8. Cấu trúc luận văn
3.2.4. Biện pháp 4: Phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý đào tạo
3.2.4.1.Mục tiêu của biện pháp:
Mục tiêu của biện pháp là nâng cao trình độ, năng lực giảng dạy và quản lý cho giáo viên và cán bộ quản lý đào tạo. Xã hội hiện nay đòi hỏi người giảng viên không những có kỹ năng sư phạm, chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm mà còn phải biết cải tiến phương pháp giảng dạy, phải định hướng được nhanh chóng và chính xác những vấn đề phức tạp trong kiến thức để đáp ứng tốt hơn yêu cầu của người học, có khả năng làm cho Sinh viên yêu thích môn học. Bởi vì sinh viên không chỉ đánh giá vốn kiến thức, khả năng truyền
đạt mà còn đánh giá nguyện vọng, kỹ năng và thái độ của GV trên bục giảng. Tiềm lực và khả năng của đội ngữ giảng viên là nhân tố chính quyết định về chất lượng để nâng cao hiệu quả đào tạo của nhà trường.
3.2.4.2.Nội dung thực hiện biện pháp:
Xây dựng kế hoạch định kỳ về bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng giảng dạy qua các buổi tập huấn, tổ chức dạy thao giảng và dự giờ để trao đổi kinh nghiệm sao cho phù hợp với tình hình thực tế, để GV an tâm học tập nâng cao trình độ và năng lực chuyên môn của mình.
Cần có thông tin đầy đủ về kiến thức và các loại phương pháp giảng dạy qua nhiều hình thức: sách, báo, tài liệu, dự hội nghị với các chuyên gia trong và ngoài nước để GV có thể hiểu và áp dụng được.
Tăng cường tham gia hội thảo về giảng dạy và giao lưu với các giảng viên nước ngoài. Tập huấn và sử dụng kỹ thuật giảng dạy, bước đầu tiếp cận với các xư hướng của công nghệ sư phạm hiện đại.
Có kế hoạch, chế độ đầu tư thích đáng để khuyến khích cho GV tự học tập nâng cao trình độ và năng lực phục vụ cho việc đào tạo có tính lâu dài.
3.2.4.3. Cách thức thực hiện biện pháp:
- Xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng đội ngũ:
Chỉ đạo xây dựng kế hoạch tự học, tự bồi dưỡng. Đầu năm học các khoa tổ chức cho giáo viên đăng ký chuyên đề, nội dung tự học, tự bồi dưỡng. Chỉ đạo phòng đào tạo, khoa bộ môn phối hợp với các tổ chức, đoàn thể trong nhà trường tổ chức phong trào thi đua tự học, tự bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học để nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực sư phạm, nhận thức về sự tự hoàn thiện, nâng cao trình độ, đổi mới phương pháp giáo dục là yêu cầu luôn đặt ra đối với mỗi giáo viên.
Chỉ đạo các khoa kiểm tra, nhắc nhở thường xuyên việc tự học thông qua sổ kế hoạch tự bồi dưỡng, coi đây là nội dung kiểm tra, là tiêu chí đánh giá giáo viên hàng năm.
Chỉ đạo tiến hành phân loại giáo viên: chất lượng của đội ngũ giáo viên được đánh giá qua kết quả học tập của học sinh, qua sự đánh giá của các giáo viên trong các khoa và BGH. Phân tích tổng hợp mọi thông tin để động viên và phát triển những mặt tốt của từng giáo viên, nhắc nhở và giúp họ khắc phục những mặt còn hạn chế. Từ đó mỗ cán bộ, giáo viên phải tự hoàn thiện mình, vươn lên để có tay nghề vững vàng. Các giáo viên học hỏi kinh nghiệm của nhau về trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm, khắc phục tình trạng đội ngũ không đều.
- Nội dung bồi dưỡng
BGH nhà trường, các khoa, tổ chuyên môn phải quan tâm đến các giáo viên, phát hiện kịp thời những điểm mạnh, điểm yếu trong kiến thức và phương pháp giảng dạy của từng giáo viên, chỉ ra cho họ những điểm cần phát huy, những vấn đề cần lưu ý khắc phục và bồi dưỡng. Nội dung bồi dưỡng phải dựa trên cơ sở tình hình thực tế đội ngũ giáo viên của trường, dựa trên yêu cầu chuẩn hóa đội ngũ giáo viên. Nội dung bồi dưỡng phải dựa trên cơ sở tình hình thực tế đội ngũ giáo viên của trường, dựa trên yêu cầu chuẩn hóa đội ngũ giáo viên. Nội dung bồi dưỡng bao gồm những kiến thức chuyên môn, năng lực sư phạm, những kiến thức bổ trợ, đổi mới phương pháp giảng dạy…Tổ chức cho giáo viên đi tập huấn chuyên môn, nhất là các đợt tập huấn giáo viên dạy chương trình và giáo trình mới, chương trình bồi dưỡng thường xuyên để cập nhật kiến thức, tham quan trao đổi kinh nghiệm quản lý, giảng dạy ở các trường bạn, tổ chức tốt việc thực hiện bồi dưỡng thường xuyên theo quy định, cũng như quan tâm đúng mức đến công tác đào tạo nhằm nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên.
- Các hình thức tổ chức bồi dưỡng
Nhà trường nên thường xuyên theo dõi, tổ chức cho tập thể và cá nhân thực hiện kế hoạch bồi dưỡng. Tạo điều kiện cho giáo viên đi học để đạt chuẩn ở các trường Đại học sư phạm.
Hình thức tự học, tự bồi dưỡng phải đa dạng phong phú, có thể tự nghiên cứu tài liệu, sách báo, đi nghiên cứu thực tế giảng dạy hoặc nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ giáo viên ngay trong lao động sư phạm của họ. Bổ sung cho giáo viên những kiến thức mang tính công cụ để thực hiện các khâu soạn bài, giảng bài và đánh giá kết quả dạy học. Việc lựa chọn hình thức bồi dưỡng phù hợp sẽ mang lại hiệu quả cao.
Tổ chức các hoạt động tại trường: tổ chức các hoạt động bồi dưỡng phù hợp thông qua hình thức sinh hoạt tổ chuyên môn, tổ chức hội giảng, hội thi giáo viên giỏi, tổ chức học tập theo chuyên đề. Ngoài ra, đầu tư xây dựng tủ sách, mua sắm thiết bị dạy học, tổ chức cho giáo viên tự nghiên cứu và ứng dụng khoa học, nhất là ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy và giáo dục.
Tổ chức viết và ứng dụng sáng kiến kinh nghiệm của cá nhân, tập thể cùng với việc tổ chức các cuộc hội thảo chuyên đề và chuyên môn trong nhà trường, có mời các trường bạn tham gia cùng trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau.
Bên cạnh việc xây dựng nội dung bồi dưỡng thích hợp cần có các hình thức bồi dưỡng giáo viên, cán bộ phòng đào tạo được cải tiến theo hướng phân hóa nội dung, đa dạng về hình thức cho giáo viên. Việc lựa chọn hình thức bồi dưỡng phù hợp sẽ mang lại hiệu quả cao.