Biện pháp 1: Quản lý mục tiêu đào tạo

Một phần của tài liệu Biện pháp cải tiến quản lý hoạt động đào tạo tại trường cao đẳng Ngoại Ngữ - Công nghệ Việt Nhật (Trang 68)

8. Cấu trúc luận văn

3.2.1. Biện pháp 1: Quản lý mục tiêu đào tạo

3.2.1.1.Mục tiêu của biện pháp:

Nhằm giúp đội ngũ chuyên viên, giáo viên nhận thức đúng về mục tiêu đào tạo, để từ đó có những hành động đúng trong quá trình quản lý và hoạt động giảng dạy.

Quản lý tốt công tác triển khai thực hiện mục tiêu đào tạo trong giảng dạy học tập sẽ góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng yêu cầu xã hội.

3.2.1.2.Nội dung thực hiện biện pháp:

Để quản lý mục tiêu đào tạo hiệu quả, cần xác định được quy trình quản lý mục tiêu đào tạo với những nội dung cụ thể sau:

Thứ nhất: Quản lý xây dựng mục tiêu đào tạo: Xây dựng mục tiêu đào tạo ngay từ đầu phải chuẩn xác, rõ ràng, được dựa trên những căn cứ thực tế về môi trường chính trị, kinh tế, xã hội đất nước, của địa phương, dựa trên nhu cầu của chính người học, dựa trên năng lực đáp ứng thực tế về công tác đào tạo của nhà trường. Xác định mục tiêu đào tạo phải xác định được mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể cho từng ngành đào tạo. Hiện nay giáo dục đại học trên thế giới đang có khuynh hướng chú trọng vào việc giúp sinh viên đạt được các mục tiêu sau đây: Kiến thức chuyên môn, các kỹ năng cơ bản và hành vi cần thiết trong một xã hội có khuynh hướng toàn cầu hóa. Trong đó có khả năng áp dụng kiến thức vào thực tế luôn là kỹ năng cần thiết đối với sinh viên. Bên cạnh đó, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng nghiên cứ, trình bày, kỹ năng tổ chức….là các kỹ năng không thể thiếu được.

Thứ hai, Quản lý triển khai thực hiện mục tiêu: Muốn làm tốt công tác này, cần phải tổ chức các hình thức phổ biến tuyên truyền về mục tiêu đào tạo của nhà trường đến các đối tượng liên quan. Đặc biệt đối với người dạy, người học. Cần trưng cầu ý kiến góp ý cho mục tiêu đào tạo, đảm bảo tính chuẩn xác, phù hợp và đáp ứng với nhu cầu thực tế. Không ngừng đổi mới trong công tác đào tạo để có thể đáp ứng được yêu cầu của xã hội, bằng cách đào tạo và cung cấp những sản phẩm mà xã hội thực sự cần. Vì vậy khi triển khai thực hiện mục tiêu đào tạo, cần chú trọng triển khai ở các đối tượng, cụ thể:

Đối với cán bộ quản lý: Cần tổ chức các cuộc hội thảo, trao đổi, góp ý kiến thức về mục tiêu đào tạo, thời gian thích hợp là sau khi kết thúc năm học, chuẩn bị bước vào năm học tiếp theo. Ban lãnh đạo nhà truờng cần tổng kết đánh giá lại kết quả đào tạo, đối chiếu với mục tiêu đào tạo đặt ra từ đầu năm học, phân tích chỉ ra những hạn chế, chưa phù hợp với mục tiêu đào tạo đối với yêu cầu thực tế, từ đó có sự điều chỉnh về mục tiêu trong năm học mới.

Đối với giáo viên, cán bộ nhân viên tòan truờng: Tham gia góp ý xây dựng mục tiêu đào tạo, nắm bắt cụ thể mục tiêu, nội dung đào tạo để chủ động trong các hoạt động giáo dục đào tạo, gắn mục tiêu đào tạo của truờng với mục tiêu cụ thể của chuơng trình đào tạo cũng như mục tiêu bài giảng, góp phần thực hiện tốt mục tiêu đào tạo mà nhà truờng đã đặt ra.

Đối với nguời học: tổ chức cho sinh viên nắm rõ mục tiêu đào tạo bằng các hình thức phổ biến, thông báo cho sinh viên nắm rõ mục tiêu đào tạo bằng các hình thức phỏ biến, thông báo đầu năm học, trưng cầu ý kién nguời học về mục tiêu đào tạo. Từ đó nguời học biết đựoc đích cần đạt đến của hoạt động học tập, xác định huớng phấn đấu trong lĩnh hội tri thức và các kỹ năng cần thiết về nghề nghiệp.

Thứ ba: Trong quá trình triển khai thực hiện mục tiêu, phải có sự theo dõi giám sát, đánh giá mức độ đạt đựợc của mục tiêu đào tạo. Bởi vì chất luợng của hoạt động giáo dục – đào tạo suy cho cùng chính là sự phù hợp với mục tiêu đào tạo đã đặt ra. Tuy nhiên, mục tiêu đào tạo bao gồm cả định luợng và định tính, và phần định tính mới là cốt lõi. Mục tiêu đó không phải là chỉ có các con số về kết quả học tập, kỹ năng nghề nghiệp, thích ứng cuộc sống, mà quan trọng hơn là nhân cách, phẩm chất đạo đức, là tính trung thực, lòng vị tha, tính đòan kết, sự cống hiến vô tư, hết mình cho sự nghiệp bảo vệ và xây dựng tổ quốc đối với mỗi sinh viên…Những yếu tố này thuờng ẩn chứa bên trong, khó đo đếm đựợc bằng các con số nhưng lại vô cùng quan

trọng đối với mục tiêu đào tạ, với sản phẩm của giáo dục của chúng ta hiện nay. Do đó việc đánh giá kết quả đạt đựoc của mục tiêu giáo dục phải đựợc đánh giá một cách toàn diện nhất theo đúng nghĩa của nó.

3.2.1.3. Cách thức thực hiện biện pháp:

- Phổ biến mục tiêu đào tạo tới tất cả các cán bộ, giáo viên nhà trường. - Xây dựng kế hoạch thực hiện mục tiêu đòa tạo đề ra.

- Triển khai thực hiện kế hoạch về việc hoàn thiện mục tiêu đào tạo cảu từng khoa, từng khóa.

- Kiểm tra kết quả thực hiện mục tiêu đào tạo của từng học kỳ và toàn bộ năm học. Từ đó rút kinh nghiệm cho việc thực hiện mục tiêu của năm sau.

Một phần của tài liệu Biện pháp cải tiến quản lý hoạt động đào tạo tại trường cao đẳng Ngoại Ngữ - Công nghệ Việt Nhật (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w