương tiện dạy học chính là tổ chức quản lý tốt những nội dung trên, đảm bảo đầy đủ và sử dụng có hiệu quả nhằm phục vụ hoạt động dạy học đạt chất lượng cao.

Công tác quản lý sử dụng phương tiện phục vụ hoạt động đào tạo ở trường cao đẳng phải chú trọng tới các vấn đề:

Do mục tiêu đào tạo của trường cao đẳng là đào tạo người lao động có kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, có ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khoẻ nhằm tạo điều kiện cho người lao động có khả năng tìm việc làm, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội nên trong chương trình đào tạo rất chú trọng đến hoạt động thực hành, thực tập. Một trong những nội dung quan trọng trong quản lý sử dụng phương tiện dạy học là đầu tư xây dựng, hiện đại hóa các phòng thực hành (phòng tin học, ngoại ngữ, các xưởng cho học sinh thực hành nghề), quản lý sử dụng có hiệu quả và đánh giá hiệu quả sử dụng các phòng thực hành nhằm tạo điều kiện tối đa cho học sinh được thực hành nghề.

Ngoài việc quản lý sử dụng phương tiện đào tạo thì quản lý sử dụng các điều kiện hỗ trợ khác như nguồn lực tài chính, môi trường sư phạm, các lực lượng giáo dục, các hoạt động nghiên cứu khoa học và tổng kết kinh nghiệm dạy học cũng đóng vai trò quan trọng không kém. Quản lý tốt các điều kiện hỗ trợ này sẽ giúp cho công tác quản lý các nội dung khác được tốt hơn. Vì vậy, việc đề ra các biện pháp quản lý các điều kiện này là hết sức cần thiết. Dưới đây là một số biện pháp quản lý:

- Tổ chức phong trào thi đua 2 tốt, có biện pháp kích thích thi đua trong đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh

- Tạo môi trường sư phạm tốt để hoạt động đào tạo diễn ra theo đúng mục đích.

- Phối hợp và tạo điều kiện cho các lực lượng giáo dục tham gia hỗ trợ, thức đẩy hoạt động đào tạo

Tiểu kết chương 1

Với kết quả nghiên cứu của chương 1 ta có cái nhìn sơ bộ về quản lý nói chung và quản lý hoạt động đào tạo nói riêng. Cũng qua đó ta có những cách tiếp cận vấn đề hoạt động đào tạo theo nhiều khía cạnh khác nhau, để từ đó đưa ra những phương pháp quản lý hoạt động đào tạo một cách tương đối hoàn thiện. Qua việc nghiên cứu về cơ sở lý luận của quản lý hoạt động đào tạo có thể rút ra một số kết luận như sau:

- Hoạt động đào tạo là hoạt động chính được thực hiện trong nhà trường. Hoạt động đào tạo là yếu tố cơ bản hình thành hệ thống tri thức, kỹ năng kỹ xảo, hình thành năng lực, phẩm chất của người học, đáp ứng yêu cầu mục tiêu giáo dục và phù hợp với nhu cầu sử dụng nhân lực của xã hội.

- Chất lượng đào tạo là vấn đề sống còn của nhà trường hiện nay, đặc biệt đối với các trường chuyên nghiệp.

- Quản lý hoạt động đào tạo là nhiệm vụ trọng tâm hiện nay của nhà trường. Quản lý đào tạo hiệu quả góp phần quan trọng nâng cao chất lượng đào tạo.

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO TẠI TRƯỜNG CAO ĐĂNG NGOẠI NGỮ - CÔNG NGHỆ VIỆT NHẬT

Một phần của tài liệu Biện pháp cải tiến quản lý hoạt động đào tạo tại trường cao đẳng Ngoại Ngữ - Công nghệ Việt Nhật (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w